Phân tích tình hình tài sản:

Một phần của tài liệu 4031065 (Trang 31 - 40)

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THƠNG QUA BẢNG CÂN ĐỐ

4.1.1. Phân tích tình hình tài sản:

4.1.1.1.Phân tích sự biến động về tài sản:

0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 600.000.000 700.000.000

NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

A. TSLĐ & ĐTNH

B. TSCĐ & ĐTDH

Hình 01: Kết cấu tài sản.

Từ bảng số liệu về tình hình tài sản (bảng 3) ta thấy tổng tài sản tăng đều qua 3 năm. Năm 2005 tăng hơn gấp đôi so với năm 2004 với số tiền hơn 359,5 tỷ

đồng ứng với tốc độ tăng là 170,77%. Bước sang năm 2006 tỷ lệ tăng này có

giảm so với năm 2005 chỉ tăng thêm với tỷ lệ là 26,76%. Tổng tài sản tăng nguyên nhân chủ yếu do công ty tăng đầu tư vào tài sản lưu động và đầu tư dài hạn. Ta thấy tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản qua 3 năm đều tăng liên tục từ 41,97% năm 2004, qua năm 2005 tỷ lệ này là

81,41% và 86,71% năm 2006. Ngược lại tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài

hạn trong tổng tài sản liên tục giảm từ 58,03% năm 2004 xuống còn 13,29% năm 2006. Việc gia tăng đầu tư vào TSLĐ & ĐTNH của công ty là rất tốt. Nó đáp

ứng cho việc phát triển kinh doanh, mở rộng qui mô và phát triển công ty. Hiện

nay công ty cần TSLĐ rất lớn đặc biệt là vốn bằng tiền để chuẩn bị cho những chuyến nhập khẩu xăng dầu (mỗi lần nhập khẩu công ty cần từ 300 đến 400 tỷ

đồng). Tuy nhiên đây mới chỉ là sự phân tích trên tồn tổng thể nên chưa thấy rõ được nguyên nhân làm gia tăng vốn. Nhưng nhìn chung tổng tài sản tăng chứng

tỏ công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Bảng 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2004 – 2006

ĐVT: triệu đồng

NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHÊNH LỆCH 2005/2004 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHỈ TIÊU

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 2 3 4 5 6 7 8 = 4 - 2 9 = 8 : 2 10 = 6 - 4 11 = 10 : 4 A. TSLĐ & ĐTNH 88.352 41,97 464.038 81,41 626.468 86,71 375.686 425,22 162.430 35,00 B. TSCĐ & ĐTDH 122.153 58,03 105.936 18,59 96.013 13,29 -16.217 -13,28 -9.923 -9,37 Tổng cộng 210.505 100,00 569.974 100,00 722.481 100,00 359.469 170,77 152.507 26,76

(Nguồn:Trích từ bảng cân đối kế tốn 3 năm 2004 – 2006 – phòng kế tốn cơng ty PetroMeKong)

4.1.1.2. Phân tích kết cấu về tài sản:

Phân tích tình hình tài sản, ngồi việc so sánh tổng tài sản qua các năm còn

đánh giá giữa các bộ phận tài sản cấu thành tổng tài sản của công ty nhằm thấy được việc sử dụng tài sản, việc phân bổ các loại tài sản trong các giai đoạn của

quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý khơng. Từ đó đề ra biện pháp nhằm

nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng kết cấu tài sản sau (bảng 4).

Thông qua bảng kết cấu tài sản ta có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản và có thể thấy được tổng tài sản tăng đều qua các năm là do nguyên nhân

nào. Cụ thể ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu. a) Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (TSLĐ & ĐTNH) của công ty tăng

đều qua 3 năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Cụ thể năm 2004 là hơn

88 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 41,97% so với tổng tài sản. Đến năm 2005 TSLĐ & ĐTNH tăng lên đáng kể với số tiền là hơn 464 tỷ đồng chiếm 81,41% trong

tổng tài sản. Năm 2006 cũng tiếp tục tăng với số tiền là hơn 626 tỷ đồng

trong kết cấu tài sản của công ty. Công ty đang tăng vốn lưu động để mở

rộng qui mô sản xuất kinh doanh đây là điều rất tốt. Sở dĩ có sự thay đổi về kết cấu TSLĐ & ĐTNH là do những nhân tố sau:

- Vốn bằng tiền tăng lên:

