KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả PTNS điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở người cao tuổi tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2005 – 2010 (Trang 53 - 96)

3.5.1. Số lượng Trocart

7%

93%

3 trocart 4 trocart

Biểu đồ 3.4. Số lượng trocart Nhận xét :

- Đa số các trường hợp chỉ cần 3 trocart là đủ (93%) - Có 7% phải dùng 4 trocart 3.5.2. Vị trí đặt Trocart: Bảng 3.15. Vị trí trocart Vị trí Trocart Số bệnh nhân Tỉ lệ % Trên rốn + HCP + HCT 35 58 Trên rốn + HCT + Hạ vị 21 35 Trên rốn + HCP + HCT + Hạ vị 04 7 Nhận xét:

- Đa số các trường hợp đặt trocart ở Rốn +HCP +HCT (58%). - Trocart đặt ở Rốn + HCT + Hạ vịchiếm 35%.

54

3.5.3. Phương pháp xử trí ruột thừa:

Trong nghiên cứu chúng tôi thấy 100% các trường hợp cắt mạc treo RT và xử lý gốc RT trong ổ bụng.

3.5.4. Kỹ thuật cắt ruột thừa

Bảng 3.16. Kỹ thuật cắt ruột thừa

Kỹ thuật cắt RT Số bệnh nhân Tỉ lệ % Cắt RT xuôi dòng 48 80 Cắt RT ngược dòng 12 20 Buộc gốc RT 46 77 Khâu buộc gốc RT 14 23 Nhận xét:

- Cắt ruột thừa xuôi dòng chiếm đa số (80%).

- Cắt ruột thừa ngược dòng có 12 trường hợp (20%).

- Có tới 14 trường hợp phải khâu gốc ruột thừa chiếm 23%.

3.5.5. Xử lý ổ bụng:

Bảng 3.17. Phương pháp xử lý ổ bụng

Phương pháp xử lý ổ bụng Số trường hợp Tỉ lệ %

Lau rửa ổ bụng, không dẫn lưu 12 20

Lau rửa ổ bụng, dẫn lưu 48 80

Số dẫn lưu

1 38 63

2 09 15

55

Nhận xét:

- Đa số bệnh nhân được đặt dẫn lưu 48 (80%) BN. - Không dẫn lưu có 12 (20%) BN.

- Số dẫn lưu thường dùng là 1dẫn lưu 38 (63%)BN, có 9 (15%) BN dùng 2 ống dẫn lưu và có 1 (2%) BN phải dùng 3 ống dẫn lưu.

3.5.6. Thời gian phẫu thuật:

Bảng 3.18. Thời gian phẫu thuật

Thời gian phẫu thuật (phút) Tổng số bệnh nhân Tỉ lệ %

t < 60 16 27

60 < t ≤ 120 38 63

120 < t ≤ 180 06 10

Nhận xét:

- Thời gian phẫu thuật thông thường từ 60 – 120 phút (63%). - Thời gian phẫu thuật trung bình là 87 ± 28,9 phút.

- Thời gian phẫu thuật ngắn nhất 40 phút, dài nhất là 180 phút.

3.5.7. Tỷ lệ thành công của mổ nội soi:

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ thành công của mổ nội soi

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Mổ NS Chuyển mổ mở 93% 7%

56

Nhận xét:

- Tỷ lệ thành công của PTNS điều trị VPMRT là 93% (56 BN) - Tỷ lệ chuyển mổ mở là 7% (4 BN)

3.6. KẾT QUẢ THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ 3.6.1. Thời gian có nhu động ruột trở lại

Bảng 3.19. Thời gian có nhu động ruột trở lại

Thời gian có nhu động lại Số bệnh nhân Tỉ lệ %

Trong ngày đầu 08 15

Trong ngày thứ 2 20 38

Trong ngày thứ 3 24 45

Trong ngày thứ 4 01 02

Nhận xét:

- Đại đa số bệnh nhân có trung tiện trong ngày thứ 2 (38%) và ngày thứ 3 (45%).

- Có trung tiện trong ngày đầu là 15%.

