Vơ ngã là niềm tin định hướng cho mọi hoạt động của chúng sinh

Một phần của tài liệu luận văn (Trang 70 - 77)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Ý nghĩa thực tiễn của triết lí vơ ngã Phật giáo sơ kỳ

2.2.2. Vơ ngã là niềm tin định hướng cho mọi hoạt động của chúng sinh

Cũng như những trường phái triết học khác, Phật giáo cũng cung cấp cho con người một thế giới quan khi nhìn nhận về cuộc sống. Phật giáo chỉ ra rằng đời là bể khổ, vì vậy mục đích cao cả và cuối cùng của chúng sinh phải thốt khổ, đạt đến niết bàn. Con đường để chúng sinh cĩ thể giải thốt cho chính mình đĩ chính là vơ ngã. Nhưng để làm được điều này khơng phải đơn giản, bởi vì bản tính của con người vốn dĩ đã là tham, sân và si, khơng dễ dàng để con người từ bỏ được những điều này.

mắt của chủ nghĩa duy vật, thế giới quan chính là tồn bộ quan điểm và niềm tin, định hướng cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. Nĩ sẽ mang lại cho họ một cái nhìn về thế giới theo quan điểm của các của các nhà triết học duy vật triệt để. Thế giới thống nhất ở tính vật chất vì vậy nĩ luơn vận động và phát triển khơng ngừng, mọi sự vật cĩ sự liên kết với nhau, chính quan điểm này giúp họ khái quát nên hai nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là nguyên lý phát triển và nguyên lý mối liên hệ phổ biến, rồi từ hai nguyên lý này họ khái quát nên ba quy luật và sáu cặp phạm trù cơ bản. Thế giới dưới con mắt của các nhà duy vật thể hiện quan điểm biện chứng, điều này làm nên sự đúng đắn trong thế giới quan của họ, định hướng và tạo cho họ niềm tin trong mọi hoạt động của chính mình.

Cũng tương tự như vậy, Phật giáo với thế giới quan của mình, chỉ cho chúng sinh thấy bản chất thực sự của cuộc đời mỗi con người là khổ, nhưng nỗi khổ đấy cũng như cuộc đời của mỗi chúng sinh là vơ thường, chính sự vơ thường đấy để chúng sinh hiểu được mình nên vơ ngã. Điều này lý giải tại sao nhà Phật lại đưa ra tam pháp ấn: vơ thường - khổ - vơ ngã.

Phật giáo đã lý giải một cách chi tiết về cuộc đời, về nguyên nhân của những khổ đau và con đường để tận diệt mọi khổ đau. Sự lí giải một cách đầy đủ và cĩ lí đã làm cho đại đa số các Phật tử tin tưởng tuyệt đối vào giáo lý nhà Phật, đặc biệt là tin tưởng vào con đường đưa chúng sinh thốt khỏi mọi khổ đau- vơ ngã. Chính điều này đã định hướng cho con đường đi đến vơ ngã của chúng sinh.

Thứ nhất, con người sẽ làm chủ được suy nghĩ của chính mình. Xuất phát từ việc con người làm chủ được cái tâm của chính mình, con người sẽ điều chỉnh và chi phối những suy nghĩ của mình sao cho những suy nghĩ đĩ là đúng đắn và cĩ lợi cho xã hội. Nhưng đĩ hồn tồn khơng phải là một điều đơn giản. Cuộc chiến đấu với bản ngã của chính bản thân mình bắt đầu từ suy

nghĩ mới là điều đáng sợ nhất. Ngay cả Đức Phật cũng khơng thốt khỏi điều này trên con đường đi tìm chân lý sống. Trong tư thế ngồi thiền nhìn vẻ ngồi thanh thản, nhưng thực chất bên trong người là cả một cuộc vật lộn khốc liệt giữa bản ngã, những phiền não và ý chí quyết tâm tìm ra con đường giải thốt cho chúng sinh. Bọn ma chướng bên trong ra sức đánh gục ý chí của ngài, bọn ma vương bên ngồi kéo đến dưới đủ mọi hình thức, khi thì bọn đầu trâu, mặt ngựa đến doạ nạt, khi là những kẻ ăn mày khốn khổ, bệnh tật kêu gào, cĩ khi là những cơ gái xinh đẹp trong những bộ xiêm y khêu gợi, và đáng sợ hơn cả là tiếng khĩc tức tưởi và bĩng dáng tiều tụy của cơng chúa đang bồng con thơ đứng cạnh Phụ hồng râu tĩc bạc phơ cầu xin người trở về… Nhưng thái tử vẫn ngồi đấy, bất động. Khơng cĩ gì lay chuyển được người, kể cả tham, sân, si, những nhục dục, thất tình… Vì ngài biết rằng chỉ cần vượt qua tất cả thì ngài sẽ chiến thắng. Đến đầu canh một người chứng thực được thiên nhãn tơng, canh hai người chứng thực được thiên nhĩ thơng, đầu canh ba thì chứng thực được túc mệnh thơng, thấy được nguyên nhân và nghiệp quả của mình là do vơ minh mà ra, thấy được mười hai nhân duyên, nguồn gốc của mọi khổ đau, sinh, lão, bệnh, tử và con đường giải thốt chúng sinh là đạt được tới trạng thái vơ ngã. Ngài đã chiến thắng chính mình và trở thành đáng tồn giác. Bắt đầu thuyết giảng và giúp chúng sinh thốt khỏi mọi khổ đau.

