Tác động của các biến lạm phát, cung tiền đến thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Các yếu tố vĩ mô tác động đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 44)

Chương 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.2. Tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán

2.2.2. Tác động của các biến lạm phát, cung tiền đến thị trường chứng khoán

Lạm phát:

Theo Nguyễn Văn Công (2008), lạm phát được hiểu như sau: Lạm phát là sự suy giảm sức mua của đồng nội tệ. Trong bối cảnh lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít số đơn vị hàng hóa và dịch vụ hơn. Nói cách khác, khi có lạm phát. Chúng ta sẽ phải chi ngày càng nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định.

Theo Nguyễn Như Ý và cộng sự (2009), có thể chia lạm phát thành ba loại. + Lạm phát vừa (còn gọi là lạm phát một con số): Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng chậm, dưới 10%/ năm, đồng tiền tương đối ổn định, nền kinh tế ổn định.

+ Lạm phát phi mã (còn gọi là lạm phát hai hay ba con số): Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng từ 10% đến 999%/ năm. Nếu lạm phát phi mã xảy ra, đặc biệt ở

16

mức 3 con số một năm, chẳng hạn 400%, 700%/ năm; Đồng tiền sẽ mất giá nhanh chóng, thị trường tài chính bất ổn, nền kinh tế bất ổn. Khi lạm phát càng cao, chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng lớn. Người ta đã ví tiền mặt trong thời kỳ này như những hòn than đang rực cháy, ai giữ tiền càng nhiều và càng lâu thì càng bị thiệt hại. Do vậy, khi lạm phát cao xảy ra, mọi người chỉ giữ một lượng tiền tối thiểu, tốc độ lưu thông tiền tệ sẽ tăng lên nhanh chóng, vì mọi người không muốn giữ những đồng tiền đang mất giá, sẽ nhanh chóng chuyển sang cho người khác. Sẽ có hiện tượng tiền tốt đuổi tiền xấu ra khỏi túi. Người ta sẽ tránh giữ tài sản dưới dạng tiền, mà chuyển sang giữ ngoại tệ mạnh, vàng, bất động sản hay hàng hóa sẽ có lợi hơn.

+ Siêu lạm phát (lạm phát 4 con số trở lên): Khi tỷ lệ lạm phát từ 1000%/ năm trở lên, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế càng bất ổn, cuộc sống càng khó khăn, mọi thứ điều trở nên khang hiếm trừ tiền giấy.

Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó có 2 ngun nhân chính là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy.

Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.

Theo Dương Tấn Diệp (2006) nhận định sự tác động của lạm phát tới TTCK như sau:

+ Lạm phát ảnh hưởng gián tiếp tới TTCK thông qua thị trường hàng hóa. Lạm phát tăng có nghĩa rằng chi phí của doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên cao, giá hàng hóa theo đó mà tăng lên. Nhưng cầu hàng hóa sẽ giảm xuống vì giá tăng lên, dẫn đến doanh thu của hàng hóa cũng theo đó mà giảm. Doanh nghiệp khơng cịn hấp dẫn đối với nhà đầu tư trên TTCK.

+ Lạm phát cao là dấu hiệu cho nền kinh tế bất ổn. Điều này làm cho người dân, nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế. “Tâm lý bầy đàn” xuất hiện, kéo theo việc rút vốn ồ ạt trên TTCK.

17

- Theo Thân Thị Thu Thủy và cộng sự (2015), Cung ứng tiền tệ còn được gọi tắt là cung tiền (M2) là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để đáp ứng các nhu cầu như phương tiện thanh toán, nhu cầu cất trữ của các chủ thể trong nền kinh tế. Các thước đo lượng cung tiền gồm có :

M0: Bao gồm tiền mặt, là bộ phận tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng.

M1: Bao gồm M0 và tiền gửi khơng kỳ hạn, những khoản tiền gửi này có thể rút ra bất cứ lúc nào theo yêu cầu, có thể tồn tại dưới tài khoản phát séc hoặc không phát séc.