- Chỉ có 01 trường hợp (2%) c ó trung tiện vào ngày thứ 4.

3.6.2. Thời gian phải dùng thuốc giảm đau sau mổ:

Bảng 3.20. Thời gian phải dùng thuốc giảm đau sau mổ

Thời gian (ngày) Số bệnh nhân Tỉ lệ %

1 ngày 9 18

2 ngày 24 45

3 ngày 20 37

57

- Đa số bệnh nhân dùng thuốc giảm đau trong ngày thứ 2 (45%). - Tỷ lệ dùng thuốc giảm đau ngày thứ 3 là 37%

- Ngày thứ nhất chỉ có 18% bệnh nhân.

3.6.3. Thời gian rút ống dẫn lưu sau mổ:

Bảng 3.21. Thời gian rút ống dẫn lưu sau mổ

Thời gian (ngày) Số bệnh nhân Tỉ lệ %

1 ngày 00 0 2 ngày 06 11 3 ngày 20 38 4 ngày 9 18 5 ngày 06 12 6 ngày 00 0 7 ngày 00 0 8 ngày 00 0 9 ngày 01 2 Nhận xét:

- Đại đa số bệnh nhân được rút ống dẫn lưu trong vòng 3-5 ngày. - Số bệnh nhân được rút ống dẫn lưu vào ngày thứ 2 là 11%.

- Chỉ có 01 BN được rút ống dẫn lưu vào ngày thứ 9 (2%). Đây là BN áp xe RT, BN này trong thời gian hậu phẫu có sốt và chảy nhiều dịch mủ qua dẫn lưu ngày thứ 9 hết dịch, hết sốt.

58

Bảng 3.22. Kháng sinh điều trị sau mổ

Loại kháng sinh Số bệnh nhân Tỉ lệ %

Kháng sinh đơn thuần 1 2

Kháng sinh phối hợp 52 98

Điều trị theo KSĐ 11 18

Nhận xét:

- Đa số các trường hợp điều trị kháng sinh phối hợp 52 (98%)BN. - Có 11(18%) BN được điều trị theo kháng sinh đồ.

3.6.5. Thời gian điều trị kháng sinh sau mổ:

Bảng 3.23. Thời gian điều trị kháng sinh sau mổ

Thời gian ( ngày) Số bệnh nhân Tỉ lệ %

t ≤ 3 ngày 13 25

3< t ≤ 5 ngày 22 42

5 < t ≤ 7 ngày 14 27

t > 7 ngày 04 07

Nhận xét:

- Thời gian điều trị kháng sinh sau mổ phần lớn từ 3-5 ngày (42%). - Từ 5-7 ngày có 16 trường hợp (27%)

- Thời gian điều trị kháng sinh ≤ 3 ngày có 15 trường hợp (25%). - Có 4 trường hợp phải dung kháng sinh trên 7 ngày (7%).

59

Bảng 3.24. Thời gian nằm viện sau mổ

Thời gian (ngày) Số bệnh nhân Tỉ lệ %

2 ngày 4 7 3 ngày 11 23 4 ngày 13 25 5 ngày 6 12 6 ngày 6 12 7 ngày 8 15 8 ngày 2 3 9 ngày 1 2 10 ngày 1 2 TG nằm viện sau mổ TB 4,7 ± 1,9 TG nằm viện ngắn nhất 2 TG nằm viện dài nhất 10 Nhận xét:

- Đa số bệnh nhân nằm viện sau mổ từ 3 – 7 ngày. - Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 4,7 ± 1,9.

60

3.6. Kết quả giải phẫu bệnh lý ruột thừa:

Bảng 3.25. Kết quả giải phẫu bệnh lý ruột thừa

Kết quả Số bệnh nhân Tỉ lệ %

VRT mủ, áp xe thành RT 39 73

VRT hoại tử 14 27

Nhận xét:

- Có 44 trường hợp viêm RT mủ (73%). - VRT hoại tử có 16 trường hợp chiếm 27%.

