QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT

XUẤT

Mục tiêu:

- Trình bày được cách quản lý chất lượng ở công đoạn chuẩn bị sản xuất.

Phịng chuẩn bị sản xuất hầu như khơng có nhân viên KCS, mỗi nhân viên trong phòng kỹ thuật phải tự kiểm tra cơng việc của mình và kiểm tra cơng việc ngược lại của người làm phía trước, nhằm phát hiện kịp thời những sai xót và kịp thời sửa chữa để không gây thiệt hại cho công ty.

1.1. Kiểm tra về nguyên phụ liệu

Công việc này do bộ phận kho đảm trách, có sự giám sát của một nhân viên KCS chung cho ba bộ phận: kho nguyên phụ liệu, giác sơ đồ, và phân xưởng cắt.

Thủ kho có trách nhiệm giám định tồn bộ lơ hàng: tình trạng bao gói, số lượng bao gói và ký hiệu trên bao gói có đúng và đủ theo tài liệu, chứng từ hay khơng. Sau đó, thủ kho kết hợp với cán bộ mặt hàng và khách hàng (nếu có), để giám định chi tiết lơ hàng. Khi giám định, cần dựa vào bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu và các tiêu chuẩn về chất lượng nguyên phụ liệu để đảm bảo rằng: chỉ có những nguyên phụ liệu đạt chất lượng mới được đưa vào sản xuất.

Khi đo khổ vải, phải đo chính xác. Khổ vải khi báo phải trừ hoặc báo độ rộng biên vải. Chữ số ghi trên cây vải phải rõ ràng, dùng bút chì đen đối với hàng sáng và bút màu sáng đối với hàng tối (tuyệt đối khơng dùng bút bi), ghi số vào góc cây vải phía tay phải của người ghi và ghi vào mặt trái của vải.

Dùng máy soi lỗi vải hoặc để trên bàn để kiểm tra màu sắc, lỗi dệt... Kiểm tra các phụ liệu về màu sắc, qui cách, thông số...

Các chủng loại nguyên phụ liệu trong kho phải được sắp xếp đúng qui cách, theo chủng loại riêng biệt và treo bảng hiệu để dễ thấy, dễ lấy, đảm bảo xuất hàng được chính xác. Cần kiểm tra thời gian xổ vải theo qui định nhằm đảm bảo độ co giãn tự nhiên của vải.

Tất cả các thông tin về nguyên phụ liệu cần được nhân viên KCS tổng hợp và báo cáo cho phịng kế hoạch và phịng kỹ thuật biết để có kế hoạch sử dụng nguyên phụ liệu và giác sơ đồ cho chính xác. Đồng thời, cần nắm được tính chất của nguyên phụ liệu để làm cơ sở cho công tác kiểm tra. Nếu chất lượng nguyên phụ liệu khơng đạt u cầu thì cần thơng báo với ban giám đốc để khiếu nại với khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.

87

a. Chỉ may:

Trong quá trình may với tốc độ cao, chỉ may phải chịu tác động từ nhiều lực. Tốc độ mà chỉ xuyên qua mắt kim có thể đạt tới 140-165km/h, tại thời điểm mà chỉ được máy tốc độ có thể đạt tới 2000m/sec. Trong khi chuyển động với tốc độ cao như vậy, chỉ còn chịu tác dụng ma sát từ nhiều đường dẫn, từ mắt kim, từ vải đang được may, từ bobin case, và từ chỉ trong cuộn. Đồng thời chỉ phải chịu nhiều sức ép, tất cả đều diễn ra rất nhanh, với tốc độ cao. Những ảnh hưởng tác động lên chỉ này lặp đi lặp lại nhiều lần, và trong khoảng thời gian khá dài, bởi vì độ dài của chỉ trước khi được tết thành mũi khâu có khi phải xuyên qua vải, qua mắt kim, và qua cơ cấu móc chỉ, hơn 30 lần. Với điều kiện làm việc nghiêm ngặt như vậy, với sức nóng phát ra từ kim, có thể làm giảm độ bền lúc ban đầu của chỉ tới 60% và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chỉ hay bị đứt khi may với tốc độ cao. Vì vậy, chỉ may phải được kiểm tra và thử nghiệm trước khi sử dụng.

Ít nhất 3 cuốn chỉ từ lố nên được may thử ít nhất 100 yard dưới điều kiện may bình thường và nên ghi lại khả năng may của chỉ. Chỉ may chất lượng cao nên tạo ra được những mũi may đồng bộ liên tục đối với loại vải đã được lựa chọn với tốc độ máy cao nhất dưới điều kiện làm việc bình thường. Thêm vào đó, thực chất của việc sử dụng ít nhất 3 cuốn chỉ từ mỗi lố hay kiện hàng sẽ đưa ra một chỉ dẫn tốt về các đặc tính của chỉ may sau đây:

Chỉ lỗi: chỉ may khơng nên có cục, thắt nút hay bất cứ nỗi nào như vậy.

