Thực trạng thực đầu tư kết cấu hạ tầng và thực thi các biện pháp nhằm phát triển kinh tế hàng hải trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 110 - 112)

nhằm phát triển kinh tế hàng hải trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

Từ năm 2010 đến nay, Cảng Đà Nẵng đã nâng cấp kết cấu hạ tầng, đầu tư thiết bị mới, đẩy mạnh công tác tiếp thị, đặc biệt là tập trung mở rộng vùng hậu phương lên các tỉnh Tây Nguyên nơi có nguồn hàng nơng, lâm sản dồi dào, góp phần gia tăng sản lượng hàng hố thơng qua. Bên cạnh đó, với lợi thế cảng biển nước sâu và là trung tâm của các di sản văn hoá thế giới tại miền Trung cùng với việc chăm sóc, tiếp đón tàu và khách du lịch chu đáo, an tồn, Cảng đã thu hút nhiều tàu khách du lịch trong và ngoài nước. Hoạt động này đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch Đà Nẵng và các tỉnh phụ cận tăng lên đáng kể.

Song hành với việc đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Cảng đã không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu Cảng Đà Nẵng, coi đây là tài sản vơ hình q giá, một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi trên thương trường. Thương hiệu Cảng Đà Nẵng dần được xác lập trong ngành hàng hải Việt Nam và khu vực. Các cảng lớn hàng đầu thế giới ngày nay đều chọn dịch vụ Container là mục tiêu hàng đầu và khuynh hướng container hoá cảng biển đang là xu thế của thời đại. Sớm nắm bắt xu hướng đó, Cảng Đà Nẵng không ngừng đầu tư mở rộng và hiện đại hố để thích nghi hơn với tàu container. Cảng đã thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Tiên Sa với tổng kinh phí gần 100 triệu USD, hồn thiện năng lực dự án khu kho bãi hậu cần, hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành

khai thác cảng bằng việc xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Hiện tại, Cảng Đà Nẵng đang tiếp tục triển khai dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.

Với chủ trương lấy năng suất và chất lượng dịch vụ làm chính sách chất lượng hàng đầu của doanh nghiệp, thơng qua các giải pháp hồn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật; đơn giản hoá thủ tục giao nhận; tăng cường phối hợp trong nội bộ Cảng cũng như với các đơn vị liên quan ngồi Cảng; kích thích người lao động bằng quy chế trả lương hợp lý; cơ giới hố, tự động hố quy trình sản xuất;… năng suất và chất lượng dịch vụ của Cảng Đà Nẵng không ngừng được nâng cao. Năng suất của một số mặt hàng tiêu biểu theo định mức bình quân năng suất bốc dỡ giải phóng tàu bình qn hàng năm tăng: Clinke tăng 28%, than tăng 18%, dăm gỗ tăng 38%, cát rời tăng 28%, ximăng bao tăng 16%, thép xây dựng tăng 16%, thép phế liệu tăng 33%, container tăng 20%…

Kế hoạch an ninh cảng biển được thực thi, Cảng Đà Nẵng ln đảm bảo an tồn, thuận lợi, nhanh chóng cho tàu, hàng hố, hành khách lưu lại và vào ra Cảng. Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng hằng năm đều cho thấy dịch vụ của Cảng được đánh giá năm sau tốt hơn năm trước.

Về công tác tổ chức quản lý, thực hiện sự đổi mới cơ chế quản lý để phù hợp với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, Cảng Đà Nẵng đã từng bước đổi mới mơ hình quản lý theo hướng tinh gọn, hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý, mạnh dạn tinh giảm lao động trên cơ sở từng bước cơ giới hoá, hiện đại hoá.

Từ năm 2017 tới nay, Cảng Đà Nẵng tiếp tục đầu tư phương tiện thiết bị, nâng cấp cầu tàu để đạt mục tiêu 12 triệu tấn hàng hoá thơng qua năm 2020 trong đó hàng container đạt 600.000 TEUs.

Về cơng tác đảm bảo QP, AN và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia: Từ năm 2013 đến nay, với mưu đồ độc chiếm Biển Đông Trung Quốc thường xuyên tiến hành nhiều hoạt động như tuyên bố đường lưỡi bò trên biển; tăng cường hoạt động quân sự trên biển và quần đảo Hoàng Sa; đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển Việt Nam; hạ đặt trái phép dàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam... Bên cạnh đó, tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền vùng biển nước ta, tranh lấn ngư trường, khai thác hải sản trái phép, trộm cắp trấn cướp tài sản, phá ngư lưới cụ, trắng trợn uy hiếp, hành hung ngư dân ta diễn biến phức tạp. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại không

giảm, phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo trá, quyết liệt hơn; hoạt động sử dụng xung điện, thuốc nổ khai thác hải sản bước đầu được ngăn chặn, song chưa triệt để. Tình trạng trộm cắp tài sản, tranh chấp ngư trường, tông va, vướng lưới, đánh nhau trên biển vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, khó lường. Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi, lưu lượng phương tiện đến Cảng Đà Nẵng ngày càng đông khiến cho cơng tác giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ chủ quyền cũng trở nên phức tạp. Nhận thức được tình hình đó, UBND thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới phương tiện, vươn khơi bám biển bảo vệ chủ quyền vùng biển. Tuyên truyền giáo dục ngư dân nắm vững quy định đảm bảo trang thiết bị an tồn hàng hải, phịng chống tai nạn khi đi biển, nắm vững phạm vi hoạt động, quy ước liên lạc để hỗ trợ cứu giúp người, phương tiện bị nạn; tổ chức tập huấn, tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo, an toàn hàng hải cho bà con ngư dân, góp phần gìn giữ QP, AN trên biển, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế hàng hải của thành phố.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w