3.7. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 3.7.1. Kết quả sớm 3.7.1. Kết quả sớm 88% 10% 2% 0 20 40 60 80 100 Tốt Trung bình Xấu Kết quả Kết quả

Biểu đồ 3.6. Đánh giá kết quả sớm

Nhận xét:

- Kết quả tốt là: 88% - Kết quả trung bình: 10% - Kết quả xấu : 2%

61 3.7.2. Biến chứng sớm sau mổ: Bảng 3.26 Biến chứng sớm sau mổ Biến chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ % Nhiễm trùng lỗ Trocart 2 3 Áp xe tồn dư 0 0 Ổ đọng dịch 0 0 Dò manh tràng 0 0 Viêm phổi 1 2

Nhiễm khuẩn tiết niệu 3 5

Tắc mạch huyết khối 0 0

Sốc nhiễm trùng nhiễm độc 1 2

Không có biến chứng 47 88

Tử vong 0 0

Nhận xét:

- Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu gặp 3 trường hợp (5%). - Nhiễm trùng lỗ trocart 2 trường hợp (3%).

- Viêm phổi gặp 01 trường hợp (2%).

62

3.8.3. Kết quả khám lại sau sau mổ 3 tháng:

Sau 3 tháng chúng tôi khám lại được 42 BN (70%). Hình thức kiểm tra lại là: Mời khám lại trực tiếp, gọi điện thoại phỏng vấn, trả lời qua thư. Thông tin được ghi vào mẫu phiếu kiểm tra kết quả sau mổ (phụ lục).

98% 2% 0% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Trung bình Xấu Kết quả Kết quả

Biểu đồ 3.7. Kết quả khám lại sau mổ 3 tháng Nhõn xét:

- Kết quả tốt là: 98% - Kết quả trung bình: 2% - Không có kết quả xấu.

63

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC 4.1.1. Tuổi và giới

Kết quả nghiên cứu cho thấy: lứa tuổi 60 – 69 tuổi gặp nhiều nhất: 27 BN chiếm tỷ lệ 45%, lứa tuổi 70 - 79 gặp 17(28%) BN, tuổi  80 gặp 16 (27%) BN. Tuổi trung bình: 72 ± 9,11, dao động từ 60 – 92 tuổi. Kết quả này phù hợp với Guller [51] lứa tuổi hay gặp nhất là 60 – 69 tuổi.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ VPMRT ở nam là 47% và ở nữ là 53%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Yamini cho thấy tỷ lệ VPMRT ở nam là 48,5% và ở nữ là 51,5% [76].

Condon R.E và cộng sự (1991) cùng nhiều tác giả [76] thống kê thấy: VPMRT có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ nam/nữ gần như nhau [36]. Cỏc nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ VRT có xu hướng gia tăng cùng với tuổi. Thống kê của Mittel Punkt (Mỹ) trên 1000 bệnh nhân bị VRT thấy tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi VRT chiếm tỉ lệ 1/7.Vermenlen và CS [73] thấy tỉ lệ này khoảng 10%. Các tác giả cho rằng khi tuổi càng cao thì nguy cơ các biến chứng sau mổ VRT càng nhiều [73].

4.1.2. Địa dư

Theo nhận xét của Nguyễn Hùng Vĩ [26] sự thiếu thông tin về bệnh VRT của người dân ở khu vực nông thôn và hệ thống y tế cơ sở yếu kém (y tế làng, bản, xã, và những người hành nghề y tế tư nhân tại địa phương) nằm

64

trong nhúm nguyờn nhõn của tình trạng VRT muộn.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các bệnh nhân VPMRT ở khu vực thành thị là 40%, BN ở nông thôn chiếm 60%, đặc điểm cho thấy sự thiếu hiểu biết của người dân về bệnh VRT ở khu vực nông thôn.

4.1.3. Nghề nghiệp

Cán bộ hưu có tỷ lệ VPMRT 45% thấp hơn tự do 55% (là những người có nghề nghiệp làm ruộng, làm tự do, ở nhà), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Hà Đắc Lâm, cán bộ hưu là 46%, tự do là 54% [17].

