5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc
4.3.4. Phân tích những đối thủ cạnh tranh trong vùng
4.3.4.1. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
Là doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực chế biến cá tra, cá basa, Agifish có tiềm năng phát triển rất lớn do nhu cầu đối với sản phẩm này ở trong và ngoài nước. Ngành sản xuất cá tra, cá basa Việt Nam còn mới mẽ và có tốc độ phát triển rất nhanh. Sắp tới Agifish sẽ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra sản lượng hàng hoá lớn, chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Nghiên cứu nâng cao gía trị sản phẩm cá Pangasius bằng các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng có bao bì đẹp và tiện dụng phân phối rộng rãi trong các hệ thống phân phối.
Agifish đã có nhiều khách hàng từ hầu hết các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản... Agifish ngày càng có uy tín cao trên thị trường và một trong những thương
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 67 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn
hiệu mạnhtrên thị trường thế giới, Bên cạnh sản phẩm chính là cá Tra và cá Basa, Công ty còn chế biến các loại cá nước ngọt phong phú trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các sản phẩm có giá trị khác như Tôm càng, chả thác lác, cá rô phi, sản phẩm cá tẩm bột, mực...
4.3.4.2. Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Công ty cổ phần thủy sản Cafatex trước đây là doanh nghiệp nhà nước, chuyên sản xuất và chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu theo yêu cầu của chính phủ. Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và sản phẩm của Công ty Cafatex đã có mặt tại các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ…Cafatex đã cổ phần hóa năm 2004 sau khi cổ phần Công ty đã tự vận động để giữ vững thị trường và uy tín Cafatex ngày càng được nâng lên trên thị trường thế giới. Với sản phẩm chính của công ty là tôm và cá tra, cá basa được chế biến với nhiều hình thức từ bình thường (nguyên con, cắt khoanh…) đến sản phẩm cao cấp ( tôm: Nobashi, tôm shushi….; sản phẩm chế biến từ cá: cá Ebi, cá Tempura). Đây là đối thủ cạnh tranh trong vùng của Công ty CASEAMEX, và một số công ty khác như: thủy sản 404, Thiên Mã, Phú Cường, Minh Phú….
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 68 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMEX 5.1. NHỮNG T H À N H T Ự U , TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1.1. Những thuận lợi và thành tựu đạt đƣợc
Là một trong những Công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty chiếm giá trị tương đối lớn, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh nhà là 8.53% với giá trị là
35.220.418 USD so với tổng giá trị kim ngạch toàn tỉnh là 412.973.188 USD.
Trong đó giá trị xuất khẩu của các sản phẩm được chế biến từ cá tra luôn chiếm tỷ trọng cao và là mặt hàng chủ lực của Công ty. Thị trường châu Âu; đặc biệt là EU là thị trường có nhu cầu rất lớn và điều đó đã được chứng minh một cách xác thực là giá trị xuất khẩu của Công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc qua 3 năm xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra Công ty còn có các kế hoạch thích hợp đối với thị trường hiện có và mở rộng thị trường trong tương lai bằng các hình thức như: quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của Công ty với công
nghệ sản xuất hiện đại và nhiều sản phẩm mới. Từ khi hình thành và phát triển,
hiện tại Công ty đã có tài sản và cơ sở vật chất kỹ thuật hùng hậu. Đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, cùng với lực lượng công nhân lành nghề đã được đào
tạo.Công ty đã đạt được các tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế như: GMP
(thực hành sản xuất tốt), HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm
soát giới hạn) hoặc SSOP (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm),….và là một trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Với các điều kiện trên cho phép Công ty ngăn
ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro cũng như khó khăn trong việc thâm nhập
vào mở rộng thị trường xuất khẩu. Đó cũng là cơ sở để duy trì uy tín sản phẩm làm cho sản phẩm của Công ty đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng ở
nước ngoài. Các sản phẩm thuỷ sản của Công ty đang là nhu cầu thường xuyên
của các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới như: EU, Nhật Bản,… Công ty đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc xuất khẩu thủy sản khi sản phẩm này của Việt Nam gặp những khó khăn trong thời gian qua. Thị hiếu tiêu dùng thủy sản của thế giới rất lớn, đặc biệt là châu Âu tỷ trọng
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 69 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn
giá trị lớn với các thị trường đầy tiềm năng như: Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha,…rất ưa chuộng sản phẩm thủy sản. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đồng thời được hưởng mức thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) của EU tương đối thấp tạo lợi thế về giá để sản phẩm thủy sản của Công ty có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Giá nhân công thấp tạo cho Công ty một lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Sự cạnh tranh bởi các đối thủ ở các thị trường chủ lực của Công ty chưa nhiều. Được sự quan tâm của nhà nước đặc biệt là Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). VASEP thường cung cấp các thông tin về thị trường, định hướng cho người nuôi và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và chế biến, tổ chức các đoàn tham gia các kỳ hội chợ quảng bá sản phẩm.
