Phân tích nhân tố nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMEX pps (Trang 62 - 78)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc

4.2.3.Phân tích nhân tố nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu sản xuất là vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty nói riêng cũng như của ngành thủy sản nói chung, Tuy nằm ở vùng nguyên liệu thủy sản lớn nhất cả nước nhưng nguồn cung không ổn định do còn sản xuất theo phong trào, điều này đã gây khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào của Công ty. Măc dù Công ty kí hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu, bên cạnh đó Công ty còn tự nuôi một số ao ở Cờ Đỏ, bên bờ sông Hậu nhưng cũng chỉ đáp ứng được 25% nguồn nguyên liệu còn. Cá Tra, cá Basa là loại cá nước ngọt được nuôi dễ dàng trong điều kiện sông nước như

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 63 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của Công ty. Nguồn nguyên liệu chính của Công ty được huy động trong tỉnh và ngoài tỉnh bằng phương pháp thu mua trực tiếp từ các hộ nuôi. CASEAMEX đã có những hướng đi riêng cho mình ngoài việc tự nuôi một số ao Công ty còn hỗ trợ về tài chính, con giống… với các hộ nuôi các để đảm bảo điều kiện tốt đáp ứng được chất lượng cá sạch đưa vào chế biến. Công ty còn có câu lạc bộ nuôi cá sạch, chuyên cung cấp những nguồn cá hợp tiêu chuẩn để sản xuất. Để quản lý được chất lượng cá, CASEAMEX đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về phương pháp nuôi cho người nuôi nắm vững những kỹ thuật cần thiết. Hiện nay, những người nuôi cá Tra, cá Ba Sa đã đáp ứng cá có chất lượng cho Công ty để đạt tiêu chuẩn SQF 100,000 và GMP. Mặt khác, Công ty thường xuyên cử nhân viên quản lý chất lượng của Công ty đến từng hộ nuôi để kiểm tra và báo cáo trước những thiếu sót cần điều chỉnh. Thêm vào đó, Công ty đã xây dựng phòng thí nghiệm riêng và đã đạt được giấy chứng nhận ISO 1815 để đảm bảo cá không có hóa chất kháng sinh và kháng khuẩn. Và quan điểm của Công ty là “uy tín và chất lượng phải đặt lên hàng đầu” để phục vụ ở thị trường trong nước và ngoài nước. Trong thời gian hiện nay, Công ty đang vận hành khoảng hơn 100 ha vùng nuôi cá sạch, tăng 25 ha so với những năm trước. Về nguồn nguyên liệu đã gây ra cho Công ty rất nhiều khó khăn như: nguyên liệu đầu vào không ổn định nên đôi lúc làm gián đoạn qua trình chế biến và máy không thể hoạt động hết công suất, có những hợp đồng Công ty phải xin hoãn lại hay gia hạn thêm thời gian điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Công ty, cùng theo đó là vấn đề truy nguyên nguồn gốc cũng gặp khó khăn do không đủ nguyên liệu chế biến nên mua nhiều nguồn khác nhau vì vậy không thể đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng đầu vào mà đây là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của khách hàng.

4.2.4. Phân tích về hoạt động chiêu thị mở rộng thị trƣờng

Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của Công ty trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn cho nhu cầu của khách hàng.

Trong ba năm trở lại đây các thị trường của Công ty ngày càng tăng lên, do có nhiều nguyên nhân tác động nhưng nguyên nhân chủ yếu là do có những

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 64 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

chiến lược marketing phù hợp. Hàng năm đều có tham gia hội chợ triển lãm, đặt một hoặc hai gian hàng tại hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng ở các nước ngoài và cũng đã có một ít thành công sau những lần hội chợ đó. Bằng chứng là năm 2008 sản phẩm thủy sản của Công ty xuất sang 28 nước trên giới, đến năm 2009 tăng 31 nước và năm 2010 tăng lên 34 nước. Hiện nay mặc dù là một trong những Công ty lớn của Đồng Bằng Sông Cửu Long trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản, nhưng cho tới thời điểm này Công ty vẫn chưa có văn phòng đại diện các thị trường chủ lực trọng yếu của Công ty. Những chiến lược marketing của Công ty chưa thực sự mang tầm cỡ thế giới chỉ tương đối khá chứ chưa thật sự hoàn hảo. Đây cũng là một mặt hạn chế của Công ty. Công ty tìm kiếm thị trường mới qua môi giới chính vì vậy mà đã phần nào hạn chế về sản lượng cũng như là giá cả do chỉ biết qua trung gian mai mối và phải tốn một khoảng chi phí đáng kể để trả cho các nhà môi giới. Do đó trong thời gian tới Công ty sẽ cố gắng tự tìm kiếm thị trường bằng cách quảng bá hình ảnh thương hiệu trên Website. Với thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, thương mại điện tử là một trong những phưong thức mua bán khá phổ biến được áp dụng khá tốt ở các nước phát triển đặc biệt là các nước Châu Âu, Châu Mỹ…Một nhược điểm nữa là trong bộ phận marketing của Công ty, thì trình độ về Anh Văn không đồng đều, bộ máy sắp xếp các nhân viên chưa thích hợp, máy móc và lạc hậu. Một số lớp trẻ có trình độ anh văn khá tốt nhưng không phát huy hết tiềm lực này.

