Chuẩn bị và các bước tiến hành đo thị lực tại trường học

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn CÔNG tác y tế TRƯỜNG học (Trang 40 - 41)

1. TẬT KHÚC XẠ

1.1.4. Chuẩn bị và các bước tiến hành đo thị lực tại trường học

a) Chuẩn bị bảng thị lực (Hình 1):_________________________

- Chuẩn bị 01 thước đây để đo khoảng cách thử thị lực; 01 miếng bìa/tấm nhựa để bịt che mắt và cây chỉ thị lực; sổ tổng hợp, theo dõi sức khỏe

theo mẫu

quy định tại Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.

b) Chuẩn bị nơi đo thị lực

- Chuẩn bị nơi treo bảng thị lực: là nơi đủ ánh sáng, khơng chói ánh nắng, đủ khoảng cách 5m đến 4 mét từ bảng thị lực đến nơi học sinh ngồi/đứng

để đo

thị lực thử.

- Thu xếp nơi học sinh ngồi đợi trật tự, không đứng gần nơi đang thử.

c) Kỹ thuật đo thị lực

- Dùng bảng thị lực rút gọn hoặc dùng một hàng chữ của bảng thị lực đầy đủ

+ Cố định bảng thị lực lên tường ở vị trí được chiếu sáng tốt nhưng

khơng bị

ngược sáng; vị trí hàng chữ cần đọc ngang tầm mắt học sinh đang đứng.

+ Làm một vạch mốc trên mặt đất cách chân tường đúng 4 mét nếu là bảng rút gọn, còn nếu dùng bảng đầy đủ thường được thiết kế cho khoảng cách 5m. Yêu cầu học sinh đứng sao cho mũi bàn chân (hoặc mũi giày, dép) chạm vào vạch mốc.

+ Học sinh che mắt bên trái, để đo thị lực mắt phải trước và ngược lại. Yêu cầu học sinh đọc 1 trong 2 hàng chữ của bảng rút gọn, hoặc đọc hàng chữ thứ 7 từ trên xuống (là hàng ký tự của thị lực 7/10) của bảng thị lực đầy đủ. Đọc từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái đều được. Nếu hàng chữ có hơn 5 ký tự thì chỉ cần chú ý 5 ký tự đầu tiên mà học sinh đọc xem đúng mấy ký tự. Ghi kết quả (xem cách ghi trong lưu ý bên dưới).

+ Trong 5 ký tự đã đọc, nếu đúng 4 hoặc cả 5 thì thị lực là > 7/10, nếu đúng 3 chữ trở xuống thì thị lực là <7/10. Đo mắt nào ghi kết quả ngay cho mắt đó. Khơng cho học sinh biết đọc đúng hay sai.

- Cách đo thị lực cho trẻ mâu giáo bằng bảng hình rút gọn

+ Trẻ từ 3 - 4 tuổi thì dùng cỡ hình lớn, trẻ 5 tuổi thì dùng cỡ nhỏ.

+ Cố định bảng thị lực lên tường ở vị trí được chiếu sáng tốt nhưng

khơng

bị ngược sáng; vị trí hàng chữ cần đọc ngang tầm mắt trẻ đang đứng.

+ Làm một vạch mốc trên mặt đất cách chân tường đúng 3 mét.

+ Yêu cầu học sinh đứng sao cho mũi bàn chân (hoặc mũi giày, dép)

chạm vào vạch mốc. Bảng đối chiếu để trước mặt học sinh.

+ Trẻ che mắt bên trái, để đo thị lực mắt phải trước và ngược lại. Yêu

cầu trẻ cho biết tên của từng hình trên bảng, lần lượt từng hình từ trái qua phải. Hoặc có thể yêu cầu trẻ chỉ hình tương ứng trên bảng đối chiếu trước mặt để đánh giá xem trẻ có nhìn rõ hình hay khơng.

Ghi kết quả: Đúng 4 hình: “đạt”, khơng đúng 4 hình: ghi “khơng đạt”.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn CÔNG tác y tế TRƯỜNG học (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w