M2: Bao gồm M1, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.

M3: Bao gồm M2, các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác ngồi ngân hàng.

L: Là thước đo rộng nhất, bao gồm M3, các chứng khoán có giá như tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng…

Nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính mà chứng khốn là một trong số đó. Khi lượng cung tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến TTCK khá mạnh do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp. Chính sách mở rộng tiền tệ làm giảm lãi suất của nền kinh tế, làm giảm lãi suất chiết khấu của chứng khốn qua đó làm tăng giá kỳ vọng và tăng thu nhập.

Ngoài ra, một sự gia tăng trong cung tiền sẽ làm gia tăng thanh khoản và tín dụng cho nhà đầu tư cổ phiếu dẫn đến giá các chứng khoán cao hơn, nghĩa là cung tiền tăng lên sẽ dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển ổn định hơn cho TTCK.

Sau đây là một số nghiên cứu trước về tác động của các biến lạm phát, cung tiền đến TTCK:

- Asmy và cộng sự (2009) đã thực hiện nghiên cứu “Effects of

Macroeconomic Variables on Stock Prices in Malaysia: An Approach of Error Correction Model” (Ảnh hưởng của biến kinh tế vĩ mô đến Giá cổ phiếu ở Malaysia: Cách tiếp cận của mơ hình sửa lỗi). Bài viết này cố gắng kiểm tra nguyên nhân ngắn hạn và dài hạn mối quan hệ giữa chỉ số tổng hợp Kuala Lumpur (KLCI)

18

và được chọn biến kinh tế vĩ mô cụ thể là lạm phát, cung tiền và hiệu quả tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng từ năm 1987 đến 1995 và từ 1999 đến 2007 bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng. Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu này là các kỹ thuật kinh tế lượng theo chuỗi thời gian, tức là kiểm tra gốc đơn vị, kiểm tra phối hợp, mơ hình sửa lỗi (ECM), phân tích phương sai và chức năng đáp ứng xung. Các phát hiện cho thấy có sự hợp nhất giữa giá cổ phiếu và các biến kinh tế vĩ mô. Kết quả cho thấy lạm phát, cung tiền và tỷ giá hối đoái dường như ảnh hưởng đáng kể đến KLCI. Các biến này được nhấn mạnh là cơng cụ chính sách của Chính phủ nhằm ổn định giá cổ phiếu.

- Hussainey và Lê Khánh Ngọc (2009) với nghiên cứu “The impact of

macroeconomic indicators on Vietnamese stock prices” (Tác động của những chỉ số kinh tế vĩ mô lên giá cổ phiếu của Việt Nam). TTCK Việt Nam được thành lập vào tháng 7 năm 2000. Do đó, nghiên cứu của các tác giả tập trung vào dữ liệu có sẵn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 4 năm 2008. Song song đó thì các tác giả cũng thu thập dữ liệu hàng tháng cho thị trường Mỹ trong cùng thời kỳ. Qua nghiên cứu các tác giả đã xem xét tác động của các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế đến giá cổ phiếu Việt Nam. Các tác giả thấy rằng sản xuất cơng nghiệp có tác động tích cực đến giá cổ phiếu Việt Nam và họ cũng nhận thấy rằng lãi suất dài hạn và ngắn hạn không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu theo cùng một hướng. Cuối cùng, các tác giả thấy rằng hoạt động sản xuất thực tế của Hoa Kỳ có tác động mạnh mẽ hơn đến giá cổ phiếu Việt Nam so với thị trường tiền điện tử Hoa Kỳ.