5.1.2.Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân
Mức độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 có phần tăng trưởng, nhưng so với tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam ra nước ngoài; đặc biệt là thị trường EU thì giá trị của Công ty vẫn còn rất thấp. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nhỏ nên Công ty không thể nắm vai trò chi phối được thị trường mà phải chịu ảnh hưởng từ những doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn hơn. Mặt khác hàng thủy sản chế biến của Công ty chưa đa dạng, từ đó làm cho tính cạnh tranh của Công ty chưa cao. Đây là điều kiện bất lợi để Công ty duy trì, gia tăng thêm thị phần và phát triển thị trường.
Qui trình marketing còn thiếu tính quốc tế, chưa được đầu tư thỏa đáng, Công ty vẫn chưa có văn phòng đại diện chính thức ở nước ngoài để kịp thời nắm bắt thông tin, tìm kiếm đối tác mở rông thị trường, quảng bá hình ảnh Công ty và kịp thời giải quyết những khó khăn khi cần thiết. Mặt khác mặt hàng xuất khẩu chưa chú trọng đến thương hiệu của mình có đến tay người tiêu dùng hay không hay bị thay bởi bao bì của công ty khác,
Một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc,… đang đầu tư rất mạnh vào việc phát triển nuôi cá tra theo mô hình công nghiệp chất lượng cao, giá thành rẻ nên trong tương lai gần họ sẽ là những đối thủ nặng ký của Việt Nam cũng như của Công ty. Mặt khác các đối thủ trong nước cũng không ngừng gia tăng thị phần nên cũng gây không ít khó khăn cho công ty trong việc mở rộng thị
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 70 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn
trường.
Nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty vẫn còn bấp bênh, vẫn chưa có biện pháp ổn định hiệu quả. Nguyên liệu đầu vào không ổn định nên đôi lúc làm gián đoạn qua trình chế biến và máy không thể hoạt động hết công suất, có những hợp đồng Công ty phải xin hoãn lại hay gia hạn thêm thời gian điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Công ty, cùng theo đó là vấn đề truy nguyên nguồn gốc cũng gặp khó khăn do không đủ nguyên liệu chế biến nên mua nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác sản phẩm chế biến từ cá là mặt hàng chủ lực của Công ty mà nguồn nguyên liệu cá nhiễm kháng sinh, hoá chất chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 40% trong tổng lượng cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vì vậy không thể đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng đầu vào dẫn đến đầu ra không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
5.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
5.2.1. Giải pháp cho thị trƣờng đầu vào (nguyên liệu sản xuất)
Để đảm bảo cho Công ty được sản xuất liên tục và đáp ứng được các đơn đặt hàng, thì cần phải đảm bảo được các nguồn cung ứng một cách tốt nhất. Sau đây là giải pháp đề xuất:
- Mở rộng thêm diện tích nuôi trồng thủy sản, vừa chủ động được nguồn cung vừa tiết kiệm được chi phí cho công tác thu mua. Chi phí ban đầu có thể là khá lớn nhưng tính đến lợi ích lâu dài thì công ty cần phải đầu tư như vậy. Song song với việc mở rộng nuôi trồng thì công ty mở các phòng thí nghiệm để lai tạo, tìm các giống tốt ít bệnh để nuôi trồng, thí nghiệm nhiều biện pháp nâng cao chất lượng con giống cũng như nuôi trồng đạt hiệu quả.