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

4.2.1. Thời gian từ khi bệnh nhân xuất hiện đau bụng đến khi được mổ

Trong nghiên cứu BN đau bụng 2 ngày mới được chẩn đoán và mổ là 35 trường hợp (59%) có thể lúc đầu chưa đau nhiều, BN còn chịu đựng được hoặc đi khám tại y tế cơ sở chưa chẩn đoán được, khi đau nhiều BN mới đến khám. Khi đến cơ sở ngoại khoa thỡ đó muộn.

Có 23 trường hợp (38%) BN đau bụng từ 3 – 5 ngày mới được mổ, số này qua thống kê chỳng tụi thấy phần lớn BN ở khu vực nông thôn, phần lớn đã qua khám bệnh ở các trạm y tế xã phường và được chẩn đoán là RLTH, viêm đại tràng, cơn đau dạ dày….

4.2.2. Triệu chứng cơ năng * Đau bụng:

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết thấy đau từ từ: 58 (97%) BN, đau khởi phát ở vùng thượng vị: 35 (59%) BN. Đau âm ỉ liên tục và tăng dần: 55 (92%) BN, đau khu trú vùng HCP: 56(93%) BN (Bảng 3.3)

65

Sherlock DJ (1985) và một số tác giả thống nhất: chớnh vỡ đau nên bệnh nhân phải vào viện [66]. Cơn đau tự nhiên ở bụng là triệu chứng khởi điểm đầu tiên gần như lúc nào cũng gặp [1] [24] [76], do đó việc khai thác tỉ mỉ những biểu hiện của cơn đau là rất quan trọng trên lâm sàng.

Robert. S.B và cộng sự (2002) mô tả: BN thường bắt đầu đau bụng ở quanh rốn hoặc vùng thượng vị. Sau đó đau bụng phải rồi khu trú vùng HCP. Đau âm ỉ liên tục, tăng dần [60]. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây nhưng ở người cao tuổi thời gian đau khu trú kéo dài hơn so với các nghiên cứu trước.

Theo Nguyễn Đình Hối nhận xét: đối với VPMRT thì triệu trứng đau ngày một tăng lên không còn khu trú ở HCP nữa mà lan ra khắp bụng, đối với VPMRT thì đau chủ yếu ở HCP và nửa bụng phải [9]. Đỗ Đức Vân thống kê thấy vị trí đau khởi phát ở HCP (36%), dưới rốn (20%), thượng vị (15%), cạnh rốn (10%).

Kết quả nghiên cứu cho thấy đau HCP và đau 1/2 bụng phải là 95%, đau khắp bụng là 7%.

* Rối loạn tiờu hoỏ:

Đây là dấu hiệu hay gặp trong VPMRT biểu hiện bằng nôn hoặc buồn

nôn, ỉa lỏng hoặc táo bón, đôi khi khi bí trung đại tiện khi VPMRT đến muộn. Tỉ lệ gặp RLTH ở bệnh nhân VRT qua các thống kê rất khác nhau từ 60% đến 70% [9], thậm chí 90% [64].

Kết qua nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.4) cho thấy 55% số trường hợp cú nôn hoặc buồn nôn và dấu hiệu ỉa lỏng hoặc táo bón gặp ở 12% trường hợp VPMRT.

66

4.2.3. Triệu chứng toàn thân

Hội trứng nhiễm trùng toàn thân trong VPMRT là thường xuyên có xong mức độ tuỳ thuộc vào cơ địa từng người vào thể bệnh và thời gian bị bệnh.

Nguyễn Trinh Cơ thống kê cho thấy các triệu chứng toàn thân của VPMRT là lưỡi bẩn 45 %, sốt trên 380

C là 50% [1].

Theo Nguyễn Đình Hối hội chứng nhiễm trùng tăng lên rõ rệt khi bệnh nhân càng đến muộn [9].

Trong nghiên cứu, 78% trường hợp có môi khô, lưỡi bẩn, có 58% trường hợp sốt từ 37,50C đến 38,50

C, có 22% trường hợp sốt cao trên 38,50C. Có 20% trường hợp hội trứng nhiễm trùng không rõ ràng, không sốt không có mụi khụ, lưỡi bẩn, đó là các trường hợp bệnh nhân đã được dựng khỏng sinh, hoặc đến sau 5 ngày, đã thành áp xe RT hoặc thể trạng già yếu.

