1.1 .Cơ sở lý luận về RAT và lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
1.1.1 .Cơ sở lý luận về RAT
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu chung vềđịa bàn nghiên cứu
Thành phố Tây Ninh là trung tâm thương mại của tỉnh với tổng diện tích là 140 km2. Dân số năm 2016 là 131.743 người, mật độ dân số khoảng
276,8 người/ km2.
Thành phố Tây Ninh nằm ở toạ độ 11020’ vĩ tuyến bắc và 10606’ kinh
tuyến đơng và:
+ Phía Bắc giáp huyện Tân Biên,
+ Phía Đơng và nửa phần phía Nam giáp huyện Hịa Thành, + Phía Tây và nửa phần phía Nam giáp huyện Châu Thành.
Thành phố Tây Ninh gồm 7 phường: phường 1, phường 2, phường 3,
phường 4, phường Hiệp Ninh, Ninh Sơn, Ninh Thạnh và 3 xã: Bình Minh, Thạnh Tân, Tân Bình.
Đặc điểm tự nhiên: Khí hậu ở Tây Ninh nói chung và Thành phố Tây Ninh nói riêng tương đối ơn hồ, được chia ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Cùng với chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Mặt khác, Thành phố Tây Ninh ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nguồn nước mặt ở Thành phố Tây Ninh phụ thuộc chủ
yếu vào chế độ hoạt động của hai con sông lớn chảy qua là sơng Sài Gịn và sông Vàm CỏĐông.
Đặc điểm kinh tế - xã hội: Thành phố Tây Ninh là đầu mối giao thông thuỷ bộ của tỉnh Tây Ninh (có rạch Tây Ninh chảy vào sơng Vàm Cỏ Đơng, có đường quốc lộ 22A, 22B nối liền với thành phố Hồ Chí Minh ở phía
Đơng Nam, có các quốc lộ, tỉnh lộđi về các huyện lỵ và cửa khẩu Mộc Bài và cửa khẩu Sa Mát). Thành phố Tây Ninh là trung tâm công nghiệp của tỉnh với 01 nhà máy điện công suất thấp chủ yếu phục vụ cho thắp sáng, một nhà máy
nước công suất 1.000m3 ngày, các nhà máy xay xát, xưởng cưa, đóng ghe và
xưởng sửa chữa thiết bị vận tải.
Tài nguyên đất: Trên địa bàn thành phố Tây Ninh có các nhóm đất
chính khác nhau và được phân bốkhơng đồng đều.
- Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất, phân bố đều khắp nhưng tập trung chủ yếu ở phía Bắc của Thành phố. Đặc điểm chung là dễ thoát nước,
tương đối bằng phẳng, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Có 4 loại đất xám:
xám điển hình, xám mùn, xám có tầng loang lổ và kết von đá ong, xám gley và xám đọng gley.
- Nhóm đất đỏ vàng chiếm tỷ trọng không lớn. Đất được hình thành
trên đá bazan, granit và đá phiến, thích hợp trồng các cây ăn trái, cây công
nghiệp như cao su, tiêu, mãng cầu.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Tây Ninh
Đến nay, thành phố Tây Ninh sau gần 4 năm được công nhận đô thị, Thành phố có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và ngày càng mang dáng dấp của một đô thị văn minh, hiện đại. Kinh tế thành phố không ngừng tăng trưởng, từng bước khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế; giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 9,48%.
Những năm qua, thành phố cùng các sở, ngành của tỉnh tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đồng thời quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh
hoạt động. Đến năm 2015, trên địa bàn Thành phố có gần 700 doanh nghiệp, 171 tổ hợp tác liên kết sản xuất, 11 hợp tác xã và 4 quỹ tín dụng nhân dân; tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách của địa phương. Trong 5 năm (2010-2015), có 41 nhà đầu tư đến thành phố Tây Ninh tìm hiểu và đăng ký đầu tư vào các dự án trên địa bàn, trong đó có 21 nhà đầu tư được tỉnh đồng ý chủ trương, cấp giấy chứng nhận đầu tư và đã có 10 dự án triển khai, đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 2.700.000 USD và 456,73 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hằng năm 14,28%. Công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng, nhất là công nghiệp chế biến nơng sản, mía, mì, cao su, hạt điều. Các nghề truyền thống tiếp tục duy
trì và phát triển. Năm 2014, UBND tỉnh công nhận 3 nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Tây Ninh gồm nghề gị nhơm ở phường Hiệp Ninh, nghề mộc gia dụng ở phường IV và nghề chằm nón lá ở phường Ninh Sơn. Nghề truyền thống không chỉ tạo việc làm cho người dân, mà cịn là nét đẹp văn hố truyền thống của địa phương.
Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, nhiều siêu thị, chợ được hình thành như Siêu thị Co.opMart, Siêu thị điện máy Chợ Lớn… góp phần cung ứng đầy đủ hàng hố cho người tiêu dùng, bình ổn giá cả thị trường và thúc
đẩy kinh tế địa phương phát triển. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính - viễn thơng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, cơng tác quản lý đơ thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị được Thành phố chú trọng. Các ngành và địa phương trên địa bàn chủ động xây dựng chương trình hành động, đề án thực hiện Nghị quyết số 04-
NQ/TXU ngày 15.11.2012 của Thị uỷ (nay là Thành uỷ) về xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đơ thị trên địa bàn. Nhiều mơ hình, cách làm hay
góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc xây dựng nếp sống văn hố, văn minh đơ thị, giữ gìn vệ sinh mơi trường nơi cơng cộng, công sở và khu dân cư. Xã Bình Minh được cơng nhận xã nơng thơn mới, xã Thạnh Tân đạt 9/19 tiêu chí, xã Tân Bình đạt 10/19 tiêu chí.
Cơng tác quy hoạch, phát triển đô thị cũng được quan tâm gắn với Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ về xây dựng và phát triển thị xã Tây Ninh giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, Thành phố đã lập và tổ chức thực hiện 13 quy hoạch và 1 quy hoạch chung, trong đó có 5 quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 4 quy hoạch chi tiết, 2 quy hoạch lĩnh vực tài
nguyên - môi trường... Thành phố cũng rà sốt, kiến nghị tỉnh giảm diện tích quy hoạch Cụm cơng nghiệp Tân Bình, xố quy hoạch Cụm cơng nghiệp Bình Minh và Thạnh Tân; điều chỉnh cục bộ 45 nội dung của quy hoạch chi tiết; loại khỏi danh mục mời gọi đầu tư của tỉnh 6 quy hoạch dự án khu nhà ở và
khu tái định cư.
Bên cạnh đó, Thành phố tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thơng; thực hiện tốt các chính sách an sinh- xã
hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từ đó số hộ nghèo được kéo giảm từ 1.399 hộ năm 2010 xuống còn 313 hộ năm 2015. Thành phố còn tự hào là đơn vị đi đầu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Tây Ninh, tính đến năm 2015, có 27/52 trường đạt chuẩn quốc gia, có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đầu tiên của tỉnh.
Hiện nay, thành phố Tây Ninh tiếp tục nỗ lực, phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách thức để hướng tới đơ thị loại II trong tương lai.