Thách thức và vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 62 - 64)

- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền

d. Về tiềm năng du lịch:

2.1.3.3. Thách thức và vấn đề đặt ra

- Kinh tế Thái Bình trong những năm gần đây đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định, bền vững; cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm và cịn lạc

hậu và có nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực một mặt tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đối với phát triển kinh tế của tỉnh.

- Xuất phát điểm thấp, tỷ lệ tích luỹ nội bộ nhỏ bé, ngân sách nhà nước hạn hẹp và việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA) cịn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chủ trương đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh.

- Quy mô cơng nghiệp của tỉnh cịn nhỏ, cơng nghệ sản xuất phần lớn ở trình độ thấp, sản xuất khơng ổn định, năng suất, chất lượng chưa cao; khả năng cạnh tranh kém. Đồng thời, các doanh nghiệp vẫn có tư tưởng chờ đợi được nhà nước bảo hộ nên còn lúng túng trước những thách thức trong quá trình hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

- Chất lượng các hoạt động dịch vụ cịn thấp, hiệu quả hoạt động khơng cao. Cơ sở vật chất của ngành du lịch cịn yếu, các dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn… chưa phát triển mạnh; giá trị các ngành dịch vụ có xu hướng tăng chậm lại làm hạn chế khả năng phát triển chung của cả tỉnh.

- Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, mặc dù năng suất trong ngành nông nghiệp khá cao so với các tỉnh trong vùng và mặt bằng chung của cả nước nhưng chất lượng nông sản chưa cao, khả năng cạnh tranh kém và thị trường tiêu thụ trong nước cũng như nước ngoài hiện đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết khí hậu thuỷ văn có diễn biến phức tạp có tác động rất lớn đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp.

- Tỷ lệ đơ thị hố thấp, tỷ lệ lao động có kỹ thuật và qua đào tạo cịn thấp, thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn thấp với số lao động dư thừa hàng năm vào khoảng 15-16 vạn người trong khi đó số người bước vào độ tuổi lao động từ 1 đến 1,2 vạn người tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm và các vấn đề xã hội khác.

- Quy hoạch khai thác quỹ đất đai phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hố nơng thơn cịn nhiều hạn chế chủ yếu là do cơng tác giải phóng mặt bằng và chính sách đối với người dân (đặc biệt là nông dân) bị thu hồi đất.

- Việc đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp cùng với sự gia tăng dân số tạo sức ép rất lớn đối với sự phát triển bền vững môi trường sống nhất là tài nguyên đất đai, nước ngầm…

- Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh cịn thiếu và chưa đồng bộ, nhất quán, chưa phù hợp với yêu cầu của thực tế… làm hạn chế đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế.

- Tập quán làm ăn nhỏ, trì trệ, ỷ lại, kém năng động của một tỉnh nông nghiệp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w