Chúng ta cũng vậy, cuộc đấu tranh vật lộn từ trong suy nghĩ với bản ngã của chính mình là điều khơng hề đơn giản. Chính tham, sân và si thúc giục bản ngã của con người hoạt động vơ cùng mãnh liệt. Nĩ địi hỏi chúng ta phải phục tùng những yêu cầu mà nĩ đưa ra, và nĩ lại bị điều khiển bởi chính suy nghĩ của chúng ta. Điều này lí giải tại sao chúng ta khĩ cĩ thể vượt qua được những lời dụ dỗ nhẹ nhàng, ngọt ngào xuất phát từ sự cĩ lợi cho bản thân… Như, hãy ngủ thêm chút nữa, chưa muộn đâu, trời lạnh mà hay là cứ nhận khoản tiền này đi, nĩ phù hợp với địa vị của mình hiện tại mà… Điều này chứng tỏ một điều rằng, lịng tham, sân, si của con người là vơ cùng. Vì vậy làm chủ được suy

nghĩ là điều cốt lõi để chúng ta cĩ những hành động đúng đắn. Và để làm được điều này, chúng sinh phải hiểu rõ triết lý vơ ngã của Phật giáo.

Thứ hai, Phật giáo giúp chúng sinh chủ động tìm cho mình con đường giải thốt mình khỏi những khổ đau. Phật giáo là tơn giáo chủ yếu đưa chúng sinh vào con đường thực hành để giải thốt mọi đau khổ. Hay nĩi cách khác Phật giáo nghiêng về thực tế, giúp chúng sinh thực hành ngay để cĩ thể tìm được lối thốt, khơng phải như một số tơn giáo khác chủ yếu giáo huấn về mặt lí thuyết. Như phần trên đã giải thích, chúng sinh phải làm chủ được cái tâm của mình, phải luơn hội tụ tứ vơ lượng tâm để cĩ thể đạt tới cái tâm chân như, khi đã đạt tới tâm chân như thì lúc đĩ coi như chúng ta đã thực hiện được vơ ngã.

Phật giáo là một tơn giáo đồng thời nĩ cũng là một trường phái triết học, giáo lý nhà Phật giúp chúng sinh tìm ra cách để cuộc sống của mình thanh thản, yên bình và tốt đẹp. Đức Phật đã từng nĩi rằng, ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Vậy chúng sinh phải tự mình hiểu được thấu đáo các triết lý của nhà Phật, sống và phải thực hành ngay trong cuộc đời của mình từ suy nghĩ cho đến hành động. Trên thực tế chúng sinh đã cĩ nhiều cách khác nhau để thực hiện những lời Phật dạy, làm sao để mình thanh thản trong tâm hồn và đến được với triết lý vơ ngã ở một mức độ nào đĩ.

Trong thực tế cĩ rất nhiều cách thức khác nhau mà chúng sinh đã làm để cĩ thể tiến tới vơ ngã, với Đức Phật đã tu hành khổ hạnh sáu năm trời, mỗi ngày chỉ nằm nghỉ ngơi một chút trên bãi cỏ, rồi lại tiếp tục ngồi thiền trên gai để tập cho quen dần với cảm giác đau đớn về thể xác. Thường xuyên nhịn đĩi để tập cho quen với việc làm chủ thân xác, thậm chí cịn tự hành hạ mình ở quanh thây ma thối để quán thân bất tịnh, thọ thị khổ, tâm vơ ngã… Tuy nhiên phép tu hành khổ hạnh đã làm ngài kiệt sức, vào một buổi sáng kia sau khi xả thiền, ngài đã gục ngã, bất tỉnh trong tư thế chết giấc. May thay cĩ

nàng mục nữ Sujata đi ngang, biết ngài là sa mơn Cồ Đàm liền cung kính dâng lên ngài bát cơm trộn sữa tươi, mong người thọ lãnh để hồi sức mà tiếp tục con đường đi tìm chân lý nhiệm màu cho nhân loại. Khơng ngần ngại thái tử nhận lấy bát cơm để thọ thực. Người nhận ra tu hành ép xác sẽ khơng thể giúp ngài sáng suốt và cĩ đủ sức khoẻ để tiếp tục con đường tìm ra chân lý. Ngài quyết tâm bỏ phương pháp sai lầm đĩ, bắt đầu ăn uống lại bình thường để hồi phục sức khoẻ như cũ, tắm rửa sạch sẽ và bắt đầu ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề.

