Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 117 - 120)

Thứ nhất, các phân ngành kinh tế biển đã phát huy được tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm góp phần vào thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KTXH của thành phố.

Các phân ngành kinh tế biển gồm KTDLB, chế biến thuỷ sản, hải sản, hàng hải, ngành dịch vụ biển trong những năm qua (từ 2010 tới 2018) đều có sự tăng trưởng rất rõ rệt.

Kinh tế du lịch biển Đà Nẵng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho tồn thành phố, giúp giải quyết việc làm, nâng cao đời sống xã hội, từ đó củng cố an ninh, quốc phịng vùng biển đảo. Thực tiễn phát triển KTDLB thời gian qua cho thấy, thành phố Đà Nẵng đã quản lý chặt chẽ được các hoạt động phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn, ngăn chặn được nhiều hành vi vi phạm pháp luật về du lịch biển, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong hoạt động phát triển KTDLB trên địa bàn. Đồng thời, đã có sự phối hợp tham gia của tất cả các lực lượng liên quan trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, tạo mơi trường du lịch an tồn, lành mạnh và văn minh. Các doanh nghiệp ngành du lịch ở Đà Nẵng đã thực hiện tốt vai trị của mình trong đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch biển, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng của khách quốc tế và trong nước. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch có sự chuyển biến rõ rệt cả về quy mơ và chất lượng, góp phần đưa hình ảnh một Đà Nẵng an ninh, trật tự và hồ bình đến với khu

vực và thế giới. Qua tất cả những kết quả này, Đà Nẵng tạo được niềm tin cho bạn bè năm châu, đó cũng là cách để chúng ta gìn giữ QP, AN trên biển Đà Nẵng nói riêng và của cả nước nói chung.

Ngành ni trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản cũng đã đạt những kết quả đáng kể trong công tác phát triển gắn với đảm bảo QP, AN trên biển Đà Nẵng. Sự kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP, AN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc được thể hiện rõ trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của Ngành, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, phát triển các đội tàu, thuyền đánh bắt hải sản của các doanh nghiệp và các hợp tác xã nghề cá; trong nghiên cứu khoa học sông, biển, hải đảo và đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển; xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên các vùng biển, hải đảo và ven biển. Ngồi ra, cịn phải kể đến các kết quả trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, thực thi pháp luật và giữ gìn an ninh, trật tự trên biển.

Thứ hai, kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN của thành phố Đà Nẵng được thực hiện có trách nhiệm thường xuyên theo kế hoạch đã mang lại một hình ảnh Đà Nẵng an tồn, thân thiện, là địa chỉ thu hút đầu tư uy tín khơng chỉ ở trong nước mà cịn cả khu vực Đơng Nam Á và trên thế giới.

Là thành phố cảng biển, lại được Tổ quốc giao cho sứ mệnh quản lý huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng đã tích cực thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 "Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" của Ban Chấp hành Trung ương khố X. Qua đó, vấn đề liên quan đến Biển Đơng như phát triển kinh tế biển, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến rất đáng kể. UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt đề án "Phát triển ngành

kinh tế biển thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" với mục

tiêu tăng trưởng dịch vụ kinh tế biển 12% - 15%. Đề án này là sự kế thừa kết quả việc thực hiện phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TW. Qua đó, ngư dân Đà Nẵng kiên trì trụ bám trên ngư trường truyền thống Hồng Sa, vừa lao động để mưu sinh kiếm sống vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, dõi theo từng hòn đảo lớn nhỏ thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của đất nước ta.

Thứ ba, sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố góp phần tăng cường mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN.

Giai đoạn 2010 - 2018, thành phố Đà Nẵng thực hiện tốt cơng tác kiện tồn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ thành phố đến các quận, huyện và người dân. Các diễn biến tình hình chính trị, đảm bảo QP, AN biển đảo luôn được theo dõi, tuyên truyền và phổ biến kịp thời trong toàn hệ thống và nhân dân. Đồng thời khi có tình huống xảy ra, các lực lượng chuyên trách đã phối hợp giải quyết nhanh chóng, kịp thời, khơng tạo điểm nóng ở các khu vực biển, đảo.

Thứ tư, vai trò và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách, lực lượng chủ chốt thực hiện nhiệm vụ đảm bảo QP, AN ln hồn thành tốt nhiệm vụ

Lực lượng chuyên trách là BĐBP và cảnh sát biển thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ QP, AN, chủ quyền biển đảo. Đồng thời, họ cũng là lực lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các tàu khai thác, vận tải trên biển, cho ngư dân ven biển... Lực lượng công an thành phố cũng đã xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia phát triển kinh tế biển như phòng ngừa nguy cơ cháy nổ; phối hợp phòng chống tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội; các băng nhóm tội phạm trong nước và nước ngoài... Đấu tranh ngăn chặn các âm mưu thù địch, tuyên truyền kích động chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh, trật tự cho thành phố, người dân và cho đất nước. Trong đó, tập trung đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của 02 nhiệm vụ có vị trí chiến lược đó là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chú trọng xây dừng nền quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phịng tồn dân, phong trào quần chúng tự quản an ninh trật tự khu vực biên giới biển và phong trào toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa"; khơng ngừng củng cố thế trận lòng dân vững chắc. Phong trào quần chúng tự quản an ninh trật tự khu vực biên giới biển được tăng cường; nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ trong cơng tác nắm tình hình, quản lí chặt chẽ các đối tượng có liên quan đến an ninh quốc gia và các loại tội phạm khác; công tác quản lý bảo vệ rừng phịng hộ, bố trí khu dân cư dọc tuyến biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng - an ninh được chú trọng.

Căn cứ theo Nghị định 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành phố Đà Nẵng đã làm tốt công tác kiểm tra các phương tiện giao thông trên biển, bến cảng. Đồng thời với đó là cơng tác tun truyền cho chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân về việc giữ gìn chủ quyền biển đảo, về các quy định về khai thác hải sản. Ngoài ra, thành phố cũng luôn luôn chú trọng công tác tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng dân cư ven biển về ý nghĩa và tầm quan trọng của 02 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tổ chức thực hiện tốt phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biến giới quốc gia trong tình hình mới theo Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ; quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biến giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ và các qui định pháp luật có liên quan. Phối hợp tổ chức cắm mốc giới các xã biển theo chủ trương.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w