Một trong những điều kiện xác định KNPT của VKS hợp pháp, làm phát sinh trình tự xét xử phúc thẩm thì KNPT đó phải cịn trong thời hạn do pháp luật quy định. Thời hạn KNPT các vụ án hình sự là khoảng thời gian cần thiết theo quy định
của BLTTHS để VKS có thẩm quyền thực hiện quyền KNPT. Điều 337 BLTTHS năm 2015 quy định: “1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án. 2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.” [61]. Thời hạn kháng nghị được tính từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị. Hết thời hạn KNPT thì VKS mất quyền kháng nghị, bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật.
Mặc dù, BLTTHS quy định rõ về thời hạn KNPT như trên nhưng thực tiễn áp dụng vẫn cịn có những cách hiểu khác nhau về thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn KNPT. Để nhận thức và áp dụng một cách thống nhất quy định này, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 08/12/2005 hướng dẫn về cách tính thời hạn kháng nghị tại tiểu mục 4.1 mục 4 phần I như sau: “Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là ngày tiếp
theo của ngày được xác định, ngày được xác định là ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết định và thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị là ngày cuối cùng của thời hạn, nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó ...Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó” [82]. Tuy nhiên,
về cách tính thời điểm bắt đầu của thời hạn thì trong Nghị quyết này chưa đề cập đến trường hợp nếu ngày tuyên án hoặc ngày Tòa án gửi quyết định sơ thẩm cho VKS trùng vào ngày thứ sáu. Trong trường hợp này, ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật tiếp theo có được tính hay khơng tính vào thời hạn kháng nghị? Nghị quyết này cũng mới hướng dẫn cách xác định ngày kháng cáo mà chưa hướng dẫn cách xác định ngày KNPT. Do đó, xung quanh vấn đề này hiện tại cịn có những quan điểm
khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng ngày KNPT là ngày ký quyết định kháng nghị thể hiện trên quyết định kháng nghị. Quan điểm thứ hai cho rằng ngày KNPT là ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu trên phong bì. Quan điểm thứ ba cho rằng ngày
KNPT là ngày Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm nhận quyết định kháng nghị. Quan điểm thứ tư cho rằng trong trường hợp VKS cấp trên kháng nghị, do địa lý xa, VKS
cấp trên gửi kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm thì ngày kháng nghị là ngày Tịa án cấp phúc thẩm nhận kháng nghị. Do đó, thực tiễn áp dụng quy định về thời hạn kháng nghị gặp khơng ít khó khăn.
Theo quy định thì VKS được quyền KNPT kể từ ngày Tòa tuyên án, hoặc kể từ ngày Tòa án ra quyết định sơ thẩm nếu phát hiện bản án, quyết định đó có căn cứ KNPT. Thông thường, VKS sẽ ban hành KNPT sau khi VKS nhận được bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cùng cấp. Bởi bản án, quyết định của Tòa án là kết quả của sự kết tinh trí tuệ các chủ thể tiến hành tố tụng, trong đó cao nhất là trí tuệ của Thẩm phán đã nhân danh nhà nước áp dụng pháp luật để ban hành quyết định xử lý cuối cùng của quy trình tố tụng. Trong bản án, quyết định sơ thẩm có phần nhận định và quyết định vơ cùng quan trọng. Vì vậy, để VKS thực hiện được quyền KNPT của mình, thực tiễn địi hỏi phải được nhận bản án, quyết định sơ thẩm.
