Dịch vụ biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 52 - 53)

Dịch vụ biển là khái niệm có phạm vi rất rộng. Trong phạm vi của luận án chỉ đề cập đến những dịch vụ biển có mối quan hệ với đảm bảo QP, AN,“đó là các dịch vụ như tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển; thông tin liên lạc trên biển; nghiên cứu khoa học, công nghệ biển; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; điều tra cơ bản về tài nguyên, mơi trường biển. Có thể thấy đây đều là những hoạt động không thể thiếu khi muốn đảm bảo QP, AN trên biển.”Do tình hình an ninh biển có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, khó lường như cướp vũ trang trên biển, tranh chấp ngư trường, đánh bắt trái phép thuỷ hải sản… do đó muốn kinh tế biển phát triển ổn định cần chú trọng tới công tác cứu hộ cứu nạn mà lực lượng cảnh sát biển là lực lượng nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng về truyền thông, thông tin ở các vùng ven biển, đảo, kết nối chặt chẽ giữa các lực lượng như cảnh sát biển, bộ đội, ngư dân, chính quyền địa phương để tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ QP, AN ở trên biển, các vùng ven biển và ở các đảo; giữ vững liên lạc giữa đất liền với ngư dân khai thác trên biển để đảm bảo an toàn cho người dân; tuyên truyền phòng chống thiên tai từ biển cho nhân dân… xây dựng các lực lượng chuyên trách để từng bước thực hiện QLNN trên các vùng biển thông qua việc xây dựng các lực lượng và phương tiện để chỉ huy điều hành cứu hộ, cứu nạn trên biển như: hệ thống quan sát, trinh sát, cảnh giới từ xa, thông tin liên lạc hàng hải; thành lập đội tàu tuần tra biên phòng, kiểm ngư, hải quan; tổ chức xây dựng và trang bị cho lực lượng cảnh sát biển; xây dựng hệ thống đèn biển cho các đảo; đầu tư hỗ trợ phát triển nghề đánh cá xa bờ, nhằm vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành hải sản vừa góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên biển đảo của Tổ quốc; tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc trên biển đảo và đấu tranh QP, AN.

Bên cạnh đó, cần có cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ biển vững mạnh. Khoa học và công nghệ biển phải là nền tảng vững chắc góp phần thực hiện thành cơng các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế-xã hội; chiến lược biển quốc gia và đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam; thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Việt Nam trong việc tham gia các tổ chức và điều ước khu vực, quốc tế về biển. Khoa học và công nghệ biển phải trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ tài nguyên và mơi trường, bảo tồn tự nhiên, ngăn ngừa và phịng chống thiên tai,

góp phần đảm bảo an ninh quốc phịng, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Mặt khác, hoạt động khoa học và công nghệ biển là một cầu nối tăng cường quan hệ hữu nghị, thân thiện giữa các nước trong khu vực trong lĩnh vực nghiên cứu này; khai thác tài nguyên biển trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tơn trọng lợi ích, chủ quyền lãnh hải và tơn trọng luật pháp quốc tế, góp phần giải quyết tranh chấp trên biển.

Quản lý bền vững biển Việt Nam, phát triển kinh tế biển... là lĩnh vực phức tạp, đa ngành nghề, sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi nguồn nhân lực biển phải có tay nghề, có kỹ thuật nghiệp vụ, được huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp. Việc tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế biển là chìa khố của sự thành công trong phát triển bền vững kinh tế biển, quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam cũng như đảm bảo QP, AN trên biển đảo của nước ta. Chú trọng phát triển nhân lực các ngành, lĩnh vực về biển như dầu khí, hàng hải, hải sản, du lịch; phối hợp với các bộ, ngành và địa phương ven biển thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, thông tin về biển; đấu tranh việc xuyên tạc công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến thông tin về biển, đảo theo hướng thiết thực, hiệu quả cho lực lượng lao động trong các ngành kinh tế biển để giữ vững QP, AN trên biển; cần tuyên truyền, đào tạo cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên gia và đội ngũ lao động chuyên ngành kỹ thuật, ngư dân, người làm nghề biển, đội ngũ lao động trên biển, đảo và ven biển về chủ quyền biển, hải đảo, nâng cao nhận thức và hành động cho họ trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w