Bất cứ chế định nào được pháp luật quy định đều phát sinh hậu quả pháp lý của nó. Khi có KNPT thì cũng làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định đối với bản án, quyết định sơ thẩm. BLTTHS 2003 chỉ quy định về hậu quả pháp lý của việc kháng nghị đối với bản án, mà không quy định hậu quả của kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm, trong khi đối tượng của KNPT không chỉ riêng bản án sơ thẩm, mà cịn có quyết định sơ thẩm. Khắc phục hạn chế đó, Điều 339 BLTTHS 2015 quy định: “Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì
chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 BLTTHS. Khi có kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì tồn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 BLTTHS” [61]. Như
vậy, theo quy định trên, khi có KNPT của VKS thì phát sinh hai hậu quả pháp lý.
Trường hợp thứ nhất, những phần của bản án, quyết định của Tịa án bị kháng nghị
thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 BLTTHS.
Trường hợp thứ hai, toàn bộ bản án, quyết định bị kháng nghị thì tồn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành. Có một số quan điểm cho rằng, khi KNPT đối với một phần bản án, quyết định thì tồn bộ bản, án quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật và cũng khơng được đưa ra thi hành. Theo quan điểm này thì việc quy
định những phần bản án, quyết định khơng bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật là khơng có ý nghĩa thực tế. Vì khi xét xử phúc thẩm, Tịa án có thể xem xét lại những phần khơng bị kháng nghị, khi đó hiệu lực của những phần này sẽ bị thay đổi. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS là hợp lý. Bởi vì, để đảm bảo tính ổn định tương đối của bản án, quyết định sơ thẩm cũng như đảm bảo cho việc thi hành án được nhanh chóng, kịp thời, phát huy tính thiết thực của việc xét xử thì cần thiết phải xác định tính có hiệu lực của bản ản. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo thì việc quy định cho Tịa án cấp phúc thẩm có thể xem xét cả những phần khơng bị kháng nghị, có thể sửa bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng khơng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là thể hiện rõ nét nhất bản chất dân chủ, nhân văn và tiến bộ của TTHS.
Điều 363 BLTTHS quy định bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay, khơng phụ thuộc việc bản án, quyết định đó có bị KNPT của VKS hay khơng. Đó là các trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tun bị cáo khơng có tội, miễn TNHS, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt khơng phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam, thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngày, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp bị cáo bị tuyên phạt cảnh cáo thì được thi hành ngay tại phiên tịa. Ý nghĩa của quy định này là nhằm đảm quyền con người, quyền công dân, quyền của bị cáo trong trường hợp bị cáo được Tịa án cấp sơ thẩm tun vơ tội hoặc khơng phải chịu thêm bất cứ một hình phạt hoặc sự cưỡng chế nào nữa. Nếu để chậm trễ hoặc đợi đến khi Tòa án phúc thẩm xét xử lại thì những hậu quả gây nên cho bị cáo là không thể khắc phục được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của bị cáo. Mặc khác, nếu có kháng nghị của VKS liên quan đến các trường hợp trên thì bị cáo vẫn phải chịu những hình phạt mà bản án, quyết định cấp phúc thẩm đã tuyên (nếu có).
