CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG ĐOẠN MAY TRÊN CHUYỀN
3.2. Nội dung kiểm tra
a. Đối với bán thành phẩm vào chuyền :
- Kiểm tra xem đã đúng mã hàng, chủng loại của đơn hàng chưa? - Kiểm tra thông số của bán thành phẩm có đảm bảo khơng? - Kiểm tra tính đối xứng các chi tiết của bán thành phẩm. - Kiểm tra tính đồng bộ nguyên phụ liệu của đơn hàng.
b. Đối với bán thành phẩm trên chuyền:
- Kiểm tra đường may lắp ráp các chi tiết đã đúng chưa?
- Kiểm tra mật độ, thơng số mũi may có đúng u cầu kỹ thuật khơng? - Kiểm tra các chi tiết cần là định hình đã là đúng chưa? Có bị phồng
rộp, sai hỏng khơng?
96
c. Đối với thành phẩm ra chuyền:
- Kiểm tra tất cả các chi tiết trên sản phẩm xem có bị lỗi, loang màu hay không?
- Kiểm tra thông số, mật độ mũi chỉ, đường may trên sản phẩm xem có đạt u cầu kỹ thuật khơng?
- Kiểm tra tất cả các đường là định hình trước đó xem có đạt tiêu chuẩn về độ mo, độ bai giãn của sản phẩm hay không?
- Kiểm tra việc sử dụng nguyên phụ liệu trên sản phẩm có đúng theo hướng dẫn của bảng màu hay không.
- Kiểm tra sự đối xứng giữa các chi tiết được lắp ráp. - Kiểm tra vệ sinh cơng nghiệp.
. Quy trình kiểm tra:
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật của mã hàng cần kiểm tra quá trình may,
chuẩn bị thiết bị, dụng cụ để kiểm tra (thước dây, bút, biên bản, giấy ghi ký hiệu lỗi...).
Bước 2: Tiến hành kiểm tra đối với bán thành phẩm vào chuyền, bán thành phẩm trên chuyền & Thành phẩm ra chuyền theo các nội dung ở trên.
Bước 3: Sau khi kiểm tra xong, viết báo cáo kiểm tra mã hàng, những
sản phẩm nào không đạt yêu cầu ở công đoạn nào đề nghị công nhân ở cơng đoạn đó khắc phục khuyết điểm.