Công tác quản lý tiêu thụ RAT tại địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua RAT của các hộ gia đình tại thành phố Tây Ninh (Trang 47 - 48)

3.1 .Thực trạng tiêu thụ RAT tại Thành phố Tây Ninh

3.1.1 .Thị trường RAT tại Thành phố Tây Ninh

3.1.5. Công tác quản lý tiêu thụ RAT tại địa phương

Thành phố Tây Ninh bước đầu đã hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ rau. Sản phẩm rau được cung cấp từ các cơ sở đã được chứng nhận VietGAP đến các cửa hàng kinh doanh RAT cung cấp cho người tiêu dùng và hệ thống bếp ăn tập thể của các cơ quan, trường học, khách sạn, khu công nghiệp.

Để đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn. Trong 2 ngày từ ngày 06 đến ngày 07/11/2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi thông tin

và thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp tiêu thụ và các cơ sở sản xuất

RAT trên địa bàn với kết quả đạt được như sau:

+ Doanh nghiệp tiêu thụ (04): Công ty TNHH MTV Nam Trạng; Công ty TNHH MTV sản xuất chế biến thực phẩm sạch Miền Nam; Hợp tác xã

RAT Long Mỹ; Hợp tác xã sản xuất dịch vụ, thương mại Dương Hưng.

+ Cơ sở sản xuất RAT Thành phố Tây Ninh có 04 cơ sở sản xuất RAT:

gồm các cơ sở đã đạt giấy chứng nhận An toàn thực phẩm, chứng nhận VietGAP, đang sản xuất theo quy trình VietGAP trên địa bàn được thể hiện

qua phụ lục 4.

+ Có 30 hợp đồng mua bán giữa các cơ sở sản xuất và doanh nghiêp tiêu thụ gồm: Công ty TNHH MTV Nam Trạng (12); Công ty TNHH MTV sản xuất chế biến thực phẩm sạch Miền Nam (6); Hợp tác xã RAT Long Mỹ (5); Hợp tác xã sản xuất dịch vụ, thương mại Dương Hưng (7). Diện tích sản xuất của các cơ sở tham gia ký hợp đồng là 75,50 ha, với sản lượng dự kiến 4.736 tấn/năm được thể hiện qua phụ lục 5.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua RAT của các hộ gia đình tại thành phố Tây Ninh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)