II. BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN 2.1: Công tác trắc địa và định vị cơng trình
a. Công tác cốt thép:
Các yêu cầu chung của công tác cốt thép:
- Cốt thép phải được đặt đúng vị trí theo thiết kế đã quy định.
- Việc dự trữ và bảo quản cốt thép tại cơng trường phải đúng quy trình, đảm bảo cốt thép sạch, khơng han gỉ, chất lượng tốt.
- Khi gia công cắt, uốn, kéo, hàn cốt thép phải tiến hành đúng theo các quy định với từng chủng loại, đường kính để tránh khơng làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép. Dùng tời, máy tuốt để nắn thẳng thép nhỏ. Thép có đường kính lớn thì dùng vam thủ cơng hoặc máy uốn. Sản phẩm gia công được kiểm tra theo từng lô với sai số cho phép.
- Các bộ phận lắp dựng trước không gây cản trở các bộ phận lắp dựng sau. Biện pháp lắp dựng:
- Sau khi gia công và sắp xếp đúng chủng loại ta dùng cần trục tháp đưa cốt thép lên sàn tầng đang thi công.
- Kiểm tra tim, trục của cột, vận chuyển cốt thép đến từng cột, tiến hành lắp dựng dàn giáo, sàn công tác.
- Nối cốt thép dọc với thép chờ. Chiều dài nối buộc trong thi cơng thường lấy 30d. Vị trí nối buộc cốt thép ở vàokhoảng 1/3 chiều cao tầng. Trong khoảng neo thép phải được buộc ít nhất tại 3 điểm, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời phải đặt các thanh cữ thép 16, khoảng cách 50 cm theo cả hai phương để chống hai mặt trong ván khuôn tránh hiện tượng chiều dày lõi bị thu hẹp.
- Nối buộc cốt đai theo đúng khoảng cách thiết kế, sử dụng sàn công tác để buộc cốt đai ở trên cao. Mối nối buộc cốt đai phải đảm bảo chắc chắn để tránh làm sai lệch, biến dạng khung thép.
- Cần buộc sẵn các viên kê bằng bêtơng có râu thép vào các cốt đai để đảm bảo chiều dày lớp bêtông bảo vệ, các điểm kê cách nhau 60cm.
- Chỉnh tim cốt thép sao cho đạt yêu cầu để chuẩn bị lắp dựng ván khuôn.