Trong khi đó, đối với bản án sơ thẩm của Tịa án thì Điều 262 BLTTHS quy định thời hạn gửi cho VKS 10 ngày kể từ ngày tuyên án, đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ thì khoản 2 Điều 286 BLTTHS quy định là 03 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Còn đối với quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì BLTTHS khơng quy định thời hạn. Tuy nhiên, việc Tịa án gửi quyết định cho VKS được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 132 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Trường hợp đối với bản
án, quyết định, Tòa án gửi cho VKS trong thời hạn Luật định, tức đến ngày thứ 10
đối với bản án; ngày thứ 3 đối với quyết định sơ thẩm (quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ) thì VKS chỉ cịn 05 ngày để nghiên cứu bản án, 4 ngày đối với quyết định sơ thẩm để xem xét có ban hành kháng nghị hay không (đối với trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn không phải là ngày nghỉ). Trường hợp đối với quyết định áp
biện pháp bắt buộc chữa bệnh là ngày thứ 6, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc (tính cả 02 ngày nghỉ) mà Tịa án mới gửi quyết định là đã hết 05 ngày. Như vậy, VKS chỉ còn lại 02 ngày để xem xét có quyết định kháng nghị hay khơng là khó thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tiễn thi hành thì phần lớn các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án gửi cho VKS không đúng hạn, thường là hết thời hạn của VKS cùng cấp và cịn rất ít thời hạn của VKS cấp trên. Đặc biệt đối với các vụ án mà giữa VKS và Tịa án có quan điểm khác nhau thì Tịa án càng chậm gửi, thậm chí hết cả thời hạn kháng nghị của VKS cấp trên thì bản án, quyết định mới được Tòa sơ thẩm gửi cho VKS. Khi đó, để đảm bảo chất lượng kháng nghị, VKS thường không thể thực hiện được quyền KNPT mà chỉ có thể báo cáo VKS cấp cao thực hiện quyền kháng nghị GĐT. Mặt khác, cũng có trường hợp VKS nhận được bản án, quyết định sơ thẩm, nhận thấy có căn cứ kháng nghị nhưng để đảm bảo căn cứ vững chắc nên đã có văn bản u cầu Tịa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ đến để xem xét. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự khơng quy định trong thời hạn bao lâu, kể từ ngày Tòa án sơ thẩm nhận văn bản u cầu của VKS, Tịa án phải có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cho VKS có thẩm quyền xem xét. Chính vì vậy, trên thực tế có khơng ít trường hợp sau khi nhận văn bản mượn hồ sơ của VKS có thẩm quyền, Tịa án sơ thẩm viện nhiều lý do để không chuyển hoặc chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền khi cịn thời hạn rất ít. Điều đó đã làm hạn chế rất lớn đến việc VKS hoàn thành tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, quy định của BLTTHS về thời hạn kháng nghị và thời hạn gửi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cho VKS là chưa hợp lý. Vì vậy, để đảm bảo cho công tác kháng nghị của VKS được thực hiện một cách hiệu quả thì cần rút ngắn thời gian gửi bản án quyết định của Tòa án cho VKS.
Thực tiễn Tòa án thường xuyên vi phạm về thời hạn gửi bản án, quyết định sơ thẩm cho VKS và BLTTHS có quy định trường hợp kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan nên có quan điểm cho rằng cần quy định KNPT quá hạn như kháng cáo quá hạn. Lý giải vấn đề này, tác giả Mai Thanh Hiếu cho rằng là để tránh tình trạng chuyển sang kháng nghị GĐT của VKS cấp trên: “Nếu VKS chuyển sang kháng nghị giám đốc thẩm do hết hạn
kháng nghị phúc thẩm thì khơng được u cầu xem xét lại mặt sự việc của vụ án. Do đó, việc chấp nhận kháng cáo q hạn mà khơng chấp nhận kháng nghị phúc thẩm quá hạn là không đảm bảo bình đẳng giữa chủ thể của quyền kháng cáo và chủ thể của quyền kháng nghị trước cấp xét xử cuối cùng về mặt sự việc cũng như mặt pháp luật...Việc không chấp nhận kháng nghị phúc thẩm quá hạn có lý do chính đáng khiến VKS phải kháng nghị giám đốc thẩm cả về mặt sự việc của vụ án là không đảm bảo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử” [22, tr23-24]. Và thực tiễn,
trước đây tại Thông tư số 19/TATC ngày 02/10/29174 TAND Tối cao đã hướng dẫn chấp nhận kháng nghị quá hạn với điều kiện: “trường hợp gặp trở ngại khách quan
không khắc phục được … vấn đề chấp nhận kháng nghị quá hạn cũng được giải quyết như đối với kháng cáo quá hạn” [78].
Tuy nhiên, quan điểm tác giả luận văn cho rằng không nên quy định kháng nghị quá hạn trong bất cứ trường hợp nào. Bởi lẽ, xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, là cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật thì VKS khơng thể vì bất kỳ một lý do nào để chậm trễ, thiếu sót (dù là nguyên nhân khách quan) làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, ảnh hưởng đến công tác xét xử và làm giảm hiệu lực thi hành của bản án hoặc quyết định. Trên thực tiễn từ khi pháp điển hóa BLTTHS đầu tiên đến nay đều khơng quy định về KNPT quá hạn, “Bản kháng nghị quá thời hạn là không hợp lệ và khơng
được chấp nhận để Tịa án nhân dân xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm.” [79,
214-215]. Do đó, nếu quá thời hạn kháng nghị mà VKS phát hiện có căn cứ để kháng nghị thì quyền kháng nghị của VKS cũng vẫn tiếp tục, nhưng không phải là theo thủ tục phúc thẩm mà là thủ tục GĐT. Việc kháng nghị GĐT chỉ xem xét “những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án chứ không thể bao
gồm cả những căn cứ liên quan đến xem xét các tình tiết, sự việc hay đánh giá chứng cứ” [19, tr16]. Do đó, việc khơng quy định KNPT quá hạn là hợp lý.