BLTTHS năm 2015 quy định khá cụ thể về căn cứ kháng nghị GĐT, tái thẩm nhưng lại không quy định về căn cứ KNPT. Vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng KNPT tràn lan và khơng được Tịa án chấp nhận.
Qua thực tiễn thi hành BLTTHS và xuất phát từ u cầu, địi hỏi bảo đảm tính thống nhất, nâng cao hơn nữa chất lượng các quyết định KNPT hình sự, VKSND tối cao đã ban hành các Quy chế cơng tác THQCT, KSXX vụ án hình sự vào các năm 1996, 2004, 2007 để hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Hiện nay, căn cứ KNPT được thực hiện theo khoản 1 Điều 37 Quy chế cơng tác THQCT và KSXX vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao (Quy chế 505): “a) Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm khơng đầy đủ dẫn đến đánh giá khơng đúng tính chất của vụ án; b) Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm khơng phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; c) Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của BLHS, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác; d) Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng” [103].
Căn cứ thứ nhất: Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tịa sơ thẩm khơng đầy đủ dẫn đến đánh giá khơng đúng tính chất của vụ án;
Theo tập thể tác giả đồng chủ biên TS.Lê Hữu Thể - TS.Đỗ Văn Đương - Ths. Nguyễn Thị Thủy: “Tòa án phải là nơi thể hiện đầy đủ nền công lý, thể hiện chất
TTHS, xét xử vụ án hình sự được coi là giai đoạn trung tâm của TTHS. Để HĐXX đưa ra một bản án, quyết định đúng đắn thì việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm là vô cùng quan trọng. Phán quyết của HĐXX không chỉ được căn cứ vào chứng cứ, tài liệu đã được thu thập trong giai đoạn điều tra mà còn phải căn cứ vào việc điều tra, xét hỏi cơng khai tại phiên tịa sơ thẩm như: hỏi các bị cáo, bị hại, người làm chứng, người giám định, định giá tài sản (Điều 309, 310, 311, 316), xem xét vật chứng (Điều 312), … để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp của toàn bộ tài liệu, chứng cứ mà CQĐT thu thập có đúng trình tự TTHS quy định hay khơng?
Việc điều tra xét hỏi cơng khai tại phiên tịa khơng đầy đủ, tức là việc điều tra, xét hỏi của HĐXX cịn bỏ sót một hoặc một số tình tiết về từng sự việc, về từng tội danh của vụ án, hoặc điều tra xét hỏi không hết đối với những người tham gia tố tụng được mời tham dự phiên tịa mà lời khai của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, hình phạt hoặc giải quyết đúng đắn nội dung vụ án. Việc điều tra, xét hỏi không đầy đủ dẫn đến việc đánh giá khơng đúng tính chất của vụ án nên mới trở thành căn cứ của KNPT. Bởi nó là nguyên nhân dẫn đến phán quyết trong bản án thiếu chính xác, có thể gây ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, quyết định hình phạt khơng tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện, giảm tính răn đe, phịng ngừa, ảnh hưởng đến chính sách đấu tranh phịng chống tội phạm, chính sách hình sự của nước ta.
Hiện tại còn nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá việc điều tra, xét hỏi tại phiên tịa sơ thẩm khơng đầy đủ. Có quan điểm cho rằng việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ là không thu thập, kiểm tra, đánh giá hết các chứng cứ cần và đủ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, có nghĩa là việc điều tra, xét hỏi tại phiên tịa khơng đạt đến giới hạn chứng minh [113, tr28] hoặc việc điều tra xét hỏi không làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án theo Điều 85 BLTTHS [19, tr35]. Đó là các trường hợp Tịa án không triệu tập những người tham gia tố tụng đến phiên tịa sơ thẩm, khơng xét hỏi hoặc xét hỏi những người tham gia tố tụng nhưng chưa đầy đủ để làm sáng tỏ tình tiết vụ án, khơng xem xét hết các chứng cứ để xác định độ tin cậy của chứng cứ. Việc xác định điều tra, xét hỏi không
đầy đủ để KNPT trong trường hợp này đơi khi cịn trừu tượng và khó xác định được như thế nào là chưa đầy đủ, tùy thuộc vào nhận thức đánh giá khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, để được xem là căn cứ KNPT thì việc điều tra, xét hỏi khơng đầy đủ này phải làm cho việc đánh giá tính chất vụ án khơng đúng đắn.
