Kiểm tra bằng chất lỏng thẩm thấu (PT):

Một phần của tài liệu Đề tài Tiến trình chuẩn bị, đo đạc, kiểm tra và đánh giá đối với tổ máy GT13E2 trong các kỳ thanh tra A, B, C (Trang 43 - 45)

2.1.3.1. Đặc điểm

Kiểm tra thấm thấu chất lỏng là một trong những phương pháp hay sử dụng nhất để phát hiện các vết nứt trên bề mặt kim loại, mối hàn sau khi gia công như: nứt, cháy chân, rỗ khí, chồng lớp, co rút, tách lớp, không ngấu. đặc biệt là các vật liệu không nhiễm từ như thép không rỉ.

Trong phương pháp này người ta phun một chất lỏng có khả năng thẩm thấu cao và có màu sắc dễ phân biệt (thường là màu đỏ) lên bề mặt vật cần kiểm tra. Nếu trên bề mặt có các vết nứt dù là rất nhỏ, chất thẩm thấu sẽ ngấm vào và đọng lại ở các khe nứt. Sau khi chờ cho quá trình ngấm kết thúc, người ta loại bỏ hết phần chất thẩm thấu thừa trên bề mặt và tiếp tục phun lên bề mặt kiểm tra một chất khác gọi là “chất hiện màu” làm cho phần chất thẩm thấu đã ngấm vào các vết nứt nổi rõ lên cho phép ghi nhận các vết nứt rất nhỏ, mắt thường không phát hiện được. Tuy nhiên để có thể áp dụng phương pháp này bề mặt vật kiểm tra phải rất sạch và khô vì vậy nó không thích hợp với các bề mặt bị bám bẩn và có độ nhám cao. Mặt khác mặc dù không đòi hỏi phải đầu tư thiết bị, việc kiểm tra PT đòi hỏi người kiểm tra phải thực sự có kinh nghiệm và được đào tạo đầy đủ.

2.1.3.2. Điều kiện bề mặt được kiểm tra

Bề mặt đối tượng kiểm tra thẩm thấu và vùng xung quanh trong khoảng 1 inch (25mm) phải phải được làm sạch và khô để không có các vết như dầu, cát, bụi, mỡ, sơn, sỉ và những chất bẩn bám trên bề mặt có thể ảnh hưởng xấu đến việc phát hiện những khuyết tật không chấp nhận được của vật kiểm tra.

2.1.3.3. Làm sạch bề mặt kiểm tra ban đầu

Quá trình làm sạch bề mặt kiểm tra ban đầu sẽ loại bỏ những chất bẩn còn bám lại như dầu, than bụi, vảy thép, vật liệu bảo ôn, sơn phủ v.v...sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng dung môi tẩy rửa, làm sạch bằng hơi nóng hay làm sạch bằng hoá học. Hiệu quả của kiểm tra thẩm thấu chất lỏng phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt kiểm tra và bề mặt bên cạnh. Nên vùng bên cạnh trong vòng khoảng cách 1 inch. phải được làm sạch tất cả các chất bẩn như đề cập ở trên. Dung môi tẩy rửa sẽ được phun lên bề mặt vật kiểm tra để tẩy rửa, sau đó bề mặt được lau khô bằng vải sạch không sợi sơ hoặc bằng giấy thấm đến khi dung môi bốc hơi hoàn toàn. Phải đảm bảo dung môi đã bốc hơi hoàn toàn trước khi sử dụng chất thấm.

2.1.3.4. Sử dụng chất thấm thấu

Chất thẩm thấu được phun hoặc quét đều , vừa đủ lên toàn bộ bề mặt vùng cần kiểm tra . Thời gian để chất thẩm thấu thấm vào bề mặt vật kiểm tra từ 5 đến 10 phút. Nhiệt độ bề mặt phải nằm trong khoảng từ 150C đến 380C. Chất thấm không bị khô. Nếu chất thẩm thấu bị khô quá nhanh, phải dùng dung môi rửa sạch và tiến hành kiểm tra lại từ đầu.

