Sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát sinh đối với các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 149 - 151)

sinh đối với các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển

Với điều kiện vị trí địa lý tự nhiên của thành phố Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 150km, lại nằm cận kề tuyến hành trình quốc tế quan trọng từ châu Á đi các nước và từ các nước đến Đông Nam Á… Đây là khu vực biển nhộn nhịp vào ra, là nơi các hoạt động của ngư dân, hoạt động khai thác đánh bắt hải sản, khai thác các nguồn tài nguyên biển diễn ra sơi động nên có nhiều loại hình phương tiện thuộc nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia. Tuy nhiên, đây là cũng là khu vực có nhiều thiên tai. Hàng năm, trên biển Đông thường xuất hiện khoảng từ

10 - 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 5 - 7 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Việt Nam nói chung, trong đó có vùng biển Đà Nẵng… Vì vậy, tình hình tai nạn, sự cố trên biển và các nguy cơ dẫn đến tai nạn, sự cố trên biển ln xảy ra và có chiều hướng tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ hoạt động phát triển kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà còn là những nguy cơ đe doạ tới QP, AN trên biển của thành phố và của đất nước.

Những sự cố thường xuyên xảy ra có thể kể đến những va chạm giữa tàu thuyền của ngư dân nước ta với các nước láng giềng, những vụ tai nạn trên biển, cướp biển, các sự cố tràn dầu, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt cá và khai thác tài nguyên biển trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đe doạ nghiêm trọng tới vấn đề QP, AN trên biển… Trước những tình hình đó, sự phối hợp trong hoạt động phịng chống và đối phó với các sự cố trên biển giữa các lực lượng chun trách đóng vai trị quan trọng là điều khơng cịn cần phải bàn cãi.

Có một thực tế là cơ chế phối hợp giữa các lực lượng này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa thực sự chặt chẽ. Trên biển Đà Nẵng hiện có rất nhiều lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền nhưng đồng thời cũng nhiều lực lượng thực hiện nhiệm vụ QLNN trên biển. Đối với quân đội có ba lực lượng: hải quân, BĐBP, cảnh sát biển. Về mặt QLNN có lực lượng kiểm ngư. Ngồi ra cịn có lực lượng cứu hộ, cứu nạn hàng hải. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là cương quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo trên cơ sở phát triển kinh tế biển, tạo tiềm lực QP, AN, đồng thời tạo thế trận quốc phịng an ninh trên biển. Do đó, sự hiện diện của tất cả các lực lượng trên biển đều góp phần khẳng định chủ quyền của chúng ta. Tuy nhiên, chính vì có nhiều lực lượng chun trách cùng tham gia hoạt động trên biển nên bài toán về cơ chế phối hợp giữa các bên là không đơn giản.

Cẩn phải xây dựng cơ chế rõ ràng giữa các lực lượng chuyên trách theo từng vấn đề cụ thể. Đối với sự cố liên quan tới tài ngun, mơi trường, cần có quy chế phối hợp giữa lực lượng BĐBP và cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường thành phố. Quy chế này sẽ được xây dựng từ cấp trung ương nhưng cũng cần có sự linh hoạt khi áp dụng ở cấp địa phương, cấp tỉnh, thành phố. Cần phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, bảo đảm các nguyên tắc

và yêu cầu nhiệm vụ quốc phịng; phối hợp trong quản lý, chỉ đạo, kiểm sốt bảo đảm yêu cầu về quốc phòng trong các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dị, khai thác, sử dụng tài ngun, mơi trường biển và hải đảo; phối hợp trong đấu tranh, xử lý vi phạm đối với các hành vi mang vào vùng biển như mang vũ khí, vật liệu nổ, hố chất độc hại, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người, tài nguyên và gây ơ nhiễm mơi trường biển; phối hợp trong phịng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; phối hợp bảo đảm cung cấp kịp thời những thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đối với các sự cố về xâm phạm chủ quyền quốc gia, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, hướng dẫn bảo đảm nguồn lực và thực hiện công tác điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thành hệ thống bản đồ biển phục vụ cho quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo, thềm lục địa, công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; đảm bảo hoạt động của các lực lượng thuộc hai bộ thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn; thực hiện pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về biển có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam theo luật định; phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, gắn kinh tế biển với xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân bảo vệ vững chắc khu vực biển, đảo và thềm lục địa.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w