Khi bắt đầu Thập kỷ Hành động thứ hai vì an tồn giao thông đường bộ này, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các Chính phủ và mọi người liên quan đến ATGT đường bộ áp dụng Kế hoạch này để định hướng cho việc xây dựng, triển khai và đánh giá các can thiệp vì ATGT đường bộ ở cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương, có thể điều chỉnh cho phù hợp với hồn cảnh cụ thể. Kế hoạch quốc gia cần dựa trên đánh giá thực trạng và thông tin đầu vào từ tất cả các cơ quan Chính phủ và các bên liên quan khác. Kế hoạch quốc gia cần đặt ra tầm nhìn tổng thể về ATGT đường bộ và các vấn đề cụ thể cần giải quyết hướng tới tầm nhìn đó. Để thực hiện điều này, các kế hoạch cần xác định các ưu tiên hành động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, lưu ý là khơng phải mọi thứ đều có thể thực hiện cùng một lúc. Khi đi theo lộ trình này, các Chính phủ cần nỗ lực gấp đôi để đảm bảo cam kết chính trị và trách nhiệm về ATGT đường bộ ở mức cao nhất cùng sự đóng góp của
các cơ quan chính phủ, sự hợp tác đa ngành, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. Các chiến lược và nỗ lực này cần được minh bạch và cơng khai. An tồn phải là giá trị cốt lõi của những nỗ lực này, và được thể hiện trong thiết kế và thực thi chính sách cũng như cách thức quản trị hệ thống. Khi coi an toàn là giá trị cốt lõi của giao thơng đường bộ thì cần đảm bảo sự an toàn được gắn liền với toàn bộ chuỗi giá trị của hệ thống giao thông, từ thiết kế và sản xuất phương tiện và hạ tầng đường bộ đến việc cung cấp dịch vụ vận tải và chính sách vận tải.
Kế hoạch Tồn cầu kêu gọi Chính phủ các nước và các bên liên quan triển khai một lộ trình mới — một lộ trình lấy an toàn làm giá trị cốt lõi trong Hệ thống An tồn và giao thơng bền vững. Chúng ta biết cần phải làm gì, chúng ta có cơng cụ để triển khai, và tất cả chúng ta đều tham gia. Vậy thì hãy hành động!