Nhân lực ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của kết hợp đảm bảo quốc phòng, an

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 102 - 103)

nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của kết hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh trong thực hiện nhiệm vụ

Nguồn nhân lực trong ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản là nguồn nhân lực gắn bó trực tiếp với các hoạt động diễn ra trên biển vốn có nhiều rủi ro do các tình huống cả chủ quan và khách quan đem lại. Do đó, thay đổi nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của kết hợp đảm bảo QP, AN trong thực hiện nhiệm vụ là yêu cầu đặt ra cấp thiết vì đây là nguồn lực rất quan trọng vừa góp phần phát triển kinh tế cho ngành, vừa giúp sức, hỗ trợ cho các lực lượng chuyên trách ví như phên dậu quốc gia vào hoạt động bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo quốc gia.

Cơ cấu nghề nghiệp: nghề nghiệp khai thác hải sản ở Đà Nẵng rất phong phú và đa dạng. Hiện nay có trên 20 loại nghề nghiệp khác nhau được xếp vào 5 họ chính sau: nghề lưới kéo (30,6%), nghề lưới rê (21,3%), nghề câu (18,6%), nghề vây (7,5%) và các nghề khác (22,0%).

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nghề khai thác hải sản ở thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Chi Cục thuỷ sản Đà Nẵng [12].

Quy mơ lao động thì tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản năm 2018 là khoảng 7.721 người. Về trình độ chun mơn, hầu hết người lao động trong ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ hải sản của thành phố Đà

Nẵng đều có trình độ chun mơn thấp. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân chính như lao động đánh bắt hải sản khơng có điều kiện để đi học hoặc do họ chỉ làm theo nghề cha truyền con nối. Cũng có những lao động dạn dĩ với nghề, có kinh nghiệm đánh bắt hải sản cao song số lượng lao động này không nhiều, hầu hết chỉ sử dụng các tàu nhỏ, chưa biết điều khiển các tàu lớn để đánh bắt xa bờ hiệu quả hơn.

Biểu đồ 3.6: Trình độ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản tại Đà Nẵng năm 2018

Nguồn: Chi Cục thuỷ sản Đà Nẵng [12].

Biểu đồ 3.6 thể hiện rõ trình độ đào tạo của nhân lực ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản ở thành phố Đà Nẵng năm 2018. Có thể thấy tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm áp đảo, chủ yếu là lao động trung học chuyên nghiệp hoặc lao động qua đào tạo nghề. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ rất ít. Đây là vấn đề cần phải được các cấp QLNN của thành phố Đà Nẵng quan tâm, chú trọng nâng cao, bồi dưỡng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và phát triển ngành gắn liền song với đảm bảo QP, AN và chủ quyền biển, đảo quốc gia trên biển. Người lao động được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ và có chất lượng cao khơng chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội mà còn trở thành lực lượng bảo vệ QP, AN quý báu.

3.2.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách về khai thác, chế biến hải sảntrong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng giai

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w