4.2.4. Triệu chứng thực thể

Theo Yamini và các tác giả [12] [14] [76] các triệu chứng thực thể của bệnh nhân VPMRT là: đau HCP sau lan ra khắp bụng, co cứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc, tăng cảm ứng da, chọc dò ổ bụng có mủ, thăm trực tràng túi cùng Douglas phồng và đau.

Condon R.E và cộng sự cho rằng phản ứng cơ thành bụng HCP là một trong những dấu hiệu thường có, và là triệu chứng có tính chất quyết định trong việc chỉ định mổ [36].

Theo Đỗ Minh Đại triệu chứng thực thể của VPMRT là: Bụng chướng: 32 -53%, co cứng thành bụng: 20 – 25%, cảm ứng phúc mạc: 30%, phản ứng thành bụng: 40 – 60%, thăm trực tràng đau 36 -57% [5].

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bụng chướng gặp 65% trường hợp, phản ứng thành bụng và co cứng thành nửa bụng phải gặp 97% truờng hợp; cảm ứng phúc mạc gặp 13% các trường hợp (Bảng 3.6 ).

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bụng chướng gặp nhiều hơn và cảm ứng phúc mạc gặp ít hơn các nghiên cứu trước đây.

67

4.3. BỆNH Lí KẾT HỢP

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh lý phối hợp rất thường gặp, theo thứ tự là: Bệnh lý tim mạch thường gặp nhất: 23 (39%) BN trong đó tăng huyết áp 32%; Bệnh lý tiết niệu và tiêu hóa cùng có tỷ lệ 15%; Bệnh lý về hô hấp: 05 (8%) BN ; Rối loạn chuyển hóa là 18% trong đó tiểu đường tỷ lệ (15%) bệnh khác chiếm 3%; Có 16 BN (27%) có từ 2 bệnh phối hợp trở lên.

Theo Nguyễn Hoàng Bắc: Bệnh lý phổi gặp nhiều nhất 25 (10,9%) BN, sau đó là bệnh lý tim mạch 17 (7,4%) BN, tiểu đường 15 (6,6%) BN, Xơ gan 5 (2,18%) BN, U phì đai tuyến tiền liệt 5 (2,2 %) BN.

Các bệnh phối hợp nhiều khi làm chỉ định điều trị phải cân nhắc, bệnh lý phối hợp là một trong những nguyờn nhõn hàng đầu gây tử vong sau mổ [75] [67] [19]

4.4. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 4.4.1. Xét nghiệm máu

Nguyễn Văn Khoa và Phạm Gia Khánh (1995) cho thấy số lượng bạch cầu cao gặp ở 83,66%, BCĐNTT cao trên 70% là 84,7% [13].

Kết quả nghiên cứu cho thấy 72% trường hợp VPMRT có số lượng bạch cầu cao trên 10,0G/L.Tỷ lệ này thấp hơn các nghiên cứu trước.

Có 28% BN có số lượng bạch cầu thấp hơn 10,0 G/L nhưng tỷ lệ BCĐNTT vẫn cao trên 70% (92%), điều đó cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân.

4.4.2. Siêu âm ổ bụng

Hình ảnh siêu âm ổ bụng để chẩn đoán VPMRT được nhiều tác giả đánh giá cao, các tác giả nhận xét chẩn đoán bằng siêu âm có độ nhạy cao 89%, độ đặc hiệu 95%, độ chớmh xỏc 90% [33].

68

Hình 4.1: Hình ảnh RT vỡ ở thân

( Nguồn: Acta Chir Beld - Verroken R )

Tuy nhiên, kết quả siêu âm còn phụ thuộc vào độ phân giải cao của máy siêu âm và trình độ người làm siêu âm.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả PTNS điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở người cao tuổi tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2005 – 2010 (Trang 53 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)