2.1.3.5. Làm sạch chất thấm thấu

Sau thời gian thẩm thấu , chất thẩm thấu dư phải được lau thật sạch bằng vải sạch, lau khô nhiều lần, hoặc có thể dùng vải mềm thấm chất làm sạch để lau chất thẩm thấu dính trên bề mặt. Sau đó dùng vải sạch không sợi có thấm một chút dung môi lau cận thận những vết chất thấm còn dính trên bề mặt. Làm sạch chất thấm dư nên thực hiện cẩn thận tránh sử dụng quá nhiều dung môi, vì có thể hoà tan cả những chất thẩm thấu trong khuyết tật. Nếu quá trình làm sạch chất thấm dư không tốt, hay khó làm sạch chất thấm dư, thì bề mặt kiểm tra sẽ được làm khô và lau sạch lại, làm lại bước kiểm

tra trước đó. Không được phép phun trực tiếp dung môi lên bề mặt kiểm tra sau khi đã phun chất thẩm thấu và trước khi phun chất hiện.

2.1.3.6. Sử dụng chất hiện hình

Sau giai đoạn làm sạch chất thẩm thấu dư, bề mặt kiểm tra để khô ở trạng thái bay hơi tự nhiên. Chất hiện hình sẽ được phun vào bề mặt kiểm tra ngay sau khi quá trình làm sạch chất thấm dư bằng lau bằng vải sạch có thấm dung môi kết thúc. Phun chất hiện hình sao cho chất hiện hình tạo màng mỏng và đều khắp bề mặt. Thời gian chất hiện hình giữ ở trên bề mặt kiểm tra không được ngắn hơn 10 phút.

2.1.3.7. Đánh giá chỉ thị

Chỉ thị là dấu vết của các sai sót về mặt cơ khí. Chỉ có những chỉ thị có kích thước lớn 1/16 inch. (1,5 mm) mới được quan tâm.

- Chỉ thị dạng dài là chỉ thị có chiều dài lớn hơn 3 lần chiều rộng.

- Chỉ thị dạng tròn là chỉ thị hình tròn hay elip có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 3 lần chiều rộng.

- Đối với các chỉ thị nghi ngờ là khuyết tật, thì có thể tiến hành kiểm tra lại để xác định chỉ thị này có quan tâm hay không.

Tất cả các bề mặt kiểm tra không được có những chỉ thị sau: - Chỉ thị quan tâm dạng dài

- Chỉ thị quan tâm dạng dài có kích thước lớn hơn 3/16 inch. (4,8 mm);

- Bốn hay nhiều hơn chỉ thị tròn quan tâm nằm trên một đường cách nhau khoảng 1/16 inch. (1,6 mm) hoặc ngằn hơn (tính từ mép này đến mép kia).

- Chỉ thị của khuyết tật có thể lớn hơn kích thước thật của khuyết tật gây ra chỉ thị, nhưng dù sao kích thước của chỉ thị là cơ sở cho việc đánh giá chấp nhận hay sửa chữa.

2.1.3.8. Báo kết quả

- Báo cáo kiểm tra sẽ bao gồm tối thiểu những thông tin sau - Điều kiện bề mặt

- Nhãn hiệu và số nhận dạng của vật tư thẩm thấu sử dụng. - Thời gian thấm.

- Chi tiết kiểm tra kèm theo hình vẽ chỉ vùng kiểm tra và vị trí các chỉ thị. - Tên và trình độ của người tiến hành kiểm tra.

- Kết quả đánh giá chấp nhận hay sửa chữa của chi tiết/ mối hàn kiểm tra.

Một phần của tài liệu Đề tài Tiến trình chuẩn bị, đo đạc, kiểm tra và đánh giá đối với tổ máy GT13E2 trong các kỳ thanh tra A, B, C (Trang 43 - 45)