Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phương pháp thực nghiệm và các kiểm định
3.3.3.1. Mơ hình ECM, họ mơ hình VAR/VECM
- Mơ hình VAR (Vector Autoregression – mơ hình tự hồi quy vector) được Sims (1980) phát triển để đo lường sự phụ thuộc và tương quan tuyến tính của các biến với chuỗi dữ liệu thời gian. Mơ hình này đã giải quyết được những tranh luận thời điểm đó về vấn đề biến nội sinh và biến ngoại sinh trong kinh tế lượng. Về cấu trúc, mơ hình VAR bao gồm nhiều phương trình (hay cịn gọi là hệ phương trình đồng thời) và có độ trễ của các biến số, nhất là các biến nội sinh. Tất cả các biến nội sinh trong mơ hình VAR đều có cùng vai trị và tầm quan trọng trong cấu trúc mơ hình: Mỗi biến số sẽ được giải thích theo một phương trình tác động dựa trên độ trễ của chính biến đó và độ trễ của các biến khác trong mơ hình.
- Mơ hình ECM (Error Correction Model – Mơ hình hiệu chỉnh sai số) là
mơ hình hồi quy tác động của các biến số mà có thể giải thích cho cả tác động trong cả ngắn hạn và dài hạn. Mơ hình này được xây dựng dựa trên mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến số (từ đó hình thành mối quan hệ trong dài hạn giữa chúng) để đưa ra các tác động trong dài hạn và trong ngắn hạn cả các biến. Hệ số tốc độ điều chỉnh sai số trong mơ hình ECM cung cấp những thông tin liên quan đến việc hiệu chỉnh về cân bằng trong dài hạn của các tác động này trong ngắn hạn (theo Asteriou, 2007).
- Mơ hình VECM (Vector Error Correction Model – Mơ hình vecto hiệu chỉnh sai số) là hệ phương trình bao gồm các phương trình ECM, trong đó các biến
vừa là biến độc lập và cũng vừa là biến phụ thuộc (Asteriou, 2007). Đây cũng là một mơ hình VAR đặc biệt trong điều kiện có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến số. Vì thế, VECM có thể được xem là sự kết hợp giữa mơ hình VAR và mơ hình ECM.