Kết luận chương 2
Từ việc phân tích và đánh giá những quy định của BLTTHS 2015 liên quan đến KNPTHS như: đối tượng kháng nghị, căn cứ, thẩm quyền, trình tự thủ tục, thời hạn kháng nghị, việc thay đổi bổ sung và rút kháng nghị, hậu quả kháng nghị, có thể thấy BLTTHS 2015 đã kế thừa những quy định tiến bộ của pháp luật tố tụng hình sự trước đó, đồng thời khắc phục những hạn chế trong thực tiễn áp dụng của BLTTHS 2003. Nhìn chung, các quy định của BLTTHS 2015 đã và đang đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế của BLTTHS 2015 về KNPT chưa khắc phục được như chưa quy định rõ ràng về quyết định sơ thẩm là đối tượng KNPT, chưa quy định căn cứ KNPT, bất cập trong việc quy định và cách tính thời hạn KNPT, thời hạn gửi bản án, quyết định sơ thẩm, cũng như quy định về việc bổ sung, thay đổi kháng nghị mà khơng được làm xấu hơn tình trạng ban đầu của bị cáo, chưa được hiểu một cách thống nhất. Những quy định còn hạn chế về KNPT của BLTTHS 2015 có thể sẽ làm ảnh hưởng đến cơng tác KNPT trong thực tiễn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự về chế định KNPT nói riêng thì việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp TTHS liên quan đến KNPT là hết sức cần thiết, là yêu cầu được đặt ra trong thời gian tới, góp phần quan trọng vào việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 3.1. Thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước
3.1.1 Tình hình kháng nghị phúc thẩm hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước
VKSND tỉnh Bình Phước được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 đến nay. Quá trình hình thành và phát triển, VKSND tỉnh Bình Phước đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cơng dân; giữ vững tình hình an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội, góp phần tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Quá trình thực hiện chức năng của mình, cơng tác THQCT và KSXX luôn được VKSND tỉnh Bình Phước quan tâm và chú trọng, trong đó cơng tác KNPT hình sự từng bước được tăng cường, đạt được những kết quả bước đầu. Thông qua việc tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 03/CT-VKSTC-VPT1 ngày19/6/2008 về tăng cường công tác KNPT, cũng như để tổ chức triển khai việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSNDTC về việc tiếp tục tăng cường cơng tác KNPT hình sự, VKS tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 21 ngày 27/4/2016 đề ra những nội dung, giải pháp cụ thể, triển khai thực hiện đến các phòng nghiệp vụ và VKS cấp huyện trong tỉnh. Trong kế hoạch trên, VKSND tỉnh Bình Phước xem cơng tác KNPT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch công tác hàng năm. Do đó, trong những năm qua, cơng tác KNPT hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước từng bước đi vào nề nếp, khắc phục được nhiều vi phạm pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc giải quyết các vụ án hình sự đúng pháp luật, nghiêm minh, góp phần bảo đảm cho việc xét xử của Tịa án đúng pháp luật, khơng để lọt tội phạm và không làm oan người vơ tội, hồn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Quốc hội và của Ngành Kiểm sát giao.
Theo số liệu thống kê của VKSND tỉnh Bình Phước từ năm 2016 đến năm 2020 (Bảng 3.1) số vụ án và bị cáo được Tịa án hai cấp của tỉnh Bình Phước đã giải quyết là 4.896 vụ/8.459 bị cáo, trong đó xét xử sơ thẩm là 4.843/8.384 bị cáo, đình chỉ và tạm đình chỉ là 53 vụ/75 bị cáo, lý do đình chỉ chủ yếu là bị hại rút yêu cầu, miễn TNHS; tạm đình chỉ chủ yếu là chờ kết quả giám định, bị cáo trốn nên khơng có kháng cáo, KNPT.
Trong số án xét xử sơ thẩm thì số án bị kháng cáo, KNPT cũng là lượng án thụ lý phúc thẩm: 742 vụ/1.146 bị cáo, trong đó số án bị KNPT là 65 vụ/95 bị cáo, trung bình mỗi năm VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước KNPT là 13 vụ/19 bị cáo, chiếm 8,76% (65/742) số vụ và 8,29% (95/1.146) số bị cáo so với lượng án thụ lý phúc thẩm, chỉ chiếm 1,34% (65/4843) số vụ và 1,13% (95/8384) số bị cáo đã xét xử sơ thẩm.
Đối với lượng án phúc thẩm đã giải quyết (Bảng 3.2) là 662 vụ/1.006 bị cáo thì lượng KNPT được giải quyết phúc thẩm là 64 vụ/94 bị cáo, bao gồm lượng án đình chỉ xét xử phúc thẩm 147 vụ/206 bị cáo, trong đó do VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước rút KNPT là 15 vụ/27 bị cáo, chiếm 19,20% vụ và 13,10% bị cáo đã đình chỉ xét xử phúc thẩm; lượng án đã xét xử phúc thẩm là 515 vụ/800 bị cáo thì KNPT được xét xử là 49 vụ/67 bị cáo, chiếm 9,51%(49/515) và 8,38% (67/800) bị cáo. Qua đó, cho thấy lượng án cấp phúc thẩm thụ lý, giải quyết và xét xử phúc thẩm phần lớn thông qua kháng cáo các bản án sơ thẩm, số lượng KNPT không nhiều.
