- Phạm vi nghiên cứu: Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ NSNN thì vốn
7. Bố cục của Luận văn
1.3. Quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của cấp
cấp tỉnh
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của cấp tỉnh.vốn đầu tư XDCB từ NSNN của cấp tỉnh. vốn đầu tư XDCB từ NSNN của cấp tỉnh.
1.3.1.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước của chính quyền cấp tỉnh là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có liên quan trong quản lý hoạt động đầu tư XDCB sử dụng công cụ, phương thức, cách thức và phương pháp nhằm phát huy hiệu quả, chống thất thốt, lãng phí nguồn vốn này.
Theo đó, nội dung của quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách nhà nước được thể hiện ở các khía cạnh: cơ cấu đầu tư và đối tượng thụ hưởng; huy động vốn đầu tư; quy hoạch và kế hoạch hóa đầu tư; lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; tổ chức thực hiện đầu tư; lập dự toán và giải ngân vốn đầu tư; thanh tra, kiểm tra, giám sát q trình sử dụng vốn; thanh quyết tốn vốn đầu tư; tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý; chế độ báo cáo tình hình thực hiện và đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư; xử lý vi phạm trong quá trình quản lý.
1.3.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước của chính quyền cấp tỉnh.
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN cụ thể được thực hiện trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chính quyền cấp tỉnh có quyền ban hành các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền để thực hiện quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật chung của nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư nói chung và đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN nói riêng.
- UBND cấp tỉnh vừa là đơn vị dự toán NSNN cấp 1 theo quy định của pháp luật về NSNN nhưng đồng thời cũng là cơ quan chấp hành dự toán, phân bổ và thực hiện dự toán cho các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc thực hiện các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
1.3.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của chính quyền cấp tỉnh.
- Quản lý nhà nước đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước góp phần quan trọng đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương theo mục tiêu đặt ra.
Nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, những lĩnh vực khơng có khả năng thu hồi vốn hoặc khu vực tư nhân không muốn đầu tư hoặc không được cho phép đầu tư như: phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải, các cơng trình cơng cộng, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng…
Đầu tư của nhà nước mang tính chất nền tảng, định hướng thu hút tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư và phát triển từ các thành phần kinh tế khác, khu vực kinh tế khác và của tồn xã hội, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đất nước, trong đó quan trọng nhất là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội. Do đó, quản lý nhà nước đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước góp phần quan trọng đảm bảo
cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương theo mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra cho từng giai đoạn, thời kỳ.
- Quản lý nhà nước đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước góp phần đảm bảo cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương đi đúng hướng.
Cơ cấu kinh tế được chia thành: cơ cấu theo ngành kinh tế, cơ cấu theo lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế… Với chính sách đầu tư hợp lý, đầu tư là nhân tố quyết định đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, giúp giảm bớt khoảng cách sự phát triển chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, phát huy tối đa lợi thế so sánh của các địa phương, tạo động lực hỗ trợ thúc đẩy các vùng lân cận phát triển.
Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước theo vùng, lãnh thổ cũng ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế vùng, miền, địa phương. Vấn đề ở đây là cơ cấu phân bổ vốn đầu tư phải đảm bảo tính cân đối hợp lý phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng, miền, địa phương; công bằng nhưng phải tuân thủ nguyên tắc đầu tư trọng tâm, trọng điểm, hình thành các khu vực kinh tế, tam giác kinh tế mang tính chất động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ theo hướng tích cực tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Do đó, quản lý nhà nước đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là yếu tố quan trọng trong góp phần đảm bảo cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương đi đúng hướng.
- Quản lý nhà nước đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng gắn liền với xố đói, giảm nghèo của địa phương.
trường, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói riêng; tại các quốc gia đang phát triển đang cố gắng thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo. Để làm được điều này thì ngân sách nhà nước đóng vai trị vơ cùng quan trọng mang tính chất gần như quyết định đối với việc thực hiện xố đói giảm nghèo. Bên cạnh các chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ phía chính quyền… thì nhà nước cũng trực tiếp đầu tư vào các lĩnh vực then chốt có tính chất nền tảng vừa trực tiếp hướng tới đối tượng thụ hưởng (người nghèo, khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn…) nhưng đồng thời gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế khác đầu tư trên địa bàn.
Nhìn chung, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đơi với xố đói giảm nghèo, tại các vùng, địa phương khó khăn, nhà nước đầu tư vào việc tạo dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điện, đường, trường, trạm, các cơng trình cơng cộng phúc lợi xã hội, các hoạt động chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là trong sản xuất nơng nghiệp…
Chính vì vậy, có thể nói rằng quản lý nhà nước đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng gắn liền với xố đói, giảm nghèo của địa phương.
1.3.2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền cấp tỉnhNSNN của chính quyền cấp tỉnh NSNN của chính quyền cấp tỉnh
Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của chính quyền cấp tỉnh gồm:
- Đảm bảo cho kết quả của hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN đem lại phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng và đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Phát hiện, ngăn chặn để xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy định; các việc làm, gây lãng phí, thất thốt vốn và tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cơng trình, xâm hại lợi ích của cộng đồng và làm giảm hiệu quả của đầu tư.
- Bảo đảm các chủ đầu tư thực hiện đúng pháp luật về đầu tư và quản lý dự án XDCB bằng nguồn vốn NSNN.
Để có thể thực hiện được các mục tiêu đối với sử dụng vốn đầu tư xây