4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU

4.3.1. Phân tích sự ảnh hƣởng của giá bán

Về giá xuất khẩu, sản phẩm thủy sản Việt Nam có giá tương đối cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên ở một số mặt hàng, đặc biệt là tôm, giá tương đối cao so với các nước khác

Hiện nay không riêng gì CASEAMEX các doanh nghiệp trong nước vẫn không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài bởi giá nguyên liệu đầu vào trong nước quá cao. Chẳng hạn như tôm nguyên liệu hiện nay mua với giá từ 110.000 – 180.000đ/kg, trong khi đó giá nguyên liệu của Thái Lan có khoảng 70.000 - 100.000đ/kg, điều này đã tạo sự chênh

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 65 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

lệch rất lớn cho xuất khẩu giữa nước ta và các nước khác, làm mất đi lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.

Mặt khác giá thức ăn nuôi trồng thủy sản tăng giảm thất thường cũng gây khó khăn không ít, trước tiên là làm cho người nuôi chán nản không tiếp tục nuôi nữa làm cho nguyên liệu càng thêm khan hiếm. Do khan hiếm nguyên liệu Công ty phải cạnh tranh về giá vì vậy mà chi phí đầu vào lại đội lên, vì để giữ uy tính và thị trường đôi khi lỗ hoặc hòa vốn cũng phải thực hiện hợp đồng, điều này không chỉ có người nuôi trồng gặp khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách

thức.

4.3.2. Phân tích nhân tố tỷ giá hối đoái

Sự thay đổi tỷ giá luôn là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung công ty Caseamex nói riêng, vì nó sẽ làm cho công ty thiệt thòi trong xuất khẩu, đồng USD xuống giá thì lô hàng càng lớn thì công ty càng phải chịu thiệt do giá cả đầu vào lên cao, trong khi đó thu USD về thì tỷ giá lại xuống thấp, nếu doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng mà giá USD giảm, để đảm bảo uy tính vẫn phải xuất khẩu chấp nhận lỗ tỷ giá, tình trạng này sẽ mất một thời gian dài để hồi phục.

4.3.3. Phân tích luật pháp và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm

Tìm hiểu về pháp luật của các nước nhập khẩu là một điều hết sức cần thiết, mà hầu như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thiếu sót nên xảy ra tình trạng thưa kiện trong những năm qua đã làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu, trong quá trình tìm kiếm thị trường Công ty nên chủ động tìm hiểu về pháp luật cũng như những quy định của nước nhập khẩu để tránh vi phạm không đáng có.

Đầu tiên sản phẩm của Công ty phải đáp ứng được tiêu chuẩn do Bộ Nông Nghiệp đề ra theo chỉ thị thông tư Số: 56/2009/TT-BNNPTNT. Ngoài tiêu chuẩn trong nước thì khi xuất khẩu các doanh nghiệp cần phải tuân theo tiêu chuẩn của nước mà mình xuất khẩu. Có rất nhiều thị trường khó tính, do đó việc đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng, vì nó quyết định uy tín của Công ty đồng thời nó là tấm vé thông hành sang các thị trường x u ấ t k h ẩ u . Việc một số doanh nghiệp.của ta không tuân thủ theo nguyên tắc

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 66 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hình ảnh của con cá tra trên thị trường quốc tế, một số doanh nghiệp vì cạnh tranh không lành mạnh, vì lợi nhuận mà bỏ quên vấn đề an toàn chất lượng thủy sản. “Chúng ta đang thống lĩnh thế giới về xuất khẩu cá tra nhưng vấn đề chất lượng cũng rất đáng báo động. đối mặt với nhiều khó khăn như năm 2009 bắt buộc doanh nghiệp phải hạ chi phí nhưng điều tiên quyết là chất lượng thủy sản phải được nâng lên so với trước. Ngoài ra, phải kiểm tra chặt các công đoạn chế biến trong quá trình sản xuất chứ không nên để khi nào bị kiểm tra mới làm ăn nghiêm túc mà phải luôn tự kiểm tra để đạt được tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định của ngành và khách hàng.

Để đạt được chất lượng một cách toàn vẹn ngay từ đầu thì cần nâng cao hiệu quả và chất lượng cá tra nguyên liệu, các nhà chăn nuôi phải vận hành việc chăn nuôi theo đúng quy trình nuôi cá sạch, nguyên nhân gây chất lượng cá nguyên liệu kém là do việc sử dụng nguyên liệu đầu vào tùy tiện, mua hàng trôi nổi, nhất là thuốc thủy sản. Yếu tố môi trường nước chăn nuôi bị ô nhiễm cũng làm cho cá nguyên liệu kém chất lượng, người chăn nuôi phải cẩn trọng nguồn nước nuôi cá tra xuất khẩu. Nguồn con giống bố mẹ thiếu chọn lọc và ý thức kém về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ảnh hưởng lớn làm cho cá nguyên liệu chất lượng kém.