Đối với lượng án đã xét xử phúc thẩm trong 05 năm qua thì việc hủy, sửa bản án sơ thẩm là 304 vụ/501 bị cáo, chiếm 59,03% (304/515) số vụ và 62,62% (501/800) số bị cáo. Trong số án hủy, sửa trên thì về số lượng (Bảng 3.3), VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước đã KNPT 65 vụ/95 bị cáo, chiếm 21,59% (65/301) số vụ và 18,96% (95/501) bị cáo. Về chất lượng, trong tổng số 64 vụ/94 bị cáo KNPT đã giải quyết thì có 49 vụ/67 bị cáo đã KNPT được VKSND cấp trên bảo vệ và Tòa án cấp phúc thẩm đã đưa ra xét xử, đạt 76,56% (49/64) số vụ và 71,27% (67/94) số bị cáo; số KNPT bị rút là 15 vụ/27 bị cáo, chiếm 23,44% (15/64) số vụ và 28,72% (27/94) bị cáo. Trong số án có KNPT đã xét xử phúc thẩm thì KNPT được Tịa án cấp phúc
thẩm chấp nhận là 45 vụ/62 bị cáo, đạt 91,84% (45/49) số vụ và 92,54% (62/67) số bị cáo.
Số vụ án và bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy, sửa án thông qua kháng nghị (Bảng 3.4), chỉ chiếm 14,80% (45/304) số vụ và 12,36% (62/501) số bị cáo, thông qua kháng cáo chiếm 85,20% (259/304) vụ và 87,62% (439/501) bị cáo so với số án bị Tòa án phúc thẩm đã xét xử. Như vậy, số án bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy, sửa vẫn chủ yếu thông qua kháng cáo, hơn 85% số án phúc thẩm đã xét xử.
Về KNPT ngang cấp: Thống kê cho thấy trong 05 năm qua, trong 11 đơn vị
cấp huyện và VKSND tỉnh Bình Phước (tổng 12 đơn vị) ban hành KNPT được tổng cộng 65vụ/95 bị cáo, trong đó KNPT ngang cấp là 45 vụ/66 bị cáo, chiếm 69,23% số vụ/69,47% số bị cáo. Trong 11 đơn vị cấp huyện thì có 09 đơn vị khơng ban hành KNPT trong thời gian 3 năm trở lên, trong đó 01 đơn vị là VKSND huyện Bù Đăng không ban hành KNPT ngang cấp trong 3 năm (2017, 2019-2020), 05 đơn vị không ban hành KNPT trong 04 năm gồm huyện VKSND huyện Chơn Thành, VKSND huyện Bù Đốp, VKSND huyện Đồng Phú, VKSND huyện Phú Riềng và VKSND huyện Bù Gia Mập, còn lại 03 đơn vị gồm VKSND thị xã Bình Long, VKSND thị xã Phước Long, VKSND huyện Lộc Ninh thì trong 05 năm khơng ban hành KNPT ngang cấp vụ nào (vùng trắng kháng nghị). Còn lại 01 đơn vị cấp huyện là VKSND thành phố Đồng Xồi khơng ban hành KNPT ngang cấp trong thời gian 2 năm (2017 và 2018), cịn lại đơn vị khơng ban hành KNPT ngang cấp trong thời gian 01 năm gồm VKSND huyện Hớn Quản (2019) và VKSND tỉnh Bình Phước (2018). Số KNPT ngang cấp bị rút KNPT vẫn còn nhiều, 12 vụ/23 bị cáo, chiếm 26,6% (12/45) số vụ và 34,85% (23/66) số bị cáo đã KNPT.
Về kháng nghị trên một cấp: trong 05 năm qua VKSND tỉnh Bình Phước đã
ban hành KNPT trên một cấp 20 vụ/29 bị cáo, chiếm 30,77% (20/65) số vụ và 30,53% (29/95) số bị cáo đã KNPT. Như vậy, số KNPT trên một cấp so với tổng số án đã KNPT là tương đối nhiều nhưng số KNPT bị rút trên tổng số án đã KNPT chiếm tỷ lệ không lớn 3 vụ/4 bị cáo, chỉ chiếm 4,26% (3/65) vụ và 4,21% (4/95) bị cáo.
