- Tổ chức thực hiện đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN của chính quyền
1.4. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư XDCB
XDCB từ NSNN của tỉnh.
1.4.1. Các tiêu chí tổng quát
- Tiêu chí hiệu lực: Tiêu chí quan trọng trong đánh giá quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh là hiệu lực của quản lý nhà nước đối với vấn đề này. Hiệu lực quản lý nhà nước được hiểu là khả năng ảnh hưởng đến các đối tượng và việc chấp hành nghiêm chỉnh của đối tượng đối với các quy định, các quy chế, các văn bản quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN nói riêng.
Hiệu lực thể hiện tính hiệu quả của bộ máy quản lý đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền cấp tỉnh. Biểu hiện của hiệu lực là hiệu năng của các quyết định hành chính, các văn bản của các cấp có thẩm quyền ở địa phương, sự tuân thủ và chấp hành mệnh lệnh cấp trên, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý đầu tư XDCB. Hiệu lực thể hiện được quyền uy của chính quyền cấp tỉnh và sự ủng hộ của đối tượng bị quản lý liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB.
- Tiêu chí hiệu quả: Hiệu quả của quản lý nhà nước trong quản lý dự án đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN được đánh giá thông qua hoạt động quản lý
nhà nước hồn thành các mục tiêu với chi phí thấp nhất; Kết quả hoạt động được đánh giá bằng các thành tựu kinh tế xã hội đạt tới mức độ nào đó so với các mục tiêu quản lý. Ngoài ra, việc đánh giá Hiệu quả của quản lý nhà nước trong quản lý dự án đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN còn được đánh giá gián tiếp thông qua hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN.
Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư chính là lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đầu tư đem lại, thực chất là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các chi phí mà xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư. Phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống giữa những chi phí và lợi ích các dự án trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội.
Đối với đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước thì hiệu quả đầu tư nói chung và hiệu quả của cơng tác quản lý đầu tư nói riêng được xem xét chủ yếu là hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả của công tác quản lý chủ yếu được thể hiện một cách gián tiếp thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước có thể thực hiện gián tiếp thông qua việc đánh giá một số tiêu chuẩn:
+ Nâng cao mức sống của dân cư: thể hiện ở mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế (GDP, GDP/người).
+ Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: thể hiện qua sự đóng góp của cơng cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kém phát triển, đẩy mạnh công bằng xã hội.
+ Gia tăng số lao động có việc làm; tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ và các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác như: năng suất lao động, đào tạo lao
động có trình độ cao…
+ Mức độ thất thốt, lãng phí vốn đầu tư XDCB.
- Tiêu chí phù hợp: Sự phù hợp giữa các yếu tố đầu vào quản lý nhà nước về đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN như: các quy định của pháp luật, mối quan hệ và cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, tài chính, cơng cụ, mục tiêu lựa chọn của quản lý có phù hợp khơng? Xem xét tính phù hợp giữa mục tiêu cấp dưới với mục tiêu bậc cao hơn...
- Tiêu chí bền vững: Dựa vào 03 yếu tố là sự ổn định về mặt cơng nghệ, tài chính và sự tham gia của cộng đồng nhằm tạo được kết quả bền vững theo thời gian và đảm bảo 04 mục tiêu của phát triển bền vững đó là: (1) phát triển kinh tế xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống; (2) tiết kiệm nguồn tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên không tái tạo được và giữ gìn cân bằng sinh thái; (3) phân phối bình đẳng sản phẩm của sự phát triển, trong đó quan trọng nhất là sự cơng bằng giữa các nhóm xã hội; (4) khơng tổn hại đến tương lai, nhất là giữ gìn các di sản thiên nhiên và lịch sử.
- Tiêu chí tác động: Xem xét một cách tổng quát những tác động mà quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN đem lại. Nó hướng tới những kết quả cuối cùng đạt được của mục tiêu đem lại những hệ quả chung cho xã hội và chỉ ra tác động theo kiểu số nhân (hoặc tác động đòn bẩy). Một kết quả đánh giá tác động tốt sẽ là một cơng cụ hữu ích cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch của việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
1.4.2. Các tiêu chí cụ thể
Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu cụ thể sau:
- Mức độ hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư XDCB, so sánh mức độ tương quan giữa vốn đầu tư thực hiện trong kỳ so với kế hoạch.
- Mức chênh lệch giữa dự toán và quyết toán vốn đầu tư XDCB. - Nợ đọng vốn đầu tư XDCB.
- Mức độ thất thốt, lãng phí vốn đầu tư XDCB