- Phan Thị Bích Nguyệt và Dương Thị Phương Thảo (2013) đã nghiên

cứu đề tài “Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK VN”. Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định tại Việt Nam (VN) có tồn tại mối tương quan giữa những nhân tố kinh tế vĩ mô với TTCK VN hay khơng?. Dữ liệu thể hiện tình hình của TTCK là chỉ số VN-Index theo tháng trong giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 9/ 2011, chỉ số VN-Index theo tháng được tính là trung bình của chỉ số VN-Index đóng cửa cuối mỗi ngày giao dịch trong tháng, để phản ánh xác thực và giảm sự sai lệch so với việc lấy chỉ số đầu tháng hoặc cuối tháng.

19

(đại diện cho hoạt động kinh tế thực, giá dầu thế giới thể hiện mối tương quan cùng chiều với TTCK; còn các biến lãi suất và tỉ giá hối đoái giữa VND/USD thể hiện mối tương quan ngược chiều với TTCK. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các gợi ý chính sách cho điều hành kinh tế vĩ mơ và cho thị trường với mục tiêu hướng tới phát triển một TTCK chuyên nghiệp.

- Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thùy Dương (2015) đã thực hiện nghiên cứu “Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE”. Nghiên cứu này nhằm đo lường sự tác động của sáu nhân tố kinh tế vĩ mô bao gồm: lạm phát (đại diện bằng chỉ số giá tiêu dùng), lãi suất, cung tiền M2, tỷ giá hối đoái VND/USD, giá trị sản lượng cơng nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngồi đến các chỉ số giá cổ phiếu đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Các chỉ số giá cổ phiếu có thời gian áp dụng tại HOSE khác nhau như VN-Index được áp dụng vào tháng 7/2000, VN30-Index được áp dụng vào tháng 2/2012 còn lại VNMidcap-Index, VN100-Index, VNSmallcap-Index, VNAllshare-Index thì được áp dụng từ tháng 01/2014. Các nguồn dữ liệu này không đồng nhất với nhau, do đó để đồng nhất thời gian nghiên cứu sẽ sử dụng thêm bộ dữ liệu mà HOSE cung cấp để phục vụ cho việc nghiên cứu. Đây là số liệu mà HOSE đã tiến hành chạy thử các chỉ số trong 05 năm từ 02/01/2009 đến 24/01/2014. Các chỉ số đều được trải qua 10 kỳ xem xét thành phần và chuyển đổi theo đúng các tiêu chí trong quy tắc chỉ số hiện hành. Do bộ dữ liệu này chỉ cung cấp số liệu từ năm 2009 nên dữ liệu sử dụng là nguồn dữ liệu theo tháng và khung thời gian chọn mẫu là từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2014.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số giá cổ phiếu chịu sự tác động tích cực hoặc tiêu cực của các nhân tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, cung tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá trị sản lượng công nghiệp. Tuy nhiên, sự tác động này là khác nhau đối với từng chỉ số giá cổ phiếu. Trên cơ sở này, nghiên cứu gợi ý một số chính sách nhằm gia tăng sự tác động tích cực và hạn chế sự tác động tiêu cực của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE. Một số chính sách được đề ra trong nghiên cứu như: Kiểm sốt tình trạng lạm phát, ổn định tỉ giá hối đoái, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ,...

20

- Để xem xét tác động của biến vĩ mô lên sàn giao dịch chứng khoán Karachi, Rabia và Khakan (2015) đã nghiên cứu “ Impact of Macro Variables on Karachi Stock Exchange”. Trong bài báo này, các tác giả đã nghiên cứu tác động của các biến vĩ mô lên sàn giao dịch chứng khoán Karachi. Sàn giao dịch chứng khoán Karachi là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất của Pakistan. Sàn giao dịch chứng khoán Karachi là các biến phụ thuộc và lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái và GDP là các biến độc lập. Dữ liệu được lấy từ giai đoạn 1992 đến 2012. Các tác giả đã thấy rằng có 80% biến thể. Vì vậy, có thể nói có một mối quan hệ mạnh mẽ trong số các biến. Trong khi các biến số khác đã chỉ ra rằng GDP, lãi suất và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ số chứng khốn kse trong khi lãi suất có mối quan hệ tiêu cực với sàn giao dịch chứng khoán Karachi. Sự tăng giảm giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của nền kinh tế. Theo mơ hình hệ số tương quan Pearson, cho thấy tỷ giá hối đối và giá cổ phiếu có mối tương quan tích cực. Đây là một mối tương quan tích cực vừa phải giữa lạm phát và trao đổi chứng khoán. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là âm. Tất cả các những mối quan hệ này đã cho thấy rằng khơng có mối tương quan mạnh mẽ giữa các biến. Các đề xuất của tác giả: Các học viên và nhà phân tích nên cố gắng dự đốn về giá cổ phiếu trong tương lai, họ nên loại bỏ phong trào TTCK, Các nhà đầu tư nên dự báo sự thay đổi của thị trường tài chính.