Căn cứ thứ hai: Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm khơng phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;
Khi xét xử, HĐXX ra phán quyết thể hiện quan điểm giải quyết vụ án dựa trên những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả điều tra công khai tại phiên tịa sơ thẩm. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó HĐXX đã kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm một cách chủ quan, khơng phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án (những gì có thật, tồn tại bên ngoài ý muốn chủ quan của con người). Hậu quả dẫn đến việc HĐXX không đánh giá hoặc đánh giá khơng đúng tính chất của vụ án, mức độ của hành vi phạm tội nên VKS cần phải kháng nghị phúc thẩm để Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, đánh giá lại vụ án, đảm bảo chính xác, khách quan và đó là một trong những căn cứ để VKS thực hiện quyền KNPT.
So với căn cứ kháng nghị GĐT được quy định tại Điều 371 BLTTHS 2015 thì căn cứ KNPT này hồn tồn giống nhau. Theo đó, kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm khơng phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án là căn cứ kháng nghị GĐT có thể là một trong những trường hợp sau đây [88, tr557]: thứ
nhất bản án, quyết định đã không dựa vào những tình tiết có thật của vụ án trong
khi những chứng cứ, tài liệu đó đã được điều tra, xác minh tại phiên tòa; thứ hai Tại phiên tịa HĐXX khơng xem xét những tài liệu, chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Tòa án dựa vào đó để kết luận về vụ án; thứ ba Những tài liệu chứng cứ chưa
được kiểm tra xác minh tại phiên tịa nhưng nó phản ánh khơng đúng bản chất của vụ án đã xảy ra, cơ quan tiến hành tố tụng đã không thu thập, điều tra làm rõ tài liệu chứng cứ đó nên bản án, quyết định đã không phản ánh đúng thực tế.
Tuy vậy, thực tiễn vẫn cịn có nhiều cách hiểu khác nhau về căn cứ này. Quan
điểm thứ nhất cho rằng kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm khơng
phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án là khi chúng không phù hợp với các tài liệu, chứng cứ đã được điều tra, xác minh tại phiên tòa [89, tr27]. Quan điểm thứ
hai lại cho rằng kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm khơng phù
hợp với các tình tiết khách quan của vụ án là khi kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm đó khơng đảm bảo các quy định của pháp luật về vấn đề xem xét, đánh giá chứng cứ, vi phạm các nguyên tắc chứng minh đã được pháp luật quy định [21, tr39]. Quan điểm thứ ba lại phân chia thành 7 trường hợp cụ thể để giải thích như thế nào “khơng phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án” [11, tr24].
Nói tóm lại, dù có nhiều cách hiểu khác nhau về căn cứ này nhưng chúng đều đi đến một điểm chung là đòi hỏi khi KNPT, VKS phải viện dẫn được chứng cứ để sử dụng nhằm làm rõ tình tiết khách quan của vụ án. Sau đó, đối chiếu với việc đánh giá của kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm nhằm chỉ rõ sự không phù hợp, mâu thuẫn trong bản án, quyết định sơ thẩm.
Căn cứ thứ ba: Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác;
Nếu so với quy chế cũ (Quy chế 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007) thì căn cứ kháng nghị này có phạm vi được mở rộng hơn. Thực tiễn xét xử cho thấy, Tịa án khơng chỉ vi phạm trong việc áp dụng các quy định của BLHS mà cịn có những vi phạm liên quan đến việc áp dụng các quy định pháp luật chuyên ngành khác, liên quan vấn đề về bồi thường thiệt hại, vật chứng. Việc mở rộng phạm vi của căn cứ kháng nghị này là hợp lý. Sai lầm trong việc áp dụng các quy định của BLHS có thể ở phần chung của BLHS (miễn TNHS, miễn hình phạt, quyết định hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…) hoặc trong phần các tội phạm cụ thể (hành vi khơng cấu thành tội phạm, khung và loại hình phạt khơng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội,..). Sai lầm trong việc áp dụng các quy định trong Bộ luật dân sự như vấn đề bồi thường thiệt hại, người đại diện theo pháp luật của những người tham gia tố tụng, về quyền sở hữu tài sản,…Việc sai lầm này có thể làm oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm “oan” được hiểu là trường hợp khơng có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, do bị vu cáo, dựng vụ án giả hoặc hành vi do người khác thực hiện nhưng một người vẫn bị điều tra, truy tố, xét xử và kết tội. Khái niệm về “sai” có thể được hiểu là trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng và
người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự một cách không khách quan, không đầy đủ, trái với quy định của pháp luật [1, tr 25].