Đức Phật đã chỉ ra cho chúng sinh con đường đi tới sự giải thốt, và Phật giáo nghiêng về thực hành, trên cơ sở hiểu biết vầ triết lý Phật học các đệ tử của Phật giáo cũng như chúng sinh tìm đến với Phật giáo đều thực hành và tìm ra cho mình sự thanh thản. Cĩ nhiều cách thực hành khác nhau, nhưng chủ yếu là ngồi thiền, làm việc thiện và tu dưỡng đạo đức.

Thiền là một trong những phương pháp tu tập giúp chúng sinh cĩ một trạng thái tâm lý thanh thản trong tâm hồn, tránh xa những ồn ào, căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống. Đây được coi là một trong những điều kiện để cĩ được tâm lành mạnh. Mỗi khi cĩ cơ hội hãy cố gắng thốt mình ra khỏi thành phố, rồi tìm một chỗ yên tĩnh để trầm tư mặc niệm, người ta gọi đĩ là hành pháp yoga - chú niệm hay hành thiền. Hãy tập giữ im lặng, điều này sẽ mang lại cho chúng ta nhiều sự bổ ích. Nếu chúng ta nghĩ rằng chỉ cĩ những người nĩi nhiều, đi lại nhiều, ham nĩi và thích sự ồn ào mới là những người dũng cảm thì thật là sai lầm. Im lặng là vàng và chúng ta chỉ nên nĩi khi nào lời nĩi bổ ích hơn im lặng. Trong sự im lặng chúng ta sẽ rèn luyện được rất nhiều điều. Và hành thiền là lúc giúp chúng ta giữ yên lặng. Đức Phật đã dạy rằng: “ Này chư tỳ khưu, khi các con tụ họp thì cĩ hai điều nên làm: hoặc là thảo luận về giáo pháp, hoặc là im lặng” (Majjhima Nikaya, Trung a hàm, 261, 21).

trường, ơ nhiễm tiếng ồn, ơ nhiễm mơi trường đất, ơ nhiễm mơi trường nước... Chưa ai nhắc tới “tâm” ơ nhiễm. Vì thế giới xơ bồ này làm cho tâm chúng ta bị vẩn đục, bị ơ nhiễm, nên chúng ta phải thanh lọc tâm hồn, phải cảm nhận và suy ngẫm lại chính mình... Để tâm được lành mạnh và hành thiền mang lại cho chúng ta điều đĩ. Phật đã dạy rằng: “đã từ lâu, tâm của con người bị tham, sân, xi làm cho ơ nhiễm. Bợn nhơ tinh thần làm cho tâm của chúng sinh ơ nhiễm. Gột rửa tâm làm cho chúng sinh trong sạch” (Samyutta Nikaya, Tạp a hàm, 100).

Thiền trong Phật giáo khơng phải là trạng thái mê sảng hay thơi miên, mà là một trạng thái tâm trong sạch, đã chế ngự và đè nén khát vọng, điều phục những thúc giục cĩ tính cách gây xáo trộn và làm cho tâm trở nên vắng lặng và an trụ, tập trung vào một điểm và nhập vào trạng thái sáng tỏ, minh mẫn, thấy rỏ sự vật. Thiền mang lại trạng thái tâm vắng lặng và tuệ minh sát để tiến tới mục tiêu duy nhất là tâm giải thốt khơng lay chuyển. Cĩ thể bạn chưa thành cơng trong thiền định, nhưng ít nhất bạn cũng được thưởng thức sự yên bình trong một thế giới vơ cùng ồn ào, náo nhiêt. Vấn đề đặt ra là bạn đừng bỏ cuộc, hãy làm dần từng ngày một và sẽ cĩ lúc bạn đạt tới niết bàn.

Hành thiền sẽ giúp chúng ta làm chủ được cái tâm của mình, giúp con người cĩ được từ, bi, hỷ, xả. Làm chủ được cái tâm sẽ giúp con người quan tâm đến nhau hơn, đặc biệt họ sẽ cĩ thể hiểu, làm chủ bản thân mình tránh xa các tệ nạn xã hội và làm cho tâm mình trong sạch, tránh xa sự rối loạn quay cuồng, đi tìm sự an lạc và vắng lặng để tỉnh tâm.

