Các tập đồn và doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến xã hội và hệ thống giao thông qua các sản phẩm của họ; đội xe của họ và cách họ quản lý các phương tiên này; ảnh hưởng của họ lên nhân viên, nhà thầu, cũng như khả năng hỗ trợ tài chính của họ cho vấn đề ATGT đường bộ. Doanh nghiệp và các ngành nghề ở mọi quy mơ và lĩnh vực đều góp phần vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững về ATGT đường bộ thông qua việc áp dụng các nguyên tắc Hệ thống An toàn cho toàn bộ chuỗi giá trị của họ (bao gồm các quy định nội bộ trong suốt quá trình mua sắm, sản xuất và phân phối của họ) và báo cáo về hiệu suất an toàn trong các báo cáo bền vững của họ. Ví dụ, doanh nghiệp có thể quy định một số điều kiện nhất định trong hợp đồng của họ với các nhà cung cấp, trong đó:
ghi rõ mức độ an toàn của phương tiện (bao gồm cả xe hai bánh có trợ lực) cho đội xe được sử dụng vận chuyển các dịch vụ được mua sắm;
yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông, bao gồm cả những người sử dụng xe hai bánh có trợ lực và các thiết bị di chuyển cá nhân có động cơ khác, phải qua đào tạo cho người sử dụng;
đề nghị các nhà cung cấp thực hiện tự giám sát và báo cáo kết quả hoạt động an toàn đường bộ; và xây dựng các tiêu chuẩn lên lịch trình và lập kế hoạch cho các hoạt động và thực hành lái xe để quản lý sự mệt mỏi của người lái xe, sử dụng các con đường có rủi ro thấp, sử dụng các phương tiện có nguy cơ thấp hơn và cải thiện thời gian di chuyển. Các nhà sản xuất xe và ngành cơng nghiệp tương cận có thể hỗ trợ bằng việc đảm bảo phương tiện họ sản xuất phải bao gồm các tính năng an tồn cho mọi thị trường. Họ có thể vận động chính sách về hạ tầng an toàn phù hợp với mọi đối tượng tham gia giao thông, phát triển các công nghệ an toàn và hỗ trợ các nỗ lực thống nhất các tiêu chuẩn và yêu cầu giữa các khu vực. Tương tự như vậy, các lĩnh vực khác như bảo hiểm có thể góp phần vào văn hóa an tồn bằng việc khuyến
buộc có thể góp phần đáng kể vào xử lý sau tai nạn thông qua việc tạo thuận lợi cho các cuộc điều tra TNGT cũng như bảo vệ tổn thất tài chính cho nạn nhân. Các nỗ lực khác nhằm tạo ra một “thương phẩm” an toàn, chẳng hạn như xây dựng một chỉ số an toàn và thành lập trái phiếu an toàn đường bộ cũng là những hình thức quan trọng đảm bảo hoạt động bền vững của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, các tập đoàn và doanh nghiệp tư nhân cũng cần giải quyết và giảm thiểu các hành động ảnh hưởng tiêu cực đến ATGT đường bộ, như việc quảng bá ô tô dựa trên tốc độ có thể đạt được; việc khuyến khích sử dụng nhiều rượu hoặc các sản phẩm khác có thể làm giảm khả năng lái xe; và các chính sách việc làm có thể góp phần gây ra tình trạng quá tải phương tiện giao thông công cộng hoặc sự mệt mỏi của người lái xe.
Vai trò của khu vực tư nhân
2021-20302021-2030 2021-2030
Các đơn vị cung cấp tài chính, cả nhà nước và tư nhân, đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lực phù hợp ln sẵn có để hỗ trợ các hành động được mơ tả trong kế hoạch này. Các nhà tài trợ tư nhân đóng vai trị quan trọng giúp giải quyết những thiếu hụt ngắn hạn như cấp vốn hạt giống để cải thiện an tồn giao thơng đường bộ trước mắt đồng thời khuyến khích các khoản đầu tư dài hạn và trên tồn quốc của Chính phủ. Hỗ trợ từ các nhà tài trợ tư nhân cũng giúp lấp đầy những khoảng trống quan trọng trong xây dựng năng lực, nghiên cứu và vận động chính sách ở nhiều quốc gia. Đảm bảo sự liên kết các ưu tiên giữa các đơn vị tài chính bên ngồi và Chính phủ cũng như một lộ trình
đảm bảo tài chính bền vững cho ATGT đường bộ là yếu tố cốt lõi đảm bảo thành công. Các tổ chức cung cấp tài chính cấp bên ngồi, bao gồm các tổ chức quốc tế, các cơ quan phát triển song phương và đa phương và các ngân hàng phát triển cũng góp phần vào nỗ lực chung vì ATGT đường bộ thơng qua việc lồng ghép ATGT đường bộ vào các hoạt động phát triển, đặc biệt đối với các sáng kiến phát triển hạ tầng tác động đến giao thông và sự đi lại. Các đơn vị cấp tài chính này cũng có nghĩa vụ đảm bảo các điều khoản về ATGT đường bộ như một phần trong hỗ trợ phát triển.
Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban khu vực của Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan điều phối về ATGT đường bộ trong hệ thống Liên hợp quốc để hỗ trợ các Quốc gia thành viên thông qua việc nâng cao nhận thức; xây dựng mục tiêu; cung cấp hướng dẫn chính sách; thu thập dữ liệu; nâng cao năng lực kỹ thuật; và huy động sự tham gia của bên liên quan. Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về ATGT đường bộ sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đưa ATGT đường bộ là lĩnh vực ưu tiên trong các kế hoạch và ngân sách quốc gia, cũng như thúc đẩy gắn kết với các mục tiêu phát triển bền vững khác. Hợp tác An toàn Đường bộ của Liên hợp quốc sẽ tiếp tục hoạt động như một cơ chế tham vấn nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế và tăng cường phối hợp toàn cầu và khu vực giữa các cơ quan của Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế khác nhằm hỗ trợ thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về ATGT đường bộ.
Quỹ An toàn đường bộ của Liên hợp quốc sẽ tiếp tục tăng cường năng lực của các Chính phủ trong việc thực hiện hiệu quả các hoạt động nâng cao an toàn đường bộ lâu dài thông qua việc thúc đẩy đầu tư công và tư cho các sáng kiến có tác động lớn ở các quốc gia. Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc cũng sẽ tiếp tục điều phối các hành động do các Nhóm quốc gia của Liên hợp quốc và Chính phủ các nước sở tại lập kế hoạch và thực hiện liên quan đến kế hoạch này. Các cơ quan chun mơn như Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc (UN Habitat), Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Liên minh Viễn thông Quốc tế, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNES- CO), cũng như Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Thanh niên sẽ tiếp tục làm việc nhằm đảm bảo việc đi lại an toàn và bền vững được nằm trong các chương trình và ưu tiên phát triển khác, nhấn mạnh lại những tác động xuyên suốt của công tác đảm bảo ATGT đường bộ.