Cơ cấu sử dụng vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 66 - 70)

- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền

d. Về tiềm năng du lịch:

2.2. Thực trạng đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của tỉnh Thái Bình trong

2.2.2. Cơ cấu sử dụng vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thái Bình

Trong thời kỳ 2005-2010, nếu như thu ngân sách tăng đều qua các năm thì chi ngân sách của tỉnh Thái Bình cũng có xu hướng tăng cùng chiều. Tổng

thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2005 đạt 8.850 tỷ đồng, giai đoạn 2006-2010 đạt 18.877,9 tỷ đồng; trong đó thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 là 5.500 tỷ đồng, chiếm 28,86% so với tổng thu. Việc sử dụng qũy đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã đáp ứng được một phần nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản của các huyện và thành phố Thái Bình (giai đoạn 2005-2010 thu tiền sử dụng đất là 1.780 tỷ đồng, chiếm 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản).

Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2005 khoảng 7.149,2 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 21,9%/năm, giai đoạn 2006-2010 khoảng 15.480 tỷ đồng, tốc độ tăng chi ngân sách địa phương là 16,8%. Các khoản mục chi ngân sách nhà nước thì chi cho hoạt động đầu tư phát triển và chi thường xuyên là chủ yếu; ngoài ra là các khoản chi khác như chi trả nợ kho bạc, dự phòng, chi hỗ trợ các đối tượng xã hội. Tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN của cả thời kỳ 2005- 2010 là 5.532 tỷ đồng, tăng bình quân 27,1%/năm. Về cơ bản, chi đầu tư phát triển nằm trong tổng thể cơ cấu chi ngân sách nhà nước vẫn đảm bảo chiều hướng tích cực; năm 2010 chi đầu tư XDCB chiếm 33,6% chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng KCN tập trung, các cơng trình thuỷ lợi, giao thơng…), chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo 27%; chi sự nghiệp khoa học – công nghệ chiếm 17,6%, chi trương trình mục tiêu quốc gia 3%.

Bảng 2.3: Cơ cấu chi NSNN tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005-2010

Đơn vị: tỷ đồng, theo giá hiện hành

Tổng chi NSNN

2054,

47 2112, 3 2157, 5 3600 4181, 6 3595, 7 2950, 26

Đầu tư XDCB 382,9 341,4 565,5 665,0 1359,2 724,28 673,05 2 Chi thường xuyên 1.016,5 9 1.34, 8 1.519, 6 2.026 1. 820 2151, 2 1611, 37 3 Chi khác 448,39 257,7 21 874, 2 639, 6 572, 4 468, 88

Cơ cấu chi ngân sách nhà nước (%)

100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 4 Đầu tư phát triển 28,69% 34,08% 28,59% 19,44% 41,18% 24,25% 29,37%

Đầu tư XDCB 18,64% 16,16% 25,6% 18,47

% 32,5% 20,14% 22,81% 5 Chi thường xuyên 49,48% 53,72% 70,43% 56,28% 43,52% 59,83% 55,54%

6 Chi khác 21,83% 12,20% 0,97% 24,28% 15,30

% 15,92% 15,08%

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Thái Bình

Về cơ cấu chi ngân sách nhà nước tỉnh Thái Bình, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 55,54% sau đó là đầu tư đầu tư phát triển chiếm khoảng 29,37% và còn lại là các khoản chi khác (15,08%).

Quy mô đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Bình thời gian qua khơng ngừng tăng từ 382,9 tỷ đồng năm 2005 lên 1359,2 tỷ đồng năm 2009, trong năm 2010 ước đạt 724,28 tỷ đồng. Chi bình quân đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2005-2010 đạt 673,05 tỷ đồng/năm.

Như vậy, trong cơ cấu chi từ ngân sách nhà nước thì đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỉ trọng lớn, bình quân khoảng 22,81% tổng chi ngân sách; còn lại là các khoản chi mang tính chất đầu tư, chi chương trình mục tiêu quốc gia và chi thường xuyên

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu vào các cơng trình trọng điểm của các ngành nơng nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp và các cơng trình xây dựng hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cơng trình giữ gìn bảo vệ mơi trường, cơng trình phúc lợi xã hội khác…). Nhìn chung, trong giai đoạn này, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tạo lập cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh

Thái Bình đã từng bước đi vào ổn định và bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động đầu tư phi vật chất, thực hiện các chương trình mục tiêu (xố đói giảm nghèo, nâng cao sức khoẻ nhân dân, nghiên cứu khoa học, giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm thất nghiệp…).

Trong 5 năm qua, Thái Bình đã tập trung nguồn lực NSNN địa phương đầu tư xây dựng một số cơng trình hạ tầng quan trọng, huyết mạch như: Quốc lộ 10, tuyến đường tránh phía Bắc Quốc lộ 10; cầu Hồ Bình; cầu Độc Lập; đường 39B; đường 217 Quỳnh Phụ; đường Vô Hối- Diêm Điền; đường ra cồn Vành; hạ tầng du lịch Đông Minh-Tiền Hải; hạ tầng du lịch Chùa Keo, đến Trần, trụ sở cơ quan quản lý nhà nước; nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phong Da liễu, Trung tâm y tế tuyến huyện...

Về đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (chủ yếu trong lĩnh vực y tế, văn hố, giáo dục, xã hội, mơi trường), trong giai đoạn 2005- 2010 tổng số vốn đầu tư là 489,324 tỷ đồng (gồm: vốn đầu tư phát triển là 189,332 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 308,992 tỷ đồng), trong đó: Ngân sách nhà nước là 470,629 tỷ đồng; vốn huy động khác là 27,694 tỷ đồng. Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã đem lại hiệu quả tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội tồn tỉnh, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo, việc làm, dân số kế hoạch hố gia đình, phịng chống bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn, giáo dục đào tạo, phịng chống ma t và phòng chống tội phạm trên địa bàn tồn tỉnh. Nhìn chung, đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đặc biệt là người nghèo, dân cư ở khu vực nông thôn, xa khu trung tâm. Tuy nhiên, vốn đầu tư phát triển từ Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn cịn hạn chế so với nhu cầu đầu tư thực tế, do vậy kết quả đạt được chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Một số cơng trình hạn mức vốn nhỏ, khi được bố trí vốn mới triển khai

các thủ tục đầu tư nên tiến độ chậm. Việc huy động các nguồn vốn khác ngoài vốn NSNN vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là vốn đối ứng trong dân rất khó khăn (như chương trình nước sạch nông thôn) đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ hồn thành cơng trình và dẫn đến tình trạng cơng trình chậm phát huy hiệu quả, làm chậm đạt mục tiêu, khó khăn trong việc lồng ghép các chương trình.

Một phần của tài liệu quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh thái bình (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w