Nếu không sẽ phải dừng lại quá nhiều trên máy khi may, kết quả là hiệu xuất may thấp hơn.

Màu chỉ: Màu của chỉ khâu (kể cả màu trắng) nên thích hợp với màu

chính gốc hay mẫu tiêu chuẩn và khơng nên thay đổi quá nhiều trong phạm vi lô hàng hay kiện hàng. Tuy nhiên, màu không nên bị phai trong khi giặt, và sấy hay bị bay màu dưới ánh nắng.

Độ dày của cuộn chỉ: Độ dày của cuộn chỉ nên giống nhau từ cuộn nọ

đến cuộn kia trong phạm vi một kiện hàng hay lô hàng và từ kiện hàng nọ đến kiện hàng kia. Nếu độ dày trong từng cuộn khác nhau quá nhiều, thì người may phải điều chỉnh thường xuyên độ căng của chỉ, kết quả là năng suất lao động sẽ thấp hơn.

b. Khố:

- Khóa nên được kiểm tra những yếu tố sau:

- Kích thước: Kiểm tra độ rộng của khố xem có đúng khơng. Nếu khơng đúng, máy sẽ dừng lại. Đo tất cả chiều dài cùng với độ đóng của khố từ hai đầu của kim loại. Độ căng của khóa nên cụ thể.

88

- Nền khố nên đồng màu nếu điều đó là quan trọng.

- Khố khơng nên bị cong hay nhăn sau khi nó được may vào vải.

- Liệu khố có thể được giặt hay sấy khơng? Liệu khố có bị bay màu khơng? Rãnh khóa có bị thay đổi hình dạng khi là hay ép không?

- Kiểm tra lực để mở khoá.

- Cái kéo khoá nên được gắn chặt với thân khoá.

- Bộ phận kéo khố nên chạy dễ dàng nhưng khơng nên dễ dàng quá dẫn đến mức lỏng trên mắt khoá.

- Kiểm tra để khẳng định chốt khố được an tồn.

Những vấn đề nên tránh về khoá:

Hầu hết những sai hỏng về khoá trong may mặc đều là kết quả của: - Phương pháp tra khố trong khi may khơng đúng.

- Sai lệch giữa thiết kế và may.

- Ứng dụng sản phẩm may không phù hợp.

Là một bộ phận hoạt động có tính chất máy móc, khố là bộ phận phức tạp nhất trong hàng may, và vì thế có thể gây nên tổn thương cho cơ thể con người. Điều này lại đặc biệt đúng trong các nhà máy sử dụng dây chuyền khoá liên tục.

Mục đích của việc thơng báo này là chỉ ra những nguyên nhân thông thường nhất mà nó có thể được dễ dàng chỉ ra ở mức độ nhà máy, và đã được hướng dẫn cơ bản đối với những người sử dụng khoá thường xuyên.

Lỗi khố do may: Ngun nhân chính của hỏng khố là do may kém.

c. Cúc:

- Cúc phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Cúc phải có lỗ đơm to & sạch, do đó sẽ khơng làm đứt chỉ. - Các lỗ phải đặt thích hợp với vành cúc.

- Độ dày của cúc phải như nhau.

- Màu hoặc độ bóng của cúc nên nằm trong độ dung sai cho phép.

- Cúc phải có khả năng chịu được các tác động của giặt là, giặt khô & ép mà khơng bị biến dạng như: vỡ, nóng chảy hoặc bị cháy xém hoặc bị thay đổi màu sắc.

1.2. Kiểm tra ở bộ phận chuẩn bị sản xuất về thiết kế

- Ở bộ phận nghiên cứu mẫu: nhân viên KCS thường chỉ xem qua mẫu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật để từ đó có cơ sở kiểm tra về qui cách lắp ráp, kết cấu sản phẩm, thơng số kích thước, các đặc điểm và tính chất của nguyên phụ liệu cần sử dụng.

89

- Ở bộ phận thiết kế mẫu: nhân viên KCS cần xem kỹ sản phẩm mẫu, đối chiếu với thơng số kích thước và tài liệu kỹ thuật cho phù hợp. Cần lưu ý kiểm tra kỹ về tính chất của nguyên phụ liệu, sự ăn khớp của các đường lắp ráp, các dấu bấm, dấu đục, qui cách đường may.

- Ở bộ phận chế thử mẫu: cần kiểm tra kỹ các tài liệu kỹ thuật nhận được, bộ mẫu mỏng và các thơng số kích thước trước khi tiến hành giác sơ đồ trực tiếp lên vải, cắt và may hoàn tất sản phẩm. Trong quá trình may, cần kiểm tra thật kỹ về qui cách lắp ráp sản phẩm, phát hiện kịp thời những bất hợp lý và đề xuất các thay đổi liên quan đến kỹ thuật.

- Ở bộ phận nhảy mẫu: kiểm tra kỹ bộ mẫu mỏng về thơng số kích thước, sự ăn khớp của các đường lắp ráp. Đồng thời, xem xét kỹ bảng thơng số kích thước để kiểm tra ngay các cỡ vóc vừa nhảy mẫu trước khi nhảy mẫu các cỡ tiếp theo.