Vẫn cịn có bản án sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, sai lầm nghiêm trọng về áp dụng pháp luật, bỏ lọt tội phạm phải huỷ án để điều tra hoặc xét xử lại nhưng không kịp thời KNPT mà phải kháng nghị GĐT (năm 2015 và nửa năm đầu 2016) hoặc báo cáo cấp trên kháng nghị GĐT, tái thẩm. Trong số 33 vụ/61 bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy để điều tra, xét xử lại chỉ có 03 vụ/03 bị cáo có KNPT, chiếm 9,1% số vụ án bị hủy và 4,91% số bị cáo bị hủy án.
Mặc dù, công tác KNPT của VKSND 02 cấp tại tỉnh Bình Phước chưa đạt được kết quả như mong muốn nhưng có thể nhận thấy KNPT của VKSND 02 cấp tại tỉnh Bình Phước đã từng bước được nâng cao; chất lượng, số lượng KNPT ngang cấp được VKSND cấp trên bảo vệ và các KNPT được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận ngày càng tăng. Cụ thể: (Bảng 3.3) Năm 2016, VKSND hai cấp tỉnh Bình
Phước KNPT 21 vụ/36 bị cáo thì có đến 10 vụ/ 20 bị cáo bị rút KNPT, chiếm 47,62% số vụ và 55,56% số bị cáo đã KNPT, số KNPT được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận đạt 90,90% (10/11) số vụ và đạt 93,75% (15/16) số bị cáo; từ năm 2017 đến nay, KNPT ngang cấp luôn được VKSND cấp trên bảo vệ tăng lên từng năm, năm 2020 chỉ bị rút KNPT 01 vụ/01 bị cáo, chiếm 8,33% (1/12) số vụ và 6,25% (1/16) số bị cáo, các KNPT được VKSND cấp trên bảo vệ thì ln được Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận 100%.
3.1.2 Những kết quả đạt được
Kết quả đạt được: cơng tác KNPT hình sự của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước
từng bước được nâng lên, chất lượng KNPT ngày càng được đảm bảo. Về hình thức KNPT cơ bản được ban hành đúng mẫu số 15/XP ban hành kèm theo Quy chế số 505 và trong thời hạn luật định. Về nội dung KNPT ngày càng cụ thể, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, viện dẫn chính xác căn cứ pháp luật. Căn cứ KNPT ngày càng đa dạng hơn, không chỉ KNPT về tố tụng theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại mà còn KNPT cả về nội dung giải quyết vụ án theo hướng sửa bản án sơ thẩm, khơng những KNPT theo hướng tăng nặng mà cịn KNPT theo hướng giảm nhẹ, không những KNPT về tội danh và hình phạt mà cịn KNPT về phần dân sự trong vụ án hình sự, KNPT về xử lý vật chứng, án phí. Điển hình như:
- Kháng nghị phúc thẩm về tố tụng theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại:
Vụ án Nguyễn Thanh S phạm tội Cướp giật tài sản: Khoảng 04h00 ngày 27/4/2017 Nguyễn Thanh S rủ Nguyễn Đức A đi tìm nhà nào sơ hở thì trộm cắp tài sản, A đồng ý. S điều khiển xe mơ tơ chở A đi tìm thì nhìn thấy Điểu K đang điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Sirius, biển số 93C1 - 104.53 đang lưu thơng phía trước cùng chiều nên S nảy sinh ý định chiếm đoạt xe mô tô của K. S điều khiển xe mô tô chở A đi theo K. Khi K dừng xe ở vườn điều gần đó thì S giả vờ hỏi chuyện và làm quen rồi hỏi mượn điện thoại của K, K đưa điện thoại cho S, S cầm đưa cho A rồi tiếp tục đi vòng ra sau lưng K dùng tay phải giật lấy chìa khóa xe mơ tơ trong túi quần bên phải của K, K phát hiện nên quay người lại thì S đẩy K văng ra khỏi xe. S cắm chìa khóa vào ổ khóa xe và nghiêng chân chống xe, quay đầu xe, nổ máy điều khiển xe bỏ chạy (khoảng thời gian từ 1 đến 3 phút), A điều khiển xe mô tô của S