- Công ty cần tăng cường quan hệ thường xuyên với các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn nguyên liệu được ổn định bằng cách bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ cho người nuôi về mặt kỹ thuật, cách chọn con giống, hướng dẫn trị bệnh khi xảy ra, có thể hỗ trợ một phần về vốn cho người chăn nuôi xem như đặt cọc (chẳng hạn: hỗ trợ về con giống, thuốc thú y…), hướng dẫn họ sử dụng kháng sinh, hóa chất và nhận biết các chất không được sử dụng. Từ đó sẽ đảm bảo cung cấp cho công ty một lượng cá tra nguyên liệu sạch và người nuôi cũng được yên tâm không còn lo ngại về đầu ra và Công ty cũng đảm bảo được đầu vào.
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 71 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn
- Khi thiếu nguồn cung ứng trong nước thì cũng có thể sử dụng biện pháp nhập nguyên liệu ở nước ngoài. Tuy nhiên biện pháp này cũng gặp nhiều khó khăn khi cùng một lúc phải chịu các thủ tục kiểm soát đồng thời của 4 văn bản hiện hành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm: Quyết định 118/2008, Thông tư 78/2009, Thông tư 06/2010 và Thông tư 25/2010 với việc kiểm soát đồng thời của Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD). Mặt khác
- Bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng đầu vào đạt yêu cầu đặtt ra, Công ty cũng phải chú ý đến tình trạng hủy hợp đồng sau khi ký kết. vì vậy khi ký hợp đồng Công ty phải quy định rõ mức bồi thường khi không thực hiện hợp đồng,
- Công ty cần triển khai đầy đủ hoạt động kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản trong sản xuất trước khi chế biến.
5.2.2. Giải pháp cho sản phẩm thành phẩm đạt chất lƣợng
- Thành lập một bộ phận đảm bảo chất lượng sản phẩm với nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra chất lượng nguyên liệu, thành phẩm, nghiên cứu các tiêu chuẩn có liên quan để triển khai, áp dụng tại Công ty.
- Để đáp ưng được nhu cầu của người tiêu dùng thì Công ty phải tạo thêm nhiều sản phẩm mới, cần đa dạng hóa sản phẩm chế biến vừa phân tán được rủi ro và có khả năng thay đổi thị trường trọng điểm, chú trọng phát triển sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng. Tùy theo nhu cầu và xu hướng tiêu thụ của từng thị trường cần đưa ra những sản phẩm phù hợp mang tính cạnh tranh cao so với các đối thủ, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của Công ty đối với các đối thủ khác.
- Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là bao bì của sản phẩm. Đây là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, nó vừa có chức năng là bảo vệ sản phẩm, chông lại những tác động từ môi trường bên ngoài, vừa có nhiệm vụ là truyền đạt đến khách hàng những thông tin về thương hiệu, sản phẩm, địa chỉ Công ty…Đồng thời bao bì còn có chức năng là làm sao để thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến sản phẩm. Với tầm quan trọng như vậy Công ty nên chú ý đến chất lượng, mẫu mã và sự tiện dụng của bao bì khi thiết kế, tạo ra những bao bì đẹp phù hợp với
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 72 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn
thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.
5.2.3. Hoàn thiện công tác Marketing tại Công ty
- Để bộ phận marketing hoạt động có hiệu quả, Công ty nên có chính sách bồi dưỡng, đào tạo nhân viên marