2.1.4.1. Đặc điểm
Phương pháp kiểm tra bột từ được áp dụng cho kiểm tra các mép hàn của mối hàn, mối hàn đối đầu, mối hàn chồng mép, socket, hàn đính (gia cường bên trong, móc...) và các đường hàn. Kiểm tra từ tính có thể được dùng để phát hiện những khuyết tật lộ trên bề mặt hoặc nằm sát bề mặt như nứt, cháy chân, rỗ khí, chồng lớp, co rút, tách lớp, không ngấu.
Mặc dù không sử dụng được với các vật liệu không nhiễm từ như thép không rỉ, MT là phương pháp có độ tin cậy và độ nhạy cao hơn, không đòi hỏi bề mặt kiểm tra phải quá sạch và nhẵn như khi kiểm tra thẩm thấu. MT được áp dụng phổ biến trong việc kiểm tra định kỳ các nồi hơi và bình áp lực có nguy cơ nứt cao sau một thời gian sử dụng như bình khử khí, bao hơi của nồi hơi nhà máy nhiệt điện, bề mặt ống lò của nồi hơi ống lò ống lửa v.v.
Trong phương pháp này, vùng cần kiểm tra sẽ được từ hoá bằng cách cho tiếp xúc với một nam châm điện đặc biệt được gọi là “gông từ”. Sau khi từ hóa, người ta phun lên bề mặt vùng cần kiểm tra một lớp bột sắt từ (thường có màu đen). Nếu trên vùng kiểm tra không có các khuyết tật hay vết nứt, các hạt sắt từ này sẽ phân bố một cách đều đặn dọc theo các đường sức từ trường. Nếu có các vết nứt hay khuyết tật, các đường sức từ trường bị gián đoạn sẽ làm cho các hạt sắt từ tập trung cục bộ tại vùng có khuyết tật. Bằng việc xem xét kỹ sự phân bố của các hạt sắt từ trên vùng kiểm tra, người ta dễ dàng phát hiện ra các vị trí bị nứt hay có các khuyết tật bề mặt. Trong thực tế để dễ phân biệt vị trí có khuyết tật, người ta thường phun lên bề mặt vùng kiểm một lớp dung môi màu trắng có tác dụng làm nổi bật màu đen của các hạt sắt từ hoặc sử dụng đèn huỳnh quang tia cực tím trong những trường hợp đòi hỏi độ nhạy cao.
2.1.4.2. Chuẩn bị bề mặt
Vùng kiểm tra và vùng bên cạnh trong vòng ít nhất 1 inch sẽ được làm khô và được kiểm tra đảm bảo rằng bề mặt chúng đã được làm sạch các chất bẩn như bụi, mỡ, vảy thép, xỉ hàn, dầu và vết hàn văng hay những chất khác mà có thể ảnh hưởng tới việc kiểm tra. Việc chuẩn bị bề mặt mối hàn bằng cách mài hoặc các biện pháp cơ khí khác có thể là cần thiết khi ở đó những chất bẩn trên bề mặt có thể che những chỉ thị từ khuyết tật.
2.1.4.3. Từ hóa
Máy từ hoá Yoke tạo từ trường dọc sẽ được sử dụng và sẽ được dùng để phát hiện những khuyết tật lộ ra trên bề mặt vật kiểm tra:
- Kỹ thuật từ hoá bằng Yoke AC sẽ chỉ được dùng để phát hiện những chỉ thị lộ ra trên bề mặt.
- Bột sắt từ sử dụng là bột từ ướt và không huỳnh quang.
- Đặt hướng cực từ lần thứ hai sao cho đường sức từ trường tạo tạo thành có hướng gần như vuông góc với đường sức từ khi đặt hướng cực từ lần đầu.
Khoảng cách giữa hai cực máy từ sẽ được giữ ở khoảng 75mm tới 150 mm. Chỉ thị bột từ trường tạo thành sẽ được dùng đánh giá độ mạnh hoặc hướng của từ trường.
2.1.4.4. Hướng của từ trường
Ít nhất hai hướng từ trường khác nhau sẽ được thực hiện kiểm tra trên mỗi vùng. Hướng từ trường lần thứ hai phải gần vuông góc với hướng từ trường lần đầu.
2.1.4.5. Khoảng chồng khi kiểm tra
Tất cả việc kiểm tra sẽ được thực hiện với đầy đủ khoảng chồng lấn để đảm bảo toàn bộ 100% vùng kiểm tra được thực hiện với độ nhạy yêu cầu.
2.1.4.6. Đưa bột từ vào
Phương pháp kiểm tra là phương pháp liên tục, nghĩa là từ trường tạo thành trên bề mặt kiểm tra trong khi đó bột từ ướt được đưa vào bề mặt và đồng thời bột từ dư sẽ được tách ra.
2.1.4.7. Trình tự kiểm tra
- Sau khi chuẩn bề mặt kiểm tra, sơn trắng tương phản sẽ được phun thành lớp mỏng lên bề mặt kiểm tra (chiều dày lớp sơn < 0.05 mm).
- Trong khi từ trường đang được tạo trên vật kiểm tra, bột từ ướt được phun lên vật kiểm tra.
- Trong khi bột từ đang được đưa lên bề mặt kiểm tra. Các chỉ thị của khuyết tật sẽ hiện lên ngay do các hạt từ bị hút vào vị trí rò từ thông trên bề mặt chi tiết kiểm tra.
- Cường độ ánh sáng trắng sẽ tối thiểu phải đạt 1000 lux tại bề mặt vật kiểm tra. - Tất cả các chỉ thị sẽ được xem xét và ghi chú.
- Việc kiểm tra sẽ được lặp lại với hướng cực từ đặt vuông góc với hướng cực từ lần đầu để đảm bảo rằng cả chỉ thị dọc và chỉ thị ngang đầu được phát hiện..
- Nếu lớp sơn phủ còn lại trên bề mặt chi tiết kiểm tra, phải minh chứng được rằng chỉ thị có thể phát hiện được dưới lớp sơn có chiều dày lớn nhất.
2.1.4.8. Đánh giá
Tất cả các chỉ thị tìm thấy trong quá trình kiểm tra sẽ được đánh giá theo ASEM B31.3- Edition 2002 và chi tiết được phát biểu như sau:
- Các chỉ thị được thể hiện bởi sự tập trung bột từ. Nhưng không phải tất cả các chỉ thị như vậy đều là khuyết tật, những chỉ thị có thể gây ra do bề mặt kiểm tra quá thô, sự thay đổi từ tính trong vật kiểm tra (như tại các vị trí mép của vùng ảnh hưởng nhiệt) v.v...
- Chỉ thị là bằng chứng của khiếm khuyết cơ khí. Chỉ có những chỉ thị có kích thước lớn 1/16 in. (1,5 mm) sẽ là chỉ thị quan tâm.
o Chỉ thị dạng dài là chỉ thị có chiều dài lớn hơn 3 lần chiều rộng.
o Chỉ thị dạng tròn là chỉ thị hình tròn hay elip có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 3 lần chiều rộng..
o Đối với các chỉ thị nghi ngờ là khuyết tật, thì có thể tiến hành kiểm tra lại để xác định chỉ thị này có quan tâm hay không.
2.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẰNG NỘI SOI ( BOROSCOPE ) 2.2.1. Đặc điểm
Là phương pháp kiểm tra bằng mắt thường của người kiểm tra thông qua máy nội soi. Phương pháp này giúp ta quan sát được những phần bên trong của các đường ống, các tầng cánh, bộ phận của turbine, máy nén mà không cần tháo ra để quan sát. Nội soi cũng giúp ta nhìn thấy được các thành phần bên trong của máy móc, thiết bị các vị trí khuất mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
2.2.2. Chuẩn bị máy
- Mở vali đựng máy scope.
- Dùng các ngón tay cầm gần phần uốn cong được ra khỏi các khe đựng của vali. - Trong khi cầm phần trên và duỗi thẳng ra, đưa toàn bộ phần dây dẫn mềm ra ngoài
khỏi khe đựng của vali.
- Lấy phần dây cáp truyền ánh sáng và phần điều khiển ra ngoài. - Tháo nắp đậy thị kính và chụp bảo vệ đầu cắm.
- Chắc chắn công tắc nguồn trong ở vị trí OFF hoặc STANDBY.
- Tùy thuộc vào sự chỉ dẫn trên bảng của hộp tạo nguồn sáng, mà nối nguồn điện cho phù hợp.
- Bật công tắc nguồn qua vị trí ON
- Đẩy cẩn thận đầu nối Optical adapter vào đầu dò. Xoay đầu nối theo chiều kim đồng hồ cho đến khi qua hết các ren vít thứ nhất.
- Khi đầu nối qua hết các ren của các ren vít thứ nhất. Vặn xoay toàn bộ đầu nối theo chiều kim đồng hồ trong khi ấn nhẹ đến khi đầu nối ăn khớp với măt định vị của phần đầu dò.
- Vặn đầu dò theo chiều kim đồng hồ theo ren vít thứ hai đến khi chặt. Đừng cố gắn vặn mạnh thêm khi đã chặt.
- Sau khi gắn xong nhìn qua phần thị giác để xác định vùng quan sát được xuất hiện chính xác.
- Khi tháo đầu nối Optical adapter ra thì làm ngược lại.
2.2.3. Kiểm tra
- Điều chỉnh nguồn sáng và góc quay hợp lý để quan sát các chi tiết.
2.2.4. Đánh giá
- Dùng mắt thường và dựa vào kinh nghiệm để đánh giá và nhận xét các tình trạng của chi tiết, thiết bị.
- Chụp hình các tình trạng của thiết bị ( nếu có máy ảnh ). - Ghi kết quả vào báo cáo
2.3. CÔNG VIỆC ĐO ĐẠC, KIỂM TRA TRONG CÁC KỲ THANH TRA2.3.1. Thanh tra A 2.3.1. Thanh tra A
2.3.1.1. Các hạng mục kiểm tra trong thanh tra A
- Nhà lọc gió - Máy nén
- Khói thoát (Exhaust)
- Cánh động và cánh tĩnh của GT (GT Blades and Vanes) - Buồng đốt (Combustor)
- Chèn cánh (Heat shields)
2.3.1.2. Các hạng mục đo đạc trong thanh tra A
- Đo khe hở cánh tầng 1 máy nén (VDLA1) - Đo khe hở cánh tầng 1 Turbine (TULA1) - Đo khe hở cánh tầng 5 Turbine (TULA5) - Đo vị trí Rotor ME1
- Đo vị trí Rotor ME2
- Đo cao độ bệ đỡ Bearing (LV, LH, RV, RH)
2.3.2. Thanh tra B
2.3.2.1. Các hạng mục kiểm tra trong thanh tra B
a. Kiểm tra nhà lọc gió - đường gió vào
o Kiểm tra air inlet duct
o Kiểm tra air intake manifold
o Kiểm tra air inlet housing
o Kiểm tra air manifold rids
o Kiểm tra các vòi phun nước rửa máy nén gió
o Kiểm tra tầng cánh VIGV và cánh động tầng 1 máy nén gió
o Kiểm tra cơ cấu truyền động VIGV b. Kiểm tra chi tiết các đường khí nóng
o Kiểm tra các chi tiết buồng đốt
o Kiểm tra chi tiết Front segment
o Kiểm tra zone 1, segment (outer & inner segment )
o Kiểm tra zone 2
o Kiểm tra bên ngoài zone 2 ( cooling air channer, outer shell )
o Kiểm tra typping segment
o Kiểm tra các chi tiết vòi đốt
o Kiểm tra chi tiết vòi đốt bunner
o Kiểm tra chi tiết vòi đốt lance
o Kiểm tra các chi tiết turbine
o Kiểm tra cánh tĩnh tầng 1
o Kiểm tra cánh tĩnh tầng 3 bằng boroscope
o Kiểm tra cánh tĩnh tầng 4 bằng boroscope
o Kiểm tra cánh tĩnh tầng 5
o Kiểm tra heat shield segment tầng A, H ( HSS A)
o Kiểm tra các tầng cánh động turbine
o Kiểm tra cánh động turbine tầng 1
o Kiểm tra cánh động turbine tầng 2 bằng boroscope
o Kiểm tra cánh động turbine tầng 3 bằng boroscope
o Kiểm tra cánh động turbine tầng 4 bằng boroscope
o Kiểm tra cánh động turbine tầng 5 bằng mắt và gương soi
o Kiểm tra blow off van tầng 1,2,3
o Kiểm tra các chi tiết đường khói thoát
o Kiểm tra bên ngoài ống khói
o Kiểm tra bên trong ống khói
o Kiểm tra phần khuếch tán khói thoát
o Kiểm tra chi tiết bearing ribs
o Kiểm tra chi tiết flow ribs
o Kiểm tra chi tiết manhole ribs
o Kiểm tra chi tiết compensation outside
o Kiểm tra protect segment
o Kiểm tra compensator
o Kiểm tra phần giảm âm ( silencer)
2.3.2.2. Các hạng mục đo đạc trong thanh tra B
a. Đo vị trí roto
o Đo lỗ trục ME1
o Đo lỗ trục ME2
o Đo khe hở tầng cánh 1 máy nén gió và tầng 1, 5 turbine
o Đo khoảng cách của bệ đỡ bearing tới vỏ khói thoát
o Hiệu chỉnh turbine ( nếu có)
b. Đo các thông số của buồng đốt (combustor)
c. Đo khe hở chèn vỏ khói thoát ( gland-exhaust casing ) d. Đo chu vi zone 2 inner shell
e. Kiểm tra độ đảo hướng tâm của coupling ( độ đồng trục)
2.3.3. Thanh tra C
2.3.3.1. Các hạng mục kiểm tra trong thanh tra C
- Kiểm tra nhà lọc gió
- Kiểm tra Air inlet duct và air inlet housing - Kiểm tra tầng cánh IGV
- Kiểm tra các tầng cánh động máy nén - Kiểm tra các tầng cánh tĩnh máy nén - Kiểm tra compressor diffusor
- Kiểm tra Burner và Lances - Kiểm tra Zone 1
- Kiểm tra Front segment - Kiểm tra tipping segment - Kiểm tra Zone 2
- Kiểm tra các mặt ghép
- Kiểm tra Heat shield segment - Kiểm tra TULA
- Kiểm tra TULE
- Kiểm tra các chèn cánh động - Kiểm tra Bearing
- Kiểm tra ngõng trục - Kiểm tra ống khói thoát
- Kiểm tra các Manholes, Bolts và nuts
2.3.3.2. Các hạng mục đo đạc trong thanh tra C
- Đo vị trí Rotor ME1, ME2
- Đo khe hở cánh động máy nén và cánh động 1-5 Turbine - Đo khoảng cách của bệ đỡ Bearing tới vỏ khói thoát - Đo khe hở cánh
- Đo khe hở cánh VDLA 13 (vị trí hướng kính của Rotor) - Đo khe hở giữa cánh động, cánh tĩnh máy nén và Turbine - Kiểm tra độ song song của Turbine
- Đo khe hở của labyrinth gland
- Đo khe của thurst bearing ( độ di trục) - Đo khe của Combustor chamber - Đo khe hở của gland exhaust casing - Đo chu vi của Zone 2 inner shell
- Đo đường kính của Bearing máy nén và Turbine - Kiểm tra độ đảo hướng tâm của coupling
- Siết lực các bulông của coupling
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG ÁN ĐO ĐẠC VÀ KIỂM TRA 3.1. CÁC PHƯƠNG ÁN ĐO ĐẠC 3.1.1. ĐO VỊ TRÍ ROTO 3.1.1.1. Đo lỗ trục ME1 a. Nhân công o 2 người/4 giờ. b. Vật tư o Molikot 14000C o Giẻ lau c. Dụng cụ o Chụp 36 và cần nối 200 mm o Cần siết Torque 375 Nm o Đèn pin
o Cây đo trục ABB gồm: Cle vòng miệng: 13 , 27, 30,32.
