Điều kiện kinh tế xã hội
Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là trung tâm văn hoá thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế; và là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phịng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.
- Dân số: Tính đến năm 2019, dân số của thành phố Đà Nẵng là 1,215 triệu người, trong đó số dân thành thị là 932.400 người, chiếm tỉ lệ 87,6%, cịn số dân nơng thơn 131.700 người, chiếm tỉ lệ 12,4%. Mật độ dân số ở Đà Nẵng là 828 người/km2. Người Kinh là dân tộc chiếm đa số chủ yếu ở đây với tỉ lệ 99,4%.
- Lực lượng lao động: Số người tham gia lực lượng lao động ở thành phố Đà Nẵng ngày càng tăng và góp phần khơng nhỏ là do sự di cư từ tỉnh khác. Trong khi nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng phát triển, nhu cầu lao động tăng theo nhưng không tăng kịp tốc độ tăng nguồn lao động. Đà Nẵng là một trong những thành phố thu hút người từ nơi khác đến với 3 mục đích chính: sinh sống, làm việc (hoặc tìm việc), theo học các trường đào tạo. Sự di cư này phần nào đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng cũng như trở thành một động lực thúc đẩy Đà Nẵng phát triển. Lực lượng lao động theo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2017 của Đà Nẵng là 567,6 nghìn người chiếm 53,2% tổng dân số, tăng 11,5 nghìn người so năm 2016, tốc độ tăng là 2,07%. Quý II/2018, biến động lực lượng lao động tại Đà Nẵng khơng có gì khác so trước đây, sự tăng giảm lực lượng lao động diễn ra bình thường. Theo số liệu sơ bộ và qua nhận định khi điều tra thì đã có sự di chuyển một số lao động từ ngành sản xuất công nghiệp sang lĩnh vực thương mại dịch vụ. Số người thất nghiệp không tăng nhiều. Cơ cấu lao động đang làm việc tại Đà Nẵng từ lâu nay khác biệt nhiều so với các tỉnh, thành phố khác do Đà Nẵng là nơi mà dân
số khu vực nơng thơn rất ít (tỷ lệ dân số khu vực nông thôn là 12,4% - thấp nhất so các tỉnh khác trong cả nước) và lao động tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản ngày càng giảm xuống về số lượng và tỷ trọng; trong khi đó tỷ lệ lao động tham gia vào ngành thương mại, dịch vụ ngày càng tăng lên. Quý II trong năm bao giờ cũng là thời gian mang lại nhiều công ăn việc làm nhất cho nền kinh tế Đà Nẵng. Trong quý này, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm giảm xuống do thời tiết nắng nóng, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của thành phố, nhất là lĩnh vực du lịch, phục vụ du lịch, xây dựng… Theo số liệu chưa đầy đủ, tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành nơng lâm, thuỷ sản ước tính chiếm 5%, cơng nghiệp xây dựng chiếm 28% và thương mại, dịch vụ chiếm 67% (năm 2017 lần lượt là 5,3%, 29,1% và 65,6%).
Bảng 3.1: Dân số và nguồn lao động thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2018
Năm Dân số Nguồn Lao động Lao động
lao động có việc làm thất nghiệp
2010 922.712 454.858 424.418 30.406 2011 946.028 504.638 483.286 21.352 2012 966.319 508.760 483.731 25.092 2013 986.792 533.777 514.683 19.094 2014 1.007.653 541.181 522.483 18.698 2015 1.028.838 547.007 523.280 23.727 2016 1.046.259 564.500 524.060 22.950 2017 1.066.406 576.000 544.067 22.533 2018 1.215.000 Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng [16].
- Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP): Giai đoạn năm 2012 - 2017 tốc độ tăng trưởng GRDP địa phương nay đều từ 8-9%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP cả nước. Năm 2016, tốc độ tăng GRDP (tính theo giá 2010) tăng 9,04% so với năm 2015; cịn tính theo giá hiện hành là 69.806 tỷ đồng, tăng hơn 10% so năm 2015. Năm 2017, GRDP của Đà Nẵng đạt 58.546 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2016. Năm 2018, GRDP tăng 7,86% so với năm 2017. Giai đoạn 2003 - 2018, GRDP ước tăng bình quân 10%/năm, riêng giá trị năm 2018 đạt 63.960 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với năm 2003, bằng 1,39% so với cả nước. Đóng góp chính vào mức tăng trưởng cao và ổn định của kinh tế thành phố Đà Nẵng chủ yếu từ hai nhóm ngành dịch vụ và cơng nghiệp - xây dựng.
Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2018
Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng từ năm 20122018 [16].
- Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của thành phố cũng tăng cao qua từng giai đoạn và ln cao hơn bình qn chung của cả nước. Nếu như năm 2005, thu nhập bình quân của người dân Đà Nẵng chỉ đạt 850 đơ la Mỹ (USD) thì năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố là 2283 USD và đến cuối năm 2016, con số này là 2980 USD, gấp trên 3,5 lần so với năm 2005. Đến năm 2018, GRDP bình quân đầu người đạt 82,8 triệu đồng (3.677 USD), gấp gần 7 lần năm 2003 và 1,45 lần cả nước. USD 4000 3000 2000 1000 0 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 Năm 2004 2020
Biểu đồ 3.2: Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2018
Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng [16].
- Quy mô nền kinh tế: quy mô nền kinh tế trên địa bàn năm 2018 theo giá hiện hành đạt 90.023 tỷ đồng, tương đương 3.909,8 triệu USD, tăng 325 triệu USD so với năm 2017. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 1,83% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,32%, trong đó riêng cơng nghiệp chiếm 22,24%; khu vực dịch vụ chiếm 56,17%;
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 12,68% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 1,86%; 29,17%; 56,21%; 12,75%).
Giai đoạn 2003-2018, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt 188.740 tỷ đồng, tăng 14,4%/năm; trong đó, thu nội địa đạt 146.238 tỷ đồng, tăng 16,3%/năm, chiếm 77,5% trên tổng thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, mục tiêu "Khơng có hộ đặc biệt nghèo" cơ bản hồn thành. Đề án giảm nghèo giai đoạn 2009-2015 về đích trước 3 năm, giai đoạn 2013-2017 về đích trước 2 năm, đến cuối năm 2015 khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn của thành phố.
- Thu hút đầu tư trong và ngồi nước cũng được đẩy mạnh, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế thành phố, làm thay đổi diện mạo chung của thành phố. Giai đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 159,2 ngàn tỷ đồng, tăng 9,4%/năm. Tính đến cuối năm 2015, thành phố đã thu hút 391 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3,49 tỷ USD và 456 dự án đầu tư trong nước với tổng đầu tư đạt gần 74.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 5/2018, Đà Nẵng đã thu hút được 609 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 3,1535 tỷ USD. Bước đầu đã xác lập được vai trò hạt nhân của khu vực, là đầu mối giao thông quan trọng, trở thành tâm điểm phát triển trên nhiều lĩnh vực như du lịch, thương mại, vận tải, logistics, tài chính ngân hàng, CNTT, hạ tầng, đầu tư, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu. Đà Nẵng đã tích cực gia nhập các diễn đàn quốc tế của khu vực và thế giới. Uy tín, vị thế và hình ảnh thành phố được quảng bá hiệu quả qua các sự kiện văn hoá quốc tế hàng năm.
Đà Nẵng ln nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu về các chỉ số: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT, Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số quản trị hành chính cơng cấp tỉnh… Nhiều mơ hình mới, cách làm mới của thành phố Đà Nẵng được Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước đánh giá cao.