- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền
b. Về tiềm năng và nguồn lợi thuỷ sản
Đây là một trong những thế mạnh của tỉnh Thái Bình với 3 thuỷ vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ, nước mặn, trong đó:
- Nước mặn chiếm khoảng 17 km2 chủ yếu giành cho hoạt động khai thác hải sản. Tổng trữ lượng hải sản vùng ven biển Thái Bình khoảng 26.000 tấn. Trong đó trữ lượng cá 24.000 - 25.000 tấn, tôm 600-1.000 tấn, mực 700-800 tấn... Khả năng khai thác tối đa cho phép 12.000 - 13.000 tấn. Các lồi khai thác chính là cá Trích, cá Đé, cá Khoai, cá Đối, cá Vược... các lồi tơm: tôm Vầng, tôm Bộp, tôm He... Hiện tại mới duy trì các hoạt động đánh bắt nhỏ,
khai thác tự nhiên, phần lớn là nguồn cung cấp nguyên liệu để chế biến các mặt hàng truyền thống như nước mắm, mắm tôm và chế biến thức ăn thuỷ sản.
- Vùng nước lợ: có các nguồn phù du sinh vật, các loại tảo thực vật, thuỷ sinh phong phú làm thức ăn tự nhiên cho ni trồng thuỷ sản. Vùng này có khoảng 20.705 ha (Tiền Hải 9949 ha, Thái thuỵ 10.756 ha), trong đó diện tích có khả năng phát triển ni trồng thuỷ sản nước lợ là 15.839 ha (Tiền hải 7.179 ha, Thái Thuỵ 8.660 ha), bao gồm: Vùng triều 10.386 ha, vùng đất nhiễm mặn đã cấy lúa năng suất thấp có khả năng chuyển sang ni trồng thuỷ sản nước lợ là 5.453 ha. Hiện đã đưa vào khai thác 3.629 ha để nuôi trồng thuỷ sản: tơm, cua, sị, hến, trồng rau câu.
- Vùng nước ngọt: Tổng diện tích có khả năng ni thuỷ sản là 9.256 ha, hiện mới đưa vào ni khoảng 6.020 ha. Ngồi ra cịn có trên 3.000 ha vùng lúa ruộng trũng cấy 1 vụ năng suất thấp có thể chuyển sang ni thuỷ sản.