BLTTHS năm 2015 không quy định về đối tượng của KNPT. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS thì đối tượng KNPT được quy định gián tiếp. Khoản 1 Điều 336 BLTTHS quy định: “Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm” [61]. Theo quy
định này, đối tượng của KNPT là bản án hoặc quyết định của Tòa án sơ thẩm, nhưng không phải bản án, quyết định sơ thẩm nào cũng trở thành đối tượng của KNPT. Dựa trên tính chất của xét xử phúc thẩm tại Khoản 1 Điều 330 BLTTHS thì các bản án, quyết định sơ thẩm mà VKS kháng nghị phúc thẩm phải là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Vậy, bản án, quyết định sơ thẩm như thế nào được coi là chưa có hiệu lực pháp luật? Theo tác giả Đinh Văn Quế và PGS.TS Hồng Thị Minh Sơn thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là những bản án, quyết định còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị [45, tr235] [64, tr45]. Do vậy, đối tượng của KNPT luôn luôn là bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, còn nếu những bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp thì khơng phải là đối tượng của KNPT, mà là đối tượng của kháng nghị GĐT, tái thẩm.
Đối với bản án sơ thẩm: Bản án là phán quyết của HĐXX đối với bị cáo theo
những nội dung và hình thức được quy định tại Điều 260 BLTTHS. Tất cả những bản án, bất kể nội dung bản án đó là gì, nếu chưa có hiệu lực đều là đối tượng của KNPT.
Đối với quyết định sơ thẩm: trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án hình sự,
Tịa án cấp sơ thẩm ban hành rất nhiều quyết định như Quyết định phân công Thẩm phán (Điều 44), Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 280), Quyết định tạm đình chỉ vụ án (Điều 281), Quyết định đình chỉ vụ án (Điều 282), Quyết định hỗn phiên tịa (Điều 297)….trên thực tế không phải quyết định sơ thẩm nào của
Tòa án cũng bị kháng nghị phúc thẩm. Vậy, quyết định sơ thẩm nào là đối tượng của KNPT? Theo quy định tại khoản 2 Điều 330 BLTTHS thì quyết định sơ thẩm là đối tượng của KNPT gồm: Quyết định tạm đình chỉ, Quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, Quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và Quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này. “Quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này” được xem là đối tượng của KNPT gồm quyết định Khởi tố vụ án của HĐXX theo điểm c khoản 1 Điều 161 BLTTHS năm 2015: “Trường hợp quyết định khởi tố vụ
án hình sự của Hội đồng xét xử khơng có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp” và Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh quy
định tại khoản 2 Điều 453 BLTTHS quy định: “Kháng nghị quyết định của Tòa án
về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đối với quyết định sơ thẩm quy định tại Bộ luật này". Vấn đề đặt ra là ngoài các quyết định nêu
trên được xem là đối tượng của KNPT thì quyết định sơ thẩm nào của Tịa án được xem là đối tượng của KNPT? pháp luật không quy định nên có những cách hiểu khác nhau, làm cho việc áp dụng pháp luật về KNPT gặp nhiều vướng mắc.
Qua nghiên cứu tiểu mục 2.3 mục 2 phần I Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành BLTTHS năm 2003: “Trường hợp kháng nghị đối với các quyết
định khác, thì Tồ án cấp sơ thẩm phải căn cứ vào quy định của BLTTHS và các văn bản pháp luật liên quan quy định về thẩm quyền và thủ tục kháng nghị, giải quyết kháng nghị cụ thể đó để giải quyết [82]. Theo hướng dẫn này thì “quyết định
khác” là đối tượng KNPT không bị giới hạn, để minh chứng cho hướng dẫn này, Nghị quyết đã lấy một ví dụ cụ thể về kháng nghị của VKS đối với Lệnh tạm giam của Chánh án TAND huyện đối với bị cáo. Quan điểm của tác giả không đồng ý việc cho rằng Lệnh tạm giam này là đối tượng của KNPT hình sự. Bởi lẽ, Thứ nhất, Đối tượng của KNPT phải là quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng Lệnh tạm giam thì lại có hiệu lực pháp luật ngay và BLTTHS cũng khơng quy định trình tự, thủ tục riêng biệt để giải quyết; Thứ hai, Chủ thể tiến hành giải quyết KNPT
trong trường hợp này là Chánh án TAND đã ban hành Lệnh tạm giam chứ khơng phải là Tịa án cấp trên trực tiếp.
