6. Bố cục của luận văn
1.2. Nội dung chủ yếu của triết lí vơ ngã trong tư tưởng Phật giáo sơ kỳ
1.2.3. Vạn pháp khơng cĩ tự ngã
Vạn pháp trong Phật học là khái niệm dùng để chỉ các sự vật và hiện tượng trong vũ trụ. Vạn pháp khơng do một đấng siêu nhiên nào tạo ra bằng các phép màu nhiệm, mà được tạo ra từ tứ đại (đất, nước, giĩ, lửa) - gọi là bản thể hay thực tướng. Con người cũng chỉ là một pháp, nhưng là pháp đặc biệt. Nĩ đặc biệt bởi vì, nếu như vạn pháp chủ yếu thuộc về cái sinh lý: địa, thủy, hỏa, thổ, thì con người chủ yếu thuộc về cái tâm lý: thụ, tưởng, hành và thức.
Vạn pháp khơng cĩ tự ngã trên cả bình diện thể và dụng. Thể của vạn pháp là sự cấu thành của tứ đại, do duyên sinh mà hợp và họa theo duyên, nĩ là khơng thật cĩ. Dụng của vạn pháp chỉ là sự biểu hiện hay hiện tượng của thể, nên thể đã khơng cĩ dụng và thể cũng khơng cĩ thật.
Tên gọi chỉ là hình thức của ngơn ngữ để gọi tên đối tượng. Những tên gọi này giúp con người định hình về đối tượng một cách xác định. Nhưng tên
gọi khơng phải là đối tượng mà nĩ là hình thức biểu đạt đối tượng bằng ngơn ngữ. Vì vậy ngơn ngữ chỉ là vỏ vât chất của khái niệm về đối tượng. Cĩ thể cung cấp cho con người một số ý niệm về đối tượng khi con người gọi.
Thể và dụng của Phật giáo cĩ nhiều điểm tương đồng với quan điểm về đối tượng.Bản chất (thể) - là cái quy định và chi phối sự tồn tại của đối tượng. Hiện tượng (dụng) - là hình thức biểu hiện của bản chất. Một bản chất luơn được biểu hiện ở nhiều hiện tượng. Con người trong sự tiếp nhận về đối tượng thường thơng qua hiện tượng để nhận thức về bản chất. Cũng như trong lí luận về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Về hai giai đoạn trong quá trình nhận thức về sự vật, hiện tượng.
Phật giáo là một tơn giáo vơ thần, trong cách lí giải nguồn gốc hình thành nên vạn vật, thì nhà Phật phủ nhận vai trị của một đấng siêu nhiên hay một lực lượng thần bí nào đĩ. Khác với tơn giáo hữu thần hà một số tơn giáo khác thừa nhận sự tồn tại của thượng đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đĩ trong vai trị là đấng sáng tạo. Với giáo lý nhà Phật thì vạn vật kể cả con người đều được cấu thành từ danh và sắc, chính danh và sắc này tạo nên bản chất thực sự của sự vật, nhưng danh và sắc là vơ thường, vì vậy bản chất thực của sự vật cũng vơ thường và luơn chuyển biến, vì vậy khi chúng sinh lầm tưởng danh và sắc này là trường tồn đã vội áp đặt cho sự vật một ý nghĩa vĩnh cửu, hay nĩi cách khác là thừa nhận cái ngã riêng của sự vật. Vì vậy chúng sinh mới quằn quại trong khổ đau, trong kiếp luân hồi, nhân quả. Do vơ minh, do tham ái, tham sân và tham si. Chúng sinh luơn viễn hoặc mình với một cái ngã riêng bất biến, vì vậy chúng sinh mới đau khổ. Nếu chúng sinh cịn tin vào sự bất biến, tin vào một cái ngã riêng trường tồn, thì đau khổ cịn hiện tồn trường cửu. Điều này lí giải vì sao Đức Phật dạy chúng sinh rằng: Vạn pháp khơng cĩ tự ngã.
Kết luận chương 1
Triết lý vơ ngã của Phật giáo sơ kỳ là một triết lý cĩ ý nghĩa và tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống tâm lý của chúng sinh. Để hiểu được nội dung của triết lý này một cách sâu săc nhất, chúng ta phải tìm hiểu kỹ nĩ trong mối quan hệ với các triết lý khác trong hệ thống giáo pháp cơ bản của đạo Phật như triết lý vơ thường, với quy luật nhân quả và nghiệp. Đặc biệt là mối quan hệ khơng thể tách rời giữa vơ thường và vơ ngã. Hiểu được ngọn nguồn của vạn vật khởi sinh đều theo quy luật vơ thường: thành trụ hoại khơng hay sinh trụ dị diệt và sinh, lão, bệnh, tử, thì lúc đĩ chúng ta mới hiểu được vì sao tất cả chỉ là hư vơ, tạm bợ, chính cơ thể của chúng ta, con người mà chúng ta cố cơng vun đắp, giành giật cũng chỉ là tạm bợ, phù du. Vậy thì khơng cĩ cơ sở nào để cĩ thể tồn tại một bản ngã của riêng ta trong thế giới vốn dĩ là vơ thường này được. Chính vơ minh và tham ái là động lực thúc giục con người cố gắng bảo vệ cái bản ngã của mình. Và càng cố tham lam níu giữ bao nhiêu, chúng ta lại càng rơi vào đau khổ và bế tắc với cuộc sống của chính mình bấy nhiêu. Vì vậy triệt tiêu vơ minh và tham ái, là một trong những yếu tố cơ bản giúp chúng sinh ngộ ra chân lý của triết lý vơ ngã. Hiểu thấu triệt được nội dung của triết lý này sẽ giúp chúng sinh tự giải thốt mình khỏi những khổ đau, khỏi nghiệp và kiếp sống luân hồi đầy đau khổ.
Chương 2
Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA TRIẾT LÝ VƠ NGÃ