Dự phịng thừa cân béo phì

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn CÔNG tác y tế TRƯỜNG học (Trang 34 - 36)

3. CÁC VẤNĐỀ DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH 1 Thừa cân béo phì

3.3.4. Dự phịng thừa cân béo phì

* Dự phòng cho trẻ 0-5 tuổi

- Dinh dưỡng hợp lý cho người mẹ trong thời gian có thai.

- Cho trẻ bú mẹ sớm (trong vòng giờ đầu sau khi sinh), bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú kéo dài cho đến khi trẻ được 24 tháng. - Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm (khi trẻ tròn 6 tháng), ăn đủ số bữa

theo lứa tuổi, khẩu phần ăn cân đối, phối hợp nhiều nhóm thực phẩm. - Tập thói quen cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc: cha mẹ nên tập cho trẻ ngủ

trước 21 giờ. Số giờ ngủ trung bình mỗi ngày tùy từng lứa tuổi: số giờ ngủ trung

bình của trẻ sơ sinh, dưới 1 tuổi và từ 1-2 tuổi tương ứng là 14-17 giờ; 12- 15

giờ và 11-14 giờ. Trẻ từ 3-5 tuổi là 10-13 giờ/ngày.

- Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ qua các hoạt động như trượt trên cầu trượt, bập bênh, đu quay và các hoạt động ngồi trời ở sân trường, cơng

viên và các khu giải trí khác.

- Theo dõi tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng tại gia đình và trường học đẻ phát hiện sớm TC-BP để xử lý kịp thời.

- Truyền thông và tư vấn dinh dưỡng giúp phát hiện sớm trẻ TC-BP: Các nội dung truyền thơng là chăm sóc bà mẹ có thai, hướng dẫn ni con

bằng sữa

mẹ và ăn bổ sung hợp lý, hướng dẫn cha mẹ cho trẻ vận động phù hợp

theo lứa

tuổi, hạn chế thời gian tĩnh tại của trẻ

* Dự phòng cho trẻ lứa tuổi học đường (6-19 tuổi):

- Bổ sung sữa (không đường) vào bữa ăn học đường của Chương trình Sữa học đường sẽ giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chiều cao.

Không sử

dụng thức ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu/mỡ.

- Bữa ăn học đường phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng nhằm giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất và tinh thần. Thức ăn dành

cho trẻ cần da dạng (đạt 5 trong 8 nhóm thực phẩm), đảm bảo cung cấp đủ nguồn protein động vật và thực vật. Bữa ăn ở trường học và ở gia đình cần được

- Sử dụng muối i-ốt với một lượng ít dưới 4 gram/ngày. Khơng nên ăn mặn. Sử dụng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương cho bữa ăn học đường.

Uống nước chín (nước đã đun sơi).

- Giải quyết TC-BP là vấn đề của tồn xã hội, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và các ngành liên quan đến truyền thông (tăng

sự hiểu biết nhận thức về nguy cơ và hậu quả của TC-BP), sản xuất (công bố

chất lượng sản phẩm), kinh doanh (căng tin nhà trường hạn chế hoặc khơng nênbán những thực phẩm có nguy cơ TC-BP), các cơ quan đồn thể

thuộc Chính

phủ và phi Chính phủ (xây dựng luật, kiểm sốt các hoạt động theo qui định).

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn CÔNG tác y tế TRƯỜNG học (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w