QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG ĐOẠN TRẢI, CẮT VẢI

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 91 - 95)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

2.QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG ĐOẠN TRẢI, CẮT VẢI

Mục tiêu:

- Trình bày được cách quản lý chất lượng ở công đoạn trải vải, cắt vải.

Công đoạn trải, cắt vải là khâu đầu tiên của giai đoạn triển khai sản xuất, nó quyết định chất lượng và năng suất của quá trình may sau này. Đây là cơng đoạn rất quan trọng vì mọi bán thành phẩm được đưa vào sản xuất có đảm

91

bảo hay khơng đều phụ thuộc rất nhiều vào cơng đoạn này.Vì thế, nhân viên KCS ở công đoạn này cần kiểm tra kỹ các công việc sau:

2.1. Kiểm tra trải vải:

- Dựa theo bảng tác nghiệp cắt và bảng màu để kiểm tra chất lượng, số lượng, màu sắc, chủng loại nguyên phụ liệu đã được nhập vào kho. Nếu có gì thiếu xót (thừa hoặc thiếu) phải lập biên bản gửi lên cấp trên (biên bản thừa hoặc thiếu so với thực tế).

- Kiểm tra kỹ sơ đồ nhận về xem có khớp với kế hoạch hay khơng để ghi sổ cáo và lưu trữ.

- Theo dõi việc kiểm tra trải vải có đúng với chiều dài, % tiêu hao đầu bàn, số lớp và các qui định khác để trải vải hay không?

Đối với vải kẻ carô hay kẻ sọc.

- Phải ghim vải trong lúc trải vải. - Kiểm tra vị trí ghim.

- Kẻ carrô vẽ 2 thân trước đối xứng rồi mới cắt bổ đôi. - Ghim phải cách đường cắt để dao khơng đi vào.

Quy trình kiểm tra quá trình Trải vải:

Bước 1: Người kiểm tra nhận tài liệu kỹ thuật của mã hàng cần kiểm tra. Bước 2: Xuống xưởng cắt và thực hiện việc kiểm tra khâu trải vải theo

đúng tài liệu kỹ thuật.

- Kiểm tra xem vải được trải đã đúng mã hàng, đúng chủng loại chưa? - Bàn vải phải lớn hơn sơ đồ giác.

- Kiểm tra đầu vải xem đã vng góc với đầu bàn chưa? - Trải đủ lớp để cắt sản phẩm hay chưa?

- Vải khổ hẹp hay rộng? có đúng u cầu kỹ thuật khơng?

- Các lớp vải không xếp mặt đúng chiều. Có nghĩa là khơng phải tất cả các lớp vải đều được trải quay mặt xuống, quay mặt lên, hay úp mặt vào nhau như yêu cầu.

- Xếp không trùng thể, các lớp khơng được trải chính xác theo một trình tự để cắt.

- Mẫu mã, màu sắc thiết kế.

92

Bước 3: Sau khi kiểm tra xong nếu đạt u cầu thì kí tên, xác nhận đạt

chất lượng, viết báo cáo kiểm tra, nếu có chỗ nào chưa hợp lý thì kịp thời báo cáo với cấp trên để khắc phục.

2.2. Kiểm tra sang sơ đồ:

Dựa theo qui định cho phân xưởng cắt để kiểm tra kỹ về cách sang sơ đồ đã thực hiện đối với mã hàng.

Quy trình kiểm tra quá trình sang sơ đồ:

Bước 1: Người kiểm tra nhận tài liệu kỹ thuật của mã hàng cần kiểm tra. Bước 2: Thực hiện việc kiểm tra khâu sang sơ đồ theo đúng tài liệu kỹ

thuật.

- Sơ đồ có đúng mã khơng? - Có đúng cỡ số khơng?

- Nếu vải có chiều tuyết thì phải đặt đúng. - Các dầu dùi, dấu bấm có đầy đủ hay khơng? - Sự khớp mẫu có đảm bảo khơng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biên vải có lỗ văng ở bên. May cơng nghiệp khơng được dùng mép biên làm nẹp.

- Kiểm tra xem đã kẹp đúng chưa?

Bước 3: Sau khi kiểm tra xong nếu đạt u cầu thì kí tên, xác nhận đạt

chất lượng, viết báo cáo kiểm tra, nếu có chỗ nào chưa hợp lý thì kịp thời báo cáo với cấp trên để khắc phục.