Vốn bằng tiền của công ty tăng lên rất nhanh trong 3 năm qua. Năm 2004 là gần 11 tỷ đồng chiếm 5,14% so với tổng tài sản. Đến năm 2005

tăng lên gấp 6 lần với số tiền trên 66 tỷ đồng chiếm 11,62% trong tổng tài sản. Sang năm 2006 vốn bằng tiền tiếp tục tăng lên hơn 114 tỷ đồng chiếm 15,83% so với tổng tài sản. Nguyên nhân vốn bằng tiền của công ty tăng là do chính sách của cơng ty là bán hàng thu tiền trước nên hạn chế được các khoản nợ phải thu hơn nữa công ty đang mở rộng quy mô hoạt động làm

cho doanh thu tăng liên tục 3 năm liền. Rõ ràng ta thấy lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng lên góp phần làm tăng vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền tăng điều đó chứng tỏ sức mạnh tài chính của cơng ty là rất tốt có thể đáp ứng khả năng thanh toán chuẩn bị vốn kịp thời cho những lần nhập khẩu

xăng dầu. Nhưng vốn bằng tiền cao mà các khoản phải trả còn lớn đặc biệt là vay ngắn hạn cịn nhiều cơng ty chưa tận dụng được tối đa tài sản hiện

có. Điều này hồn tồn khơng tốt đối với công ty. - Các khoản phải thu cũng tăng lên:

TSLĐ & ĐTNH tăng còn do các khoản phải thu tăng. Các khoản phải thu năm 2005 tăng hơn so với các khoản phải thu năm 2004. Khoản phải thu năm 2004 gần 17 tỷ đồng chiếm 8,02% tổng tài sản. Bước sang năm

2005 khoản phải thu là 133,5 tỷ đồng chiếm 23,44%. So sánh năm 2005 với năm 2004 thì tỷ lệ tăng của khoản phải thu lên tới 690,96%. Chứng tỏ trong năm cơng ty cịn chưa thu hồi được nợ làm vốn của công ty bị chiếm dụng

khá lớn. Sang năm 2006 khoản phải thu có giảm chút ít cịn 131,5 tỷ đồng

so với năm 2005, chiếm 18,21% trong tổng tài sản. Nguyên nhân công ty thu hồi được nợ của một số khách hàng. Trong năm 2004 cơng ty bán hàng với hình thức thu tiền giao hàng chỉ cho một số khách hàng quen nợ lại

công ty bán hàng với chính sách thống hơn. Cụ thể cơng ty bán hàng cho các đại lý và tổng đại lý chiến lược của cơng ty bằng hình thức trả chậm

dưới sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại hoặc dùng tài sản thế chấp như

đất, nhà... Thời hạn trả chậm không quá 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Nên đến năm 2006 khoản phải thu giảm xuống còn 131 tỷ đồng do công ty rất

nghiêm khắc trong việc bán hàng trả chậm nên trong những năm qua công ty khơng có các khoản nợ quá hạn nào.

Qua so sánh giữa năm 2006 với 2005 ta thấy khoản phải thu của công ty giảm 1,49% tốc độ giảm cũng hơi khiêm tốn. Sỡ dĩ khoản phải thu cao phần lớn là do khách hàng mua hàng nhưng chưa thanh toán chiếm tỷ lệ khá lớn trong khoản phải thu. Ngoài ra các khoản phải thu khác như thu từ việc bù lỗ xăng dầu của nhà nước chiếm khá lớn.

- Hàng tồn kho quá lớn:

Nhân tố lớn nhất tác động làm cho tổng tài sản tăng là hàng tồn kho của công ty quá lớn. Năm 2004 hàng tồn kho gần 60 tỷ đồng chiếm 28,47% trong tổng tài sản. Sang năm 2005 hàng tồn kho của công ty là 236,6 tỷ

đồng chiếm 46,26% trong tổng tài sản. So sánh năm 2005 với năm 2004 thì

tốc độc tăng của hàng tồn kho là 339,94%. Song chưa dừng lại ở đó năm

2006 hàng tồn kho lại tiếp tục tăng 380 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 52,62% trong

tổng tài sản. Và tăng với tỷ lệ 44,17% so với năm 2005. Tuy hàng tồn kho có tăng chậm lại nhưng ta thấy hàng tồn kho vẫn khá lớn. Nguyên nhân hàng tồn kho lớn do công ty phải nhập khẩu theo tiến độ quota do bộ

thương mại cấp và tùy thuộc theo từng thời điểm giá xăng dầu thế giới rẻ

thì nhập nhiều. Sự biến động của giá cả xăng dầu thế giới thì vấn đề dự trữ

hàng hóa là điều hiển nhiên. Hơn nữa bộ thương mại qui định các công ty xăng dầu đầu mối (cả nước có 11 cơng ty) phải tồn kho tối thiểu 15 ngày dự trữ bình quân. Vì xăng dầu là mặt hàng chiến lược của quốc gia chính phủ khơng xây kho chứa để dự trữ như lúa gạo. Sự biến động của giá cả thị

nhiên việc dữ trữ này phải phù hợp với tình hình thực tế tại công ty nhằm tránh ứ động vốn nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tất nhiên hàng tồn kho dự trữ quá lớn như vậy là khơng tốt. Bởi vì cơng ty đang hoạt động dựa trên vốn vay là chủ yếu. Vì vậy đây cũng là

một vấn đề nan giải của công ty do nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh doanh của mình.

- Tài sản lưu động khác:

Tài sản lưu động khác của cơng ty thì có xu hướng giảm. Năm 2004 là hơn 716 triệu đồng đến năm 2005 giảm xuống còn 524 triệu đồng và năm

2006 còn 354 triệu đồng. Ta thấy rằng tài sản lưu động chiếm tỷ trọng

không đáng kể so với tổng tài sản. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tạm ứng của công ty giảm xuống. Đây là điều đáng mừng bởi vì chính sách hiện nay của công ty là giảm tối đa các khoản tạm ứng. Đây xem như là kết quả đạt được mà chính sách của công ty đề ra.

b) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (TSCĐ & ĐTDH):

Tài sản cố định hữu hình của cơng ty hiện có gồm tổng kho xăng dầu

có sức chứa 36.000 m3, xe bồn, xe xitéc, xà lan, nhà xưởng, máy móc phục vụ văn phịng, máy dùng để pha chế xăng dầu. Trong đó một số tài sản công ty đã khai thác triệt để như xà lan, nhà xưởng... Và vẫn còn một số tài sản

chưa khai thác hết như tổng kho xăng dầu, máy dùng để pha chế, và máy dùng đo lường chất lượng đã cũ công suất thấp, xe bồn bị hỏng và xuống

cấp thì bỏ đi tuy vẫn cịn thời hạn sử dụng. Vì vậy công ty quản lý và sử

dụng tài sản cố định chưa được tốt cần có biện pháp khắc phục.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn có dấu hiệu giảm xuống. Năm 2004 TSCĐ & ĐTDH công ty hơn 122 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58,03% trong tổng tài sản. Đến năm 2005 khoản mục này giảm đi hơn 16 tỷ đồng và sang năm 2006 khoản mục này giảm xuống thêm gần 10 tỷ đồng tốc độ giảm là

9,37%. Việc TSCĐ & ĐTDH giảm đều qua các năm chủ yếu là do khoản

tỷ chiếm tới 57,08% tổng tài sản. Đến năm 2005 khoản mục này giảm

xuống còn hơn 101 tỷ đồng chiếm 17,76% và năm 2006 tiếp tục giảm còn

89,7 tỷ đồng chiếm 12,42% tổng tài sản. So sánh giữa năm 2005 với năm

2004 tốc độ giảm là 15,77%, năm 2006 tốc độ giảm là 11,36% so với năm

2005. Tài sản cố định hữu hình giảm chủ yếu là do cơng ty trích khấu hao

tài sản cố định như (nhà xưởng, máy móc, bồn chứa, xe vận chuyển, xà lan,

ống dẫn dầu...) không đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị. Hơn nữa tài sản

cố định hữu hình giảm từ 101 tỷ năm 2005 xuống còn 96 tỷ năm 2006 là do cơng ty có thanh lý một số tài sản cố định như xe bồn và thiết bị văn

phịng... Do cơng ty khơng đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định nên tài sản cố định giảm là điều đương nhiên.

Tương tự như tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vơ hình cũng

giảm xuống. Năm 2005 là 5,6 tỷ đồng sang năm 2006 giảm còn 5,3 tỷ đồng. Tài sản cố định vơ hình của cơng ty chủ yếu là quyền sử dụng đất. Hàng

năm công ty đều trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Áp dụng theo quyết định 206 Bộ Tài Chính ban hành 12/12/2003. Tài sản này được

trích khấu hao trong 20 năm bắt đầu từ khi công ty đi vào hoạt động.

Nguyên nhân tài sản cố định vơ hình giảm do cơng ty trích khấu hao tài sản cố định vơ hình.

Bên cạnh đó, TSCĐ & ĐTDH tăng lên cịn do chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty tăng lên. Khoản mục này cũng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2004 đạt gần 1,5 tỷ đồng, nhưng sang năm 2005 còn 1,3 tỷ đồng. Nguyên nhân do công ty không đầu tư xây dựng thêm. Đến năm

2006 khoản mục này lại tăng lên hơn 2,5 tỷ đồng. Nguyên nhân do công ty

đang đầu tư xây dựng thêm kho trung chuyển để thuận tiện cho việc vận

chuyển hàng. Chi phí xây dựng cơ bản tăng lên do cơng ty đang đầu tư vào các cửa hàng xăng dầu Gành Hào, Thới Lai, cửa hàng xăng dầu Trà Tim Sóc Trăng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng chứng tỏ công ty đang phát triển, đang mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Đây là điều hồn

là hết sức cần thiết. Cơng ty nên mở rộng mạng lưới phân phối xây dựng thêm nhiều cửa hàng, đại lý và tổng đại lý trong khu vực đồng bằng Sơng

Cửu Long nhằm góp phần tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu và thu nhập cho cơng ty.

Ngồi ra, các khoản mục khác như ký cược, ký quỹ dài hạn cũng được tăng lên. Năm 2004 công ty không ký cược, ký quỹ dài hạn. Sang năm 2005 khoản mục này tăng lên hơn 3,1 tỷ đồng chiếm 0,55% tổng tài sản. Đến

năm 2006 khoản mục này có tăng lên hơn 3,2 tỷ đồng. Nhìn chung khoản

mục này ảnh hưởng không đáng kể đến TSCĐ & ĐTDH. Nguyên nhân ký

cược, ký quỹ tăng là do cơng ty ký quỹ cho số vỏ bình LPG đã nhận của công ty PetroVietnam gas, Saigon Petro, công ty vật tư tổng hợp Hậu Giang, công ty Biển Ngọc, cơng ty TNHH Huy Hồng.

c) Nhận xét chung về tình hình tài sản:

Qua phân tích trên ta thấy tình hình tài sản của cơng ty có chiều hướng tăng lên và chủ yếu là do tài sản lưu động tăng. Trong cơ cấu tài sản của

cơng ty thì TSLĐ & ĐTNH chiếm tỷ trọng cao. Việc gia tăng này hồn tồn tốt đối với tình hình của cơng ty hiện nay. Có thể nói hiện nay cơng ty cần có TSLĐ rất lớn đặc biệt là những lần nhập khẩu xăng dầu cần từ 300 đến

400 tỷ đồng để thanh tốn. Vì thế việc gia tăng TSLĐ có thể cho ta thấy

cơng ty đang phát triển, mở rộng qui mơ, và có thể đáp ứng cho việc kinh

doanh phát triển của công ty. Cơ cấu này phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong kết cấu tài sản thì khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỉ trọng khá cao. Đây là điều không tốt. Công ty nên chú ý và cần có biện pháp phù hợp giúp hạ thấp tối thiểu hai khoản mục này. Cơng ty cần có chiến lược kinh doanh để thu hồi các khoản nợ và giảm lượng hàng tồn kho tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Bảng 4: PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2004 – 2006

ĐVT: triệu đồng

NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHÊNH LỆCH 2005/2004 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHỈ TIÊU

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 2 3 4 5 6 7 8 = 4 - 2 9 = 8 : 2 10 = 6 - 4 11 = 10 : 4

A. TSLĐ & ĐTNH 88.352 41,97 464.038 81,41 626.468 86,71 375.686 425,22 162.430 35,00

I. Tiền: 10.812 5,14 66.253 11,62 114.375 15,83 55.441 512,79 48.122 72,63

1. Tiền mặt 813 0,39 1.058 0,19 552 0,08 245 30,10 -506 -47,83

2. TGNH 9.999 4,75 65.195 11,44 113.363 15,69 55.196 552,04 48.168 73,88

3. Tiền đang chuyển - - - - 460 0,06 - - 460 -

II. Các khoản phải thu 16.889 8,02 133.581 23,44 131.595 18,21 116.692 690,96 -1.986 -1,49

1. Phải thu khách hàng 11.834 5,62 42.659 7,48 37.867 5,24 30.825 260,49 -4.792 -11,23

Một phần của tài liệu 4031065 (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)