Công tác ván khuôn dầm sàn:

Một phần của tài liệu Chung cư cao tầng các GIẢI PHÁP THIẾT kế KIẾN TRÚC các GIẢI PHÁP kỹ THUẬT TƯƠNG ỨNG của CÔNG TRÌNH (Trang 85 - 87)

II. BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN 2.1: Công tác trắc địa và định vị cơng trình

a. Công tác ván khuôn dầm sàn:

Biện pháp lắp dựng ván khuôn:

- Sau khi đổ bêtông cột xong 1-2 ngày ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn cột và tiến hành lắp dựng ván khuôn dầm sàn.

- Lắp dựng hệ thống cột chống đơn kết hợp với giáo PAL phục vụ cho công tác lắp đặt ván khuôn dầm sàn.

- Cột chống đỡ ván đáy dầm được gia công liên kết với xà gồ đỡ đáy dầm trước sau đó lắp dựng vào vị trí, và điều chỉnh độ cao cho đúng vị trí thiết kế.

- Lắp dựng hệ thống xà dọc xà ngang và ván khuôn đáy dầm.

- Ván khuôn thành dầm được lắp ghép sau khi công tác cốt thép dầm được thực hiện xong. Ván thành dầm được chống bởi các thanh chống xiên một đầu chống vào sườn ván, một đầu đóng cố định vào xà gồ ngang đỡ ván đáy dầm. Để đảm bảo khoảng

cách giữa hai ván thành ta dùng các thanh chống ngang ở phía trên thành dầm, các nẹp này được bỏ đi khi đổ bê tơng.

- Tiếp đó tiến hành lắp dựng ván khn sàn theo trình tự sau:

+ Đặt các thanh xà gồ lên trên các kích đầu của cây chống tổ hợp (giáo pal), cố định các thanh xà gồ bằng đinh thép.

+ Tiếp đó lắp các thanh đà ngang lên trên các thanh xà gồ với khoảng cách 60cm. + Lắp đặt các tấm ván sàn, liên kết bằng các chốt nêm, liên kết với ván khuôn thành dầm bằng các tấm góc trong dùng cho sàn.

+ Điều chỉnh cốt và độ bằng phẳng của xà gồ, khoảng cách các xà gồ phải đúng theo thiết kế.

+ Kiểm tra độ ổn định của ván khn.

+ Kiểm tra lại cao trình, tim cốt của ván khuôn dầm sàn một lần nữa. + Các cây chống dầm phải được giằng ngang để đảm bảo độ ổn định.

Biện pháp tháo dỡ ván khuôn:

- Với cơng trình sử dụng cơng nghệ ván khn hai tầng rưỡi thì ván khn được tháo dỡ như sau:

+ Giữ lại tồn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn kề dưới tấm sàn sắp đổ bêtông. + Tháo dỡ tồn bộ cốp pha tầng cách tầng mới đổ bêtơng n-2 sau đó dùng cây chống đơn chống lại số cây chống lại bằng 1/2 số cây chống ban đầu.

+ Khi tháo ván khuôn không được phép gia tải ở các tầng trên.

+ Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần được tính tốn theo cường độ bêtơng đã đạt, loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.

+ Việc chất tải toàn bộ lên các kết cấu đã dỡ cốp pha đà giáo chỉ được thực hiện khi bêtông đã đạt cường độ thiết kế.

- Ván khuôn đáy dầm là ván khuôn chịu lực bởi vậy khi bêtông đạt 70% về cường độ thiết kế mới được phép tháo dỡ ván khuôn.

- Đối với ván khuôn thành dầm được phép tháo dỡ khi bêtơng đạt 25kg/cm2. - Trình tự tháo:

+ Đầu tiên ta nới các chốt đỉnh của cây chống tổ hợp ra.

+ Tiếp theo đó là tháo các thanh xà gồ dọc và các thanh đà ngang ra. + Sau đó dùng tháo các chốt nêm và tháo các ván khuôn ra.

+ Sau cùng là tháo cây chống tổ hợp (cách tháo cây chống tổ hợp đã trình bày ở phần cây chống tổ hợp).

+ Sau khi tháo các chốt đỉnh của cây chống và các thanh xà gồ dọc, ngang ta cần tháo ngay ván khn chỗ đó ra, tránh tháo một loạt các công tác trước rồi mới tháo ván khn. Điều này rất nguy hiểm vì có thể ván khn sẽ bị rơi vào đầu gây tai nạn. + Nên tiến hành tuần tự công tác tháo từ đầu này sang đầu kia và phải có đội ván khn tham gia hướng dẫn hoặc trực tiếp tháo.

+ Tháo xong nên cho người ở dưới đỡ ván khuôn tránh quăng quật xuống sàn làm hỏng sàn và các phụ kiện.

+ Sau cùng là xếp thành từng chồng và đúng chủng loại để vận chuyển về kho hoặc đi thi công nơi khác được thuận tiện dễ dàng.

+ Khi tháo dỡ ván khuôn cần chú ý tránh va chạm vào bề mặt kết cấu.

Một phần của tài liệu Chung cư cao tầng các GIẢI PHÁP THIẾT kế KIẾN TRÚC các GIẢI PHÁP kỹ THUẬT TƯƠNG ỨNG của CÔNG TRÌNH (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)