Tuy nhiên, thực tiễn việc sai lầm trong áp dụng các quy định của BLHS, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có thể dẫn đến hậu quả oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng; cũng có những sai lầm nhưng chưa đến mức ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng thì VKS có cần thiết phải KNPT hay khơng? Vì như thế sẽ làm kéo dài việc giải quyết vụ án, tốn kém chi phí, thời gian của nhà nước và người dân. Theo PGS.TS Hồng Thị Minh Sơn thì chỉ nên kháng nghị đối với những trường hợp vi phạm trong việc áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng [64, tr48]. Quan điểm của tác giả luận văn hoàn toàn đồng ý với quan điểm này nên cần sửa đổi quy định về căn cứ kháng nghị này: “có
sai lầm trong áp dụng BLHS, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác phải dẫn đến việc thay đổi sự thật của vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tiến hành tố tụng”.
Căn cứ thứ tư: Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Thành phần của HĐXX chỉ có trong các vụ án được giải quyết theo thủ tục thông thường (thủ tục rút gọn chỉ do một Thẩm phán xét xử). Theo quy định tại Điều 254 BLTTHS thì HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc đối với vụ án có bị cáo bị xét xử về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì HĐXX sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Hoặc đối với người phạm tội dưới 18 tuổi thì Thành phần HĐXX phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi (khoản 1 Điều 423 BLTTHS). Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật định là khi không đầy đủ số lượng Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân theo quy định nêu trên, hoặc thành phần HĐXX tại phiên tịa sơ thẩm khơng đúng như thành phần HĐXX được nêu trong quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Căn cứ này cũng quy định trường hợp có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng thì VKS cũng có thể thực hiện quyền KNPT. Nhưng hiểu như thế nào là “vi phạm nghiêm trọng” cũng là một vấn đề có nhiều ý kiến gây tranh cãi. Vấn đề này chúng ta có thể tham khảo Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS 2003, tại mục 4 phần I hướng dẫn Điều 179 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp BLTTHS quy định bắt
buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan tồn diện” [81]; Thơng tư 02/2017/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 quy định việc phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ điều tra bổ sung, trong đó Điều 2 giải thích thuật ngữ “Xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp
pháp của người tham gia tố tụng là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng, có thể gây ra cho họ thiệt hại về vật chất, tinh thần” [105].
Tuy cả hai văn bản trên đều hướng dẫn cho trường hợp trả điều tra bổ sung nhưng chúng ta cũng có thể dựa vào đó để giải thích, hiểu tương tự thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” trong căn cứ KNPT. Như vậy, có thể hiểu căn cứ KNPT khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là khi cơ quan tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một thủ tục bắt buộc nào đó mà BLTTHS quy định, làm ảnh hưởng trực tiếp, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của bị cáo, những người tham gia tố tụng hoặc có thể gây ra cho họ thiệt hại về vật chất, tinh thần.
Ngoài ra, tác giả Đinh Văn Quế cịn có quan điểm khác khi cho rằng “Chỉ
những sai lầm thuộc thẩm quyền quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm thì mới kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu Tòa án cấp phúc thẩm khơng có thẩm quyền quyết định thì dù bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng cũng khơng phải là
căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, mà chỉ có thể kháng nghị theo thủ tục GĐT hoặc tái thẩm” [48, tr24]. Tác giả lấy dẫn chứng trường hợp VKS kháng nghị
phúc thẩm đối với quyết định miễn TNHS của Tòa sơ thẩm và cho rằng Tòa án cấp phúc thẩm không thể quyết định buộc bị cáo phải chịu TNHS mà việc kháng nghị và quyết định này thuộc thẩm quyền GĐT. Tuy nhiên, quan điểm này của tác giả đã khơng cịn phù hợp. Bởi trong trường hợp này, Điều 358 BLTTHS 2015 cho phép Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để buộc bị cáo phải chịu TNHS.
Hiện tại, các căn cứ KNPT chưa được quy định trong BLTTHS mà chỉ quy định trong một văn bản là quyết định kèm theo quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân nên khơng có giá trị bắt buộc thi hành đối với ngành Tòa án. Trong khi