Vai trị của Chính phủ

Một phần của tài liệu WPR-2022-VNM-001-vie (Trang 25)

PHẦN IV 2021-2030

Xây dựng kế hoạch hành động với các chỉ tiêu và theo dõi hoạt động ATGT đường bộ của các bên liên quan và đảm bảo đủ ngân sách hỗ trợ triển khai kế hoạch này.

Khuyến khích việc tuân thủ các tiêu chuẩn như các thực hành mua sắm cần được người cung cấp phương tiện vận chuyển và người sử dụng tuân thủ. Có sự điều phối chung các hoạt động.

Báo cáo công khai đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của các bên. Các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ cơng bố và khuyến khích/bắt buộc các đơn vị khác cũng thực hiện tương tự như vậy với các chính sách và chỉ số hoạt động của họ, bao gồm số ca tử vong, chấn thương do TNGT và các số liệu liên quan khác.

Ở góc độ tồn cầu, các cơ quan nghiên cứu và các tổ chức xã hội dân sự có chun mơn sâu và có thể giúp lấp đầy những khoảng trống quan trọng trong các lĩnh vực ATGT đường bộ (đôi khi bị bỏ quên) khác nhau, cũng như hỗ trợ thực hiện các biện pháp chính sách cần thiết nhằm giảm thiểu TNGT đường bộ. Các cơ sở hàn lâm và cơ quan nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra bằng chứng giúp Chính phủ và các tổ chức khác hiểu rõ hơn (thơng qua phân tích dịch tễ học và nguy cơ) bản chất của vấn đề cũng như xác định các giải pháp và chiến lược hiệu quả (thông qua các thí điểm can thiệp và nghiên cứu triển khai). Tổ chức xã hội dân sự có thể giúp lan tỏa tiếng nói của giới học thuật thơng qua vận động chính sách và đóng vai trị như một tổ chức có tiếng nói độc lập nhằm tác động thay đổi xã hội. Các tổ chức này cũng có thể hỗ trợ xây dựng chính sách thơng qua tăng cường cơ sở bằng chứng cũng như đưa ra bàn luận các quan điểm của cộng đồng bị tác động bởi các chính sách đó.

Ngồi ra, để duy trì ATGT đường bộ trong chương trình nghị sự của Chính phủ và thống nhất với các bên về mục đích chung, các cơ quan nghiên cứu và tổ chức xã hội dân sự có thể:

là nguồn thơng tin quan trọng về ATGT đường bộ cho cộng đồng và Chính phủ;

giúp đảm bảo trách nhiệm giải trình của Chính phủ thơng qua việc trao quyền cho cộng đồng về các vấn đề ATGT đường bộ và đảm bảo quản trị tốt; và

Thanh niên đóng một vai trị quan trọng trong việc định hình hệ thống giao thơng trong tương lai vì hai lý do chính. Thứ nhất, họ là nhóm tuổi bị tác động nhiều nhất bởi tai nạn giao thông, với tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người từ 5–29 tuổi. Thứ hai, họ là thế hệ sẽ kế thừa thành tựu của các quyết định được đưa ra hơm nay về sự an tồn của hệ thống giao thông vốn đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, cần tham khảo ý kiến của thanh niên về nhu cầu của họ, giúp định hình hệ thống giao thơng và để họ bổ sung các ý tưởng làm thế nào có thể bảo vệ tốt những người dễ bị tổn thương nhất. Sự tham gia có ý nghĩa của các nhà lãnh đạo trẻ tuổi có thể giúp thúc đẩy hơn nữa quyền làm chủ về vấn đề an toàn đường bộ cũng như xây dựng một thế hệ mới những người ủng hộ ATGT đường bộ với góc nhìn mới về tương lai của hoạt động đi lại.

Một phần của tài liệu WPR-2022-VNM-001-vie (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)