Bài học từ kinh nghiệm nước ngoà

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 76 - 78)

Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN của một số quốc gia, có thể rút ra những bài học như sau:

Một là, ở cấp quốc gia phải xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN để lấy đó làm căn cứ pháp lý cho cấp tỉnh (thành phố) thực hiện. Xây dựng chính sách biển quốc gia của Việt Nam

phải dựa trên hệ thống các quy định của luật và công ước quốc tế giống như Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện nay Việt Nam đã có những luật riêng cho từng ngành như: Luật Thủy sản, Luật Du lịch, Luật Tài nguyên nước, Luật Dầu khí, Luật Bảo vệ mơi trường… Tuy nhiên, các luật này mang tính chun biệt và khơng đảm bảo đáp ứng những yêu cầu quản lý chung về biển. Ngồi ra, muốn xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ về quản lý biển trước hết cần phân định rõ vùng biển quốc gia. Hiện nay Chính phủ đã tuyên bố xác định được cơ bản các vùng biển quốc gia (tuyên bố ngày 12/07/1977). Tuy nhiên, nội dung tuyên bố cũng chưa đề cấp tới vấn đề quản lý các vùng biển của Việt Nam và đến nay các văn bản này đã lạc hậu và không phù hợp với nội dung của cơng ước quốc tế về luật biển năm 1982. Vì lẽ đó tất yếu cần xây dựng một luật mới để tạo lâp khung pháp lý cho quản lý biển ở cấp độ vĩ mô. Về mặt nội dung, luật này cần làm rõ các vấn đề như: đưa ra những nguyên tắc về quản lý biển; đề ra phương hướng để xây dựng các chính sách cấp quốc gia về biển; xây dựng một trung tâm điều phối liên ngành với chức năng xây dựng và quản lý biển… Bên cạnh đó, việc tiếp tục hồn thiện các luật chun ngành để đảm bảo chặt chẽ, phù hợp với chính sách biển quốc gia và các mục tiêu lâu dài về phát triển kinh tế biển để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý và khai thác biển cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách biển quốc gia cần đảm bảo tính tồn diện và bao qt các nội dung về biển như: xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc cơ bản về quản lý biển (nguyên tắc phát triển bền vững biển; nguyên tắc quản lý tổng hợp; nguyên tắc cẩn trọng…). Ngồi ra, chính sách biển cần xác định rõ các chủ thể tham gia quản lý biển, các chương trình quản lý có thể thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, tập chung. Việc xây dựng chính sách biển quốc gia các các chương trình cần có lộ trình phù hợp với khung thời gian chi tiết để theo dõi giám sát quá trình thực hiện nhằm đánh

giá kết quả và cho phép có những điều chỉnh kịp thời để nâng cao tính hiệu quả trong khai thác và quản lý biển.

Hai là, phải kết hợp hài hoà các phân ngành với phương thức phù hợp để khai thác hiệu quả tài nguyên biển; trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực. Về cơ bản

các quốc gia được nghiên cứu rất thành cơng trong xây dựng những chính sách khai thác tài nguyên biển có hiệu quả theo hướng: Từ thăm dị vùng biển gần tới vùng biển xa; khai thác trên nguyên tắc đảm bảo bảo vệ mơi trường biển và quốc phịng, an ninh biển đảo. Họ xây dựng các bộ quy tắc, quy định trong khai thác biển và xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên sâu khoa học hiểu rõ về tài nguyên biển. Trong khi đó ở Việt Nam, cơng tác khai thác biển tài nguyên biển đến nay tập trung nhiều ở nghề cá. Xu hướng tới, lĩnh vực đánh bắt hải sản, đặc biệt là đánh bắt cá tại các vùng biển sâu sẽ đóng vai trị quan trọng ở nước ta; nghề ni trồng thủy sản ven biển sẽ phát triển và giữ vị trí quan trọng trong điều kiện nguồn hải sản tự nhiên ngày mơt khan hiếm; vận tải biển sẽ có tốc độ phát triển nhanh, mạnh và có quy mơ ngày càng lớn, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực và thế giới; ngồi ra ngành dầu khí nước ta cũng sẽ có sự phát triển dựa trên tiềm năng to lớn về dầu khí của đất nước; bên cạnh đó các ngành như: du lịch biển và ven biển cũng có nhiều khơng gian phát triển thuận lợi. Để khai thác biển có hiệu quả, Việt Nam cần có nguồn nhân lực chất lượng cao trong quản lý tổng hợp biển, đảo, đội ngũ này phải được đào tạo một cách bài bản, có khả năng điều tra, nghiên cứu để tìm ra các quy luật tự nhiên, xã hội tại các vùng biển, hải đảo và áp dụng có hiệu quả các kiến thức nắm được vào việc quản lý khai thác bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, tổ chức phòng tránh và khắc phục hậu quả thiên tai trên biển, hoạch định các chính sách, phân vùng quy hoạch phát triển bền vững các vùng biển, đảo, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên biển.

Ba là, phải làm tốt công tác quản lý các hoạt động liên quan đến kinh tế biển. Từ thành công của các quốc gia nêu trên, Việt Nam cần xây dựng đề án tái cơ

cấu ngành kinh tế biển, các cơ chế, chính sách nhằm phát huy quyền chủ động của các ngành, các cấp, các địa phương và vùng lãnh thổ, có sự quản lý tập trung của Trung ương, tạo nên bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu theo chiều rộng và chiều sâu. Bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành theo nội dung mới gắn phát triển kinh tế biển với phịng ngừa thích ứng với biến đổi

khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo; đồng thời, thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các ngành, các địa phương và vùng lãnh thổ, hiện đại hoá các doanh nghiệp, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế biển... Xây dựng chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái, xác định và tiếp cận cho từng lĩnh vực như: Vận tải biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt, chăn ni… có sự tham gia của đại diện các cơ quan ở địa phương, các chuyên gia kỹ thuật, các tổ chức quần chúng, các hộ gia đình, lập bản đồ về các mối hiểm nguy, kế hoạch lưu giữ nước ngọt, áp dụng cách tiếp cận vùng để quản lý tài nguyên thiên nhiên ven biển dựa trên cộng đồng. gấp rút đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu quản lý các ngành kinh tế biển và cộng đồng cư dân ven biển khơng những có trình độ chun mơn mà cịn có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tăng cường đầu tư xây dựng mới và củng cố hệ thống đê biển vững chắc; kiện tồn hệ thống thơng tin truyền thơng, hệ thống cảnh báo sớm sóng thần và dự báo thời tiết; phát triển hệ thống rừng và rừng ngập mặn, trước mắt triển khai sớm hệ thống đê biển ở vùng thấp và vùng ngập nước. Việt Nam có thể áp dụng giống Hàn Quốc trong việc thể chế hoá việc quản lý các vùng biển, phân chia vùng biển có người ở và khơng có người ở để đưa ra các nội dung quản lý phù hợp.

Bốn là, nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường biển

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia đặc biệt chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường biển, bảo vệ hệ sinh thái biển. Họ chủ trương hàng đầu việc phát triển môi trường biển, bảo vệ hệ sinh thái biển. Họ chủ trương hàng đầu việc phát triển kinh tế biển bền vững chứ không khai thác biển bằng mọi giá. Để làm được điều đó, họ xây dựng hẳn những bộ luật về bảo vệ hệ sinh thái và tham gia chặt chẽ vào các công ước bảo vệ biển trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w