2.3. Kiểm tra cắt:

- Sau khi đã trải vải và sang sơ đồ nhân viên ký tên vào sổ cho phép bàn vải được cắt thì quản đốc phân xưởng mới cho phép công nhân tiến hành cắt sản phẩm.

- Khi cho công nhân cắt cần nhắc nhở cắt bên mép lệch trước, mép đúng sau, khi cắt phải đúng dao, đúng đường giác sơ đồ, các đường cắt không bị răng cưa và bị xơ mép.

93

Quy trình kiểm tra khâu Cắt:

Bước 1: Nhận tài liệu từ phòng kỹ thuật đối với mã hàng cần kiểm tra ở

khâu cắt.

Bước 2: Xuống xưởng cắt và tiến hành kiểm tra theo tài liệu của đơn hàng.

- Mã hàng cắt đã đúng màu sắc, chủng loại hay chưa?

- Bàn vải có đạt yêu cầu về kỹ thuật không? Đã sẵn sàng để cắt hay chưa?

- Thiết bị cắt bằng gì? Những chi tiết nào tiến hành Cắt phá, những chi tiết nào tiến hành cắt gọt, những chi tiết nào cần dán mex rồi mới cắt tinh. Làm như vậy mới đảm bảo chất lượng, không được cắt tinh rồi mới dán mex.

- Kiểm tra máy cắt đã đúng mép chưa? Nếu khơng đi đúng mép có thể dẫn đến âm hoặc dương thơng số. Có thể cắt rộng hơn hay hẹp hơn với dung sai cho phép hay không?

- Độ dung sai phải đồng bộ.Tất cả các điểm cần bấn dấu đã đúng chưa? đủ chưa?

- Độ sâu của bấm có đúng khơng? Lượn góc có đúng khơng?

- Các chi tiết có đều khơng? Lấy mẫu trên dưới có trùng nhau khơng? Măng séc, tay có đối xứng nhau hay khơng? Thân trước vải kẻ caro có đối xứng với nhau khơng?

Bước 3: Sau khi kiểm tra xong nếu đạt yêu cầu thì kí tên, xác nhận đạt

chất lượng, viết báo cáo kiểm tra, nếu có chỗ nào chưa hợp lý thì kịp thời báo cáo với cấp trên để khắc phục.

2.4. Kiểm tra về ép nhiệt

Bước 1: Nhận tài liệu từ phòng kỹ thuật đối với mã hàng cần kiểm tra ở

khâu ép nhiệt.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra theo tài liệu của đơn hàng.

- Kiểm tra thông số ép nhiệt + Nhiệt độ

+ Lực ép + Thời gian

- Kiểm tra xem khi ép ở nhiệt độ như vậy thì màu sắc ở vải có bị thay đổi khơng?

94 - Keo dán có đều hạt khơng?

- Mặt vải có bị nhăn nhúm khơng? Phải ép thử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ cầm tay: Cảm giác sờ tay phải mềm mại, không được cứng quá hay mềm q.

- Kiểm tra vị trí ép có đúng vị trí qui định khơng, có cân đối hay khơng? - Kiểm tra về qui cách ép dán để sản phẩm không bị bong, rộp...

Bước 3: Sau khi kiểm tra xong nếu đạt u cầu thì kí tên, xác nhận đạt

chất lượng, viết báo cáo kiểm tra, nếu có chỗ nào chưa hợp lý thì kịp thời báo cáo với cấp trên để khắc phục.

2.5. Kiểm tra vị trí đánh số bóc tập, phối kiện

Bước 1: Nhận tài liệu từ phòng kỹ thuật đối với mã hàng cần kiểm tra ở

khâu đánh số, bóc tập, phối kiện

Bước 2: Tiến hành kiểm tra theo tài liệu của đơn hàng.

- Bán thành phẩm sau khi cắt ra phải kiểm tra xem có đúng cỡ vóc khơng?

- Có đầy đủ chi tiết hay chưa?

- Đánh số có đảm bảo đúng yêu cầu hay không?

- Số lớp bán thành phẩm trong một bó có đúng qui định khơng? - Các loại dây buộc có đúng qui cách hay khơng?

- Có đầy đủ phiếu bóc tập khơng?...

Bước 3: Sau khi kiểm tra xong nếu đạt u cầu thì kí tên, xác nhận đạt

chất lượng và cho phép bán thành phẩm đã cắt được nhập vào kho bán thành phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 91 - 95)