2.2.3. Tác động của GDP thực đến TTCK

Theo Nguyễn Văn Công (2008), GDP thực tế và GDP danh nghĩa được hiểu như sau:

GDP thực tế là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ hiện hành của nền kinh

tế được đánh giá theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc) hay là tổng của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định của các hàng hóa và dịch vụ ấy trong năm cơ sở (năm gốc).

Đó là: 𝐺𝐷𝑃𝑟𝑡 = ∑𝑛𝑖=1𝑞𝑖 𝑡 𝑝𝑖0

(với giả định rằng t=o ở năm cơ sở hay năm gốc).

Thông qua việc đánh giá sản lượng hiện hành theo các mức giá quá khứ cố định GDP thực tế cho biết sản lượng hàng hóa nói chung của nền kinh tế thay đổi

21 như thế nào theo thời gian.

GDP danh nghĩa là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ tính theo giá hiện

hành hay là tổng của lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá của các hàng hóa dịch vụ ấy trong năm đó.

Cũng có thể thể hiện GDP danh nghĩa dưới dạng cơng thức như sau:

𝐺𝐷𝑃𝑟𝑡 = ∑ 𝑞𝑖 𝑡 𝑛

𝑖=1 𝑝𝑖𝑡

Trong đó: i – biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i với i=1, 2, ..., n. t – biểu thị cho thời kỳ tính tốn.

qi – là lượng của mặt hàng i. pi – là giá mặt hàng i.

Nghiên cứu biến động kinh tế theo thời gian, các nhà kinh tế muốn tách riêng hai hiệu ứng trên. Cụ thể là họ muốn có một chỉ tiêu về tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được nền kinh tế tạo ra mà nó khơng bị tác động bởi sự thay đổi giá cả của các hàng hóa và dịch vụ này. Để làm được điều này các nhà kinh tế thường sử dụng một chỉ tiêu gọi là GDP thực tế.

Theo trang davinci.edu.vn nhận định sự tác động của GDP tới TTCK như sau: + GDP tăng trưởng sẽ tác động tích cực tới TTCK về lượng và chất.

+ Nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI và vốn gián tiếp FII. Khi có nhiều nhà đầu tư nước ngồi tham gia, thị trường sẽ trở nên minh bạch và chuyên nghiệp hơn.

+ Tăng trưởng kinh tế chung thể hiện sự ổn định của TTCK. Cổ phiếu lên giá và sàn tràn ngập sắc xanh tích cực.

+ Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhu cầu cho các loại dịch vụ tài chính khác nhau. Từ đó, các cơng ty cần vốn để phát triển sẽ có nhiều cơ hội vay vốn và tìm kiếm cơ hội thu hút đầu tư. Đứng trước cơ hội lên sàn.

Cách hiểu về GDP đơn giản nhất về mặt kinh tế: GDP = C + I + G + X – M

Trong đó:

• Tiêu dùng - consumption (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ.

22

• Đầu tư - investment (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình.

• Chi tiêu chính phủ - government purchases (G) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ Trung ưng đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,... Chi tiêu Chính phủ

Một phần của tài liệu Các yếu tố vĩ mô tác động đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)