4.3.4. Phân tích những đối thủ cạnh tranh trong vùng

4.3.4.1. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Là doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực chế biến cá tra, cá basa, Agifish có tiềm năng phát triển rất lớn do nhu cầu đối với sản phẩm này ở trong và ngoài nước. Ngành sản xuất cá tra, cá basa Việt Nam còn mới mẽ và có tốc độ phát triển rất nhanh. Sắp tới Agifish sẽ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra sản lượng hàng hoá lớn, chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Nghiên cứu nâng cao gía trị sản phẩm cá Pangasius bằng các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng có bao bì đẹp và tiện dụng phân phối rộng rãi trong các hệ thống phân phối.

Agifish đã có nhiều khách hàng từ hầu hết các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản... Agifish ngày càng có uy tín cao trên thị trường và một trong những thương

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 67 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

hiệu mạnhtrên thị trường thế giới, Bên cạnh sản phẩm chính là cá Tra và cá Basa, Công ty còn chế biến các loại cá nước ngọt phong phú trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các sản phẩm có giá trị khác như Tôm càng, chả thác lác, cá rô phi, sản phẩm cá tẩm bột, mực...

4.3.4.2. Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cổ phần thủy sản Cafatex trước đây là doanh nghiệp nhà nước, chuyên sản xuất và chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu theo yêu cầu của chính phủ. Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và sản phẩm của Công ty Cafatex đã có mặt tại các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ…Cafatex đã cổ phần hóa năm 2004 sau khi cổ phần Công ty đã tự vận động để giữ vững thị trường và uy tín Cafatex ngày càng được nâng lên trên thị trường thế giới. Với sản phẩm chính của công ty là tôm và cá tra, cá basa được chế biến với nhiều hình thức từ bình thường (nguyên con, cắt khoanh…) đến sản phẩm cao cấp ( tôm: Nobashi, tôm shushi….; sản phẩm chế biến từ cá: cá Ebi, cá Tempura). Đây là đối thủ cạnh tranh trong vùng của Công ty CASEAMEX, và một số công ty khác như: thủy sản 404, Thiên Mã, Phú Cường, Minh Phú….

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 68 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMEX 5.1. NHỮNG T H À N H T Ự U , TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1. Những thuận lợi và thành tựu đạt đƣợc

Là một trong những Công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty chiếm giá trị tương đối lớn, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh nhà là 8.53% với giá trị là

35.220.418 USD so với tổng giá trị kim ngạch toàn tỉnh là 412.973.188 USD.

Trong đó giá trị xuất khẩu của các sản phẩm được chế biến từ cá tra luôn chiếm tỷ trọng cao và là mặt hàng chủ lực của Công ty. Thị trường châu Âu; đặc biệt là EU là thị trường có nhu cầu rất lớn và điều đó đã được chứng minh một cách xác thực là giá trị xuất khẩu của Công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc qua 3 năm xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra Công ty còn có các kế hoạch thích hợp đối với thị trường hiện có và mở rộng thị trường trong tương lai bằng các hình thức như: quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của Công ty với công

nghệ sản xuất hiện đại và nhiều sản phẩm mới. Từ khi hình thành và phát triển,

hiện tại Công ty đã có tài sản và cơ sở vật chất kỹ thuật hùng hậu. Đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, cùng với lực lượng công nhân lành nghề đã được đào

tạo.Công ty đã đạt được các tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế như: GMP

(thực hành sản xuất tốt), HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm

soát giới hạn) hoặc SSOP (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm),….và là một trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Với các điều kiện trên cho phép Công ty ngăn

ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro cũng như khó khăn trong việc thâm nhập

vào mở rộng thị trường xuất khẩu. Đó cũng là cơ sở để duy trì uy tín sản phẩm làm cho sản phẩm của Công ty đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng ở

nước ngoài. Các sản phẩm thuỷ sản của Công ty đang là nhu cầu thường xuyên

của các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới như: EU, Nhật Bản,… Công ty đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc xuất khẩu thủy sản khi sản phẩm này của Việt Nam gặp những khó khăn trong thời gian qua. Thị hiếu tiêu dùng thủy sản của thế giới rất lớn, đặc biệt là châu Âu tỷ trọng

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 69 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

giá trị lớn với các thị trường đầy tiềm năng như: Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha,…rất ưa chuộng sản phẩm thủy sản. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đồng thời được hưởng mức thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) của EU tương đối thấp tạo lợi thế về giá để sản phẩm thủy sản của Công ty có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Giá nhân công thấp tạo cho Công ty một lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Sự cạnh tranh bởi các đối thủ ở các thị trường chủ lực của

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMEX pps (Trang 62 - 78)