Như vậy, vấn đề là tại sao các quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo được BLTTHS 2015 quy định là đối tượng KNPT, còn các quyết định khác lại không được quy định là đối tượng KNPT. Theo tác giả Ngô Thanh Xuyến: Quyết định sơ thẩm là đối tượng của KNPT khi về mặt hình thức nó là quyết định tố tụng - tư pháp, khơng phải là quyết định mang tính hành chính - tư pháp. Về nội dung: quyết định này phải là quyết định giải quyết, kết thúc vụ án hoặc làm ngưng
trệ quy trình tố tụng để kết thúc vụ án (tạm đình chỉ) [115, tr51-58]. Theo quan điểm của tác giả Mai Thanh Hiếu thì “quyết định là đối tượng của kháng nghị phúc
thẩm phải là quyết định giải quyết vụ án của Tòa án sơ thẩm, những quyết định hành chính tư pháp nhằm đảm bảo hoạt động đúng đắn của trình tự phúc thẩm, không định đoạt việc giải quyết vụ án thì khơng phải là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm” [24, tr22]. Còn theo quan điểm của tác giả Nguyễn Nơng thì cho rằng
“Chỉ những quyết định sơ thẩm có vi phạm pháp luật mà để lại hậu quả độc lập mới
là đối tượng kháng nghị phúc thẩm (như quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án); còn những quyết định mà sai lầm của nó đã chuyển thành sai lầm của bản án sơ thẩm thì khơng phải là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm (đối với quyết định) mà là đối tượng kháng nghị phúc thẩm đối với bản án” [40, tr29]. Các
quan điểm trên đều có lý khi nhận định quyết định là đối tượng của KNPT xét trên khía cạnh về hình thức, về nội dung, hậu quả hay sự tác động của quyết định đó trong q trình giải quyết vụ án. Như vậy, trong TTHS, quyết định sơ thẩm là đối tượng của KNPT thì trước hết, về hình thức chúng là quyết định tố tụng – tư pháp,
về nội dung nó làm chấm dứt hoặc tạm dừng việc tiến hành các hoạt động tố tụng
đối với vụ án hoặc đối với từng bị can, bị cáo liên quan đến đường lối xử lý vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng quyền con người, quyền cơng dân, nếu có vi phạm mà khơng KNPT thì sẽ khơng có cách nào khắc phục được. Cịn đối với các quyết định tố tụng khác của Tòa án không quy định là đối tượng KNPT. Bởi về hình thức
chúng là quyết định tố tụng nhưng mang tính hành chính – tư pháp và về nội dung chúng không kết thúc vụ án hoặc làm ngưng trệ quy trình tố tụng nên chúng khơng phải là đối tượng của KNPT.
Ngoài ra, quyết định khởi tố vụ án của HĐXX được BLTTHS năm 2015 xem là quyết định khác, thuộc đối tượng của KNPT thì quan điểm của tác giả luận văn thấy còn chưa hợp lý. Bởi lẽ, chức năng của Tòa án là chức năng xét xử, trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên buộc tội và bên gỡ tội để đưa phán quyết một cách khách quan, vơ tư. Tuy nhiên, TTHS lại trao cho Tịa án quyền quyết định khởi tố vụ án, thuộc chức năng buộc tội là không phù hợp với chức năng tố tụng tư pháp của Tịa án. Do đó, cần loại bỏ quy định “quyết định khởi tố vụ án hình sự” là thẩm quyền của HĐXX. Nếu qua xét xử, thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà chưa được khởi tố thì yêu cầu hoặc kiến nghị VKS xem xét và quyết định.