Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự

Một phần của tài liệu KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN (Trang 38 - 39)

Điều 336 BLTTHS năm 2015 quy định “Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát

cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm” [61]. Như

vậy, chủ thể có thẩm quyền kháng nghị là VKS cùng cấp với Tòa án sơ thẩm và VKS cấp trên trực tiếp. Việc quy định VKS cấp trên trực tiếp có quyền KNPT, một mặt thể hiện sự kiểm tra, giám sát của cấp trên trực tiếp trong ngành Kiểm sát nhân dân, một mặt kịp thời khắc phục những hạn chế của VKS cấp dưới khi không phát hiện những vi phạm, sai lầm của Tịa án hoặc vì một lý do nào đó mà VKS cấp dưới khơng KNPT. Đó là trường hợp khi có những vụ án mà thời hạn kháng nghị của VKS cấp dưới đã hết, nhưng vẫn còn thời hạn KNPT của VKS cấp trên, hoặc VKS cùng cấp với Tịa án cấp xét xử có quan điểm xét xử phù hợp với phán quyết của HĐXX nên đã không KNPT. Điều 41 BLTTHS 2015 quy định nhiệm vụ quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng được phân cơng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS có quyền KNPT bản án, quyết định của Tòa án theo quy

định. Trên cơ sở quy định của BLTTHS 2015, Quy chế 505 quy định tại Điều 36 như sau: Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực phá kháng nghị phúc thẩm KNPT bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi theo thẩm quyền lãnh thổ. Đối với những vụ án mà lãnh đạo VKS cấp trên đã có ý kiến chỉ đạo trong quá trình THQCT, kiểm sát điều tra hoặc ủy quyền THQCT và KSXX sơ thẩm, nếu KNPT phải báo cáo Viện trưởng VKS cấp trên xem xét, quyết định. Như vậy, Viện trưởng VKS có quyền KNPT bản án, quyết định sơ thẩm, cịn Phó Viện trưởng khi được phân cơng THQCT và KSXX thì mới có quyền KNPT.

VKS cùng cấp với Tòa án sơ thẩm và VKSND cấp trên trực tiếp đều có quyền KNPT nên trên thực tế sẽ xảy ra hai trường hợp: Thứ nhất nếu hai quyết định KNPT có tính chất bổ sung cho nhau thì Tịa án cấp phúc thẩm sẽ chấp nhận để xét xử phúc thẩm đối với cả hai KNPT. Thứ hai nếu hai quyết định KNPT mâu thuẫn mà

VKS cấp trên không rút hoặc hủy bỏ KNPT của cấp dưới thì Tịa án cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận xét xử phúc thẩm đối với KNPT của VKS cấp trên. Bởi theo quy định Điều 109 Hiến pháp năm 2013 ngành kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc Viện trưởng lãnh đạo (nguyên tắc thủ trưởng chế).

Một phần của tài liệu KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)