Qua kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, nếu VKS cùng cấp nhận thấy có những căn cứ KNPT mà cịn thời hạn thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo VKS quyết định KNPT; cịn nếu q hạn thì phải báo cáo VKS cấp trên trực tiếp để quyết định KNPT. Khi ban hành quyết định KNPT thì phải đảm bảo cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Về hình thức: theo quy định khoản 2 Điều 38 Quy chế 505 thì KNPT phải thể hiện bằng văn bản thống nhất do VKS tối cao ban hành, đó là Mẫu 15 ban hành kèm theo Quy chế 505. Về nội dung: Quyết định KNPT phải đảm bảo các nội dung chính gồm ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị; Tên của VKS ra quyết định kháng nghị; Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm; Lý do, căn cứ kháng
nghị và yêu cầu của VKS; Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị. Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Quy chế 505 thì nội dung KNPT còn phải nêu cụ thể những vi phạm pháp luật của bản án, quyết định về đánh giá chứng cứ, về vận dụng chính sách pháp luật hoặc về áp dụng thủ tục tố tụng và nêu quan điểm cụ thể của VKS về việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là quyết định KNPT phải nêu lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của VKS. Việc BLTTHS quy định quyết định KNPT phải nêu rõ căn cứ kháng nghị, trong khi căn cứ kháng nghị lại không được quy định trong BLTTHS (như đã phân tích phần trên) là khơng hợp lý.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 338 BLTTHS, sau khi KNPT được ban hành thì trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp đã ban hành KNPT phải gửi quyết định KNPT kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tịa án đã xét xử sơ thẩm, đồng thời phải gửi quyết định KNPT cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Trường hợp, VKS cùng cấp với Tòa sơ thẩm kháng nghị thì KNPT phải gửi cho VKS cấp trên trực tiếp. Ngược lại, VKS cấp trên trực tiếp KNPT thì phải gửi quyết định KNPT cho VKS cùng cấp với Tòa sơ thẩm. Đây là quy định mới, hợp lý hơn so với Điều 236 BLTTHS năm 2003, tránh tình trạng kéo dài thủ tục thông báo kháng nghị một cách không cần thiết, nâng cao trách nhiệm của VKS khi ban hành quyết định KNPT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho VKS cấp trên có thẩm quyền KNPT có thể xem xét bổ sung, thay đổi hoặc rút kháng nghị của VKS cấp dưới.
Khi bị cáo, những người liên quan đến kháng nghị nhận được KNPT của VKS hoặc thơng báo KNPT của Tịa án thì có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung KNPT cho Tòa án cấp sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án chuyển cho Tòa phúc thẩm hoặc gửi đến Tòa án cấp phúc thẩm.