- Ở bộ phận mẫu cứng: sau khi sử dụng mẫu mỏng để sang ra bìa cứng, cần lưu trữ mẫu mỏng để tiện kiểm tra sau này. Lưu ý, cần kiểm tra kỹ các mẫu đã được cắt ra về số lượng, độ chính xác và cách ghi toàn bộ ký hiệu trên mẫu để tránh cho chi tiết bị đuổi chiều khi giác sơ đồ.

- Ở bộ phận giác sơ đồ: trong quá trình giác sơ đồ, nhân viên KCS phải kiểm tra kỹ về mã hàng, cỡ vóc đang giác phải phù hợp với bảng tác nghiệp giác sơ đồ và các qui định về giác sơ đồ. Phải tự kiểm tra về kỹ thuật giác sơ đồ sao cho đủ chi tiết, đúng yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm nguyên phụ liệu. Sau khi sơ đồ giác đã đạt yêu cầu, nhân viên giác sơ đồ cần mời nhân viên KCS kiểm tra và ký tên trên bề mặt sơ đồ. Sau đó, cần đóng thêm dấu "ĐÃ KIỂM TRA" vào sơ đồ và giao sơ đồ cho các xí nghiệp sản xuất. Nếu sơ đồ khơng đạt chất lượng thì huỷ bỏ và yêu cầu giác lại. Tiếp theo, nhân viên KCS phải ký lưu sổ những thông tin về sơ đồ vừa giác để tiện việc đối chiếu sổ sách sau này. Như vậy, trong trường hợp này, nhân viên KCS phải chịu trách nhiệm cùng với nhân viên giác sơ đồ về sơ đồ đã giác, góp phần đảm bảo chất lượng của sơ đồ trước khi tiến hành cắt. Mỗi loại sơ đồ phải được lưu trữ lại một bản cho đến khi đơn hàng đã được sản xuất xong mới được huỷ bỏ.

Quy trình kiểm tra Giác sơ đồ:

Bước 1: Người kiểm tra nhận tài liệu kỹ thuật của mã hàng cần kiểm tra. Bước 2: Tiến hành kiểm tra sơ đồ giác xem đã phù hợp với tiêu chuẩn kỹ

thuật của đơn hàng hay chưa?

- Kiểm tra sơ đồ trước khi giác xem có đúng mã khơng? Có những cỡ số khác nhau, đúng mã hàng khơng? Có thể người vẽ hay người trải sơ đồ sai.

90

- Biên vải có lỗ văng ở bên, may công nghiệp không được dùng mép biên làm nẹp.

- Kiểm tra xem đã kẹp đúng chưa?

- Cắt thiếu bộ phận, không sang dấu đủ các bộ phận của tất cả các cỡ. - Các bộ phận bị xáo trộn, không sang dấu đúng các bộ phận, do đó xếp nhầm các cỡ.

- Các mẫu cắt không theo đúng chiều vải.

- Các mẫu không đối xứng cùng chiều đối với vải một chiều.

Bước 3: Sau khi kiểm tra xong, tiến hành viết báo cáo kiểm tra, nếu phát

hiện chỗ bất hợp lý cần báo cáo ngay để khắc phục.

1.3. Kiểm tra ở bộ phận chuẩn bị sản xuất về công nghệ

- Chuẩn bị sản xuất về công nghệ là bước kiểm tra quan trọng nhất trước khi sản xuất. Cơng nghệ tốt và hồn thiện sẽ giúp cho q trình sản xuất có năng suất cao, chất lượng tốt và tránh được lãng phí nguyên phụ liệu cũng như những sai phạm đáng tiếc.

- Kiểm tra so sánh đối chiếu giữa sản phẩm mẫu, thơng số kích thước và hình vẽ có khớp với nhau khơng? Hình vẽ phải hết sức chính xác, khơng được nhầm lẫn sai sót và khơng được tẩy xố, đặc biệt là kiểm tra xem mẫu vẽ có được vẽ cân đối hay khơng, các chi tiết khuất có được triển khai đầy đủ hay chưa, tất cả các loại văn bản cịn lại phục vụ cho q trình sản xuất như: Bảng định mức ngun phụ liệu, bảng thơng số kích thước, bảng qui định cho phân xưởng cắt, giác sơ đồ phải làm thật cẩn thận, kỹ lưỡng. Đặc biệt đối với văn bản cần có những đối chiếu thực tế thì cơng việc đối chiếu phải được tiến hành hồn hảo rồi mới được lưu hành trong cơng ty.

- Tất cả các văn bản này chủ yếu là do bộ phận kỹ thuật soạn thảo và bộ phận này sẽ phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về các văn bản đã ban hành. Tuy nhiên, nhân viên KCS khi nhận được bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật cũng phải đọc thật kỹ, nhằm phát hiện kịp thời những sai sót và đề xuất cho bộ phận kỹ thuật sửa chữa trước khi đưa vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)