o Shim lá dài : 500mm d. Trình tự thực hiện
Công tác chuẩn bị: + Đăng ký phiếu công tác. + Biên bản thông số đo. + Dụng cụ đo.
+ Biên bản nghiệm thu.
Biện pháp an toàn: + Trang bị đầy đủ BHLĐ.
+ Tránh rơi vật lạ vào lỗ khe trục. + Chú ý khi làm việc trên cao.
Các bước thực hiện.
Đăng ký phiếu công tác phối hợp với VHV và thao tác các bước sau: + ON bơm nhớt nâng trục (VHV thao tác).
+ Dùng tay quay trục về điểm đã đánh dấu. + OFF bơm nhớt nâng trục.
+ Mở Manhole 3 lỗ ME1 (chụp 36, cần nối, cần xiết)
+ Đặt dụng cụ đo vào vị trí đo ME1 ấn thẳng góc với phương đo, đọc trị số trên đồng hồ so rồi ghi vào biên bản đo (HTCT 422002). + Sau khi đã đo xong ta đặt dụng cụ đo vào cây cữ, thử lại xem có đúng trị số
ban đầu không, nếu đúng thì đạt yêu cầu.
+ Khi sử dụng đo tránh va chạm thước và đồng hồ so, cần đo lại từ 2-3 lần để lấy giá trị đo cho chính xác.
3.1.1.2. Đo lỗ trục ME2 a. Nhân công o 3 người/4giờ b. Vật tư o Molikot 14000C o Giẻ lau c. Dụng cụ o Lục giác lồi 19mm o Cần nối 200 mm o Cần xiết Torque 275 Nm o Đèn pin
o Cây đo trục ABB
o Cle vòng miệng: 13 (2 chiếc), 27, 30, 32 d. Trình tự thực hiện
Công tác chuẩn bị: + Đăng ký phiếu công tác. + Biên bản thông số đo. + Dụng cụ đo.
Biện pháp an toàn: + Trang bị đầy đủ BHLĐ.
+ Tránh rơi vật lạ vào lỗ khe trục. + Chú ý khi làm việc trên cao.
Các bước thực hiện.
Đăng ký phiếu công tác phối hợp với VHV và thao tác các bước sau: + ON bơm nhớt nâng trục (VHV thao tác).
+ Dùng tay quay trục về điểm đã đánh dấu. + OFF bơm nhớt nâng trục.
+ Mở Manhole 4 lỗ đo ME2 (chụp lục giác 19 mm, cần nối, cần xiết) A-B-C- D.
+ Đặt dụng cụ đo vào vị trí đo A (phía trên) bên phải của GT theo hướng ống khói,
+ Đặt dụng cụ đo xuống kiểm tra cho cây ti của dụng cụ đo tiếp xúc với trục rotor giữ nguyên vị trí, dùng tay ấn mạnh dụng cụ đo xuống thẳng góc với lỗ và giữ cố định dụng cụ đo chỉnh đồng hồ 5 mm rồi khoá giữ đồng hồ lại sau đó chỉnh vòng ngoài của đồng hồ về vị trí 0.
+ Lấy dụng cụ đo ra khỏi lỗ kiểm tra giữ nguyên giá trị trên đồng hồ sau đó tiến hành đo các lỗ còn lại B-C-D.