Hành thiền sẽ giúp chúng ta xoa dịu những căng thẳng sau những ngày làm việc mệt nhọc, vất vả. Mục tiêu cuối cùng của thiền tập trong Phật giáo là chứng ngộ tồn giác, hồn tồn tự chủ và tâm trí tuyệt đối lành mạnh, hay niết bàn, bằng cách điều phục tâm và gội rửa tận cùng những bợn nhơ tinh thần. Nhưng ngồi mục tiêu to lớn ấy, thiền định cịn cĩ thể gợi nguồn cảm hứng

cho ta khám phá trạng thái sáng suốt minh mẫn, tình trạng phong phú dồi dào và phẩm cách thiên nhiên của chính ta. Đặc biệt hành thiền sẽ giúp chúng ta xoa dịu sự căng thẳng của thần kinh. Hành thiền là một tiến trình sáng tạo nhằm biến đổi những cảm xúc vọng động và những tư tưởng bất thiện thành trạng thái tinh thần điều hồ và trong sạch. Ngồi ra hành thiền cịn rất tốt cho sức khoẻ, dịu bớt thần kinh, kiểm sốt và hạ huyết áp cho những bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp……

Ngồi hành thiền, chúng sinh cĩ thể tu dưỡng về mặt đạo đức. Thơng qua các hành động của mình. Hành động của chúng ta chính là ngồn gốc mang lại nghiệp. Nĩ cĩ thể là nghiệp lành hoặc nghiệp ác, nhưng tất cả đều duy trì cho chúng ta một kiếp sau. Hành động tốt sẽ tạo cho chúng ta nghiệp thiện, và sẽ cĩ quả thiện. Việc tu dưỡng đạo đức sẽ giúp cho chúng sinh cĩ những hành động tốt.

Xã hội hiện đại cĩ quá nhiều cạm bẩy, thế hệ trẻ lại thích đương đầu với những cái mới lạ, sự hứng thú và đầy khiêu khích càng đẩy họ đi xa hơn vào những tệ nạn: ma tuý, mại dâm, cướp của, giết người. Một điều càng làm cho chúng ta giật mình là tội phạm trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng. Vậy làm sao để loại tội phạm này giảm đi và xã hội sẽ yên bình hơn. Điều này phụ thuộc vào giáo dục và sự quan tâm giữa con người với con người, đặc biệt là tình yêu thương của những bậc làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị.

Từ suy nghĩ rồi mới đến hành động và lời nĩi. Vì vậy muốn cĩ hành động tốt, lời nĩi hay thì cần phải xuất phát từ một tâm lành mạnh. Ý thức của con người sẽ chi phối đến hoạt động của họ, từ suy nghĩ đến hành động cịn trải qua nhiều cơng đoạn, nhưng nếu xuất phát điểm bởi những suy nghĩ lành mạnh thì chắc chắn việc làm sẽ tốt đẹp. Tuy nhiên, khơng phải ai ai cũng đều xuất phát điểm bởi một cái tâm lành mạnh. Sự thật là cĩ rất nhiều người trước khi là đệ tử của Phật pháp đã làm rất nhiều việc xấu, thậm chí cĩ cả những kẻ

giết người. Thế nhưng nhà Phật khơng xua đuổi những người đã sám hối và thấy rõ tội lỗi của mình, họ luơn muốn quay đầu trở lại kiếp hiền lương và sự thật là họ đã làm được điều đĩ. Cuộc đời này đầy rẫy những người xấu, nhưng cái hay của Phật giáo là đã giác ngộ được những con người đĩ, làm cho họ cĩ một lương tâm trong sạch và cĩ những suy nghĩ đúng đắn. Đĩ là cái hay trong cách giáo huấn của Phật pháp.

Như vậy, Phật giáo đã giúp chúng ta hiểu được rằng, muốn chấm dứt mọi khổ đau khơng cĩ con đường nào khác đĩ là phải thấu hiểu được triết lý vơ ngã. Chỉ cĩ như vậy con người mới thốt khỏi vịng luân hồi, sinh tử, thốt khỏi nghiệp báo và cĩ một cuộc sống hạnh phúc, yên bình. Triết lý vơ ngã sẽ giúp cho chúng sinh hiểu rằng, hơn ai hết phải chiến thắng chính bản thân mình khỏi tham, sân và si. Kẻ thù lớn nhất của đời mình khơng ai khác là chính bản thân mình. Hãy cố gắng tu dưỡng, rèn luyện, hãy để tâm mình được trong sáng và sẽ cĩ những hành động đúng đắn, để bản thân thốt khỏi bản ngã trường cửu và giúp cho xã hội n bình, thịnh vượng. Đĩ chính là niềm tin vào cuộc sống mà Phật giáo đã đem lại cho chúng sinh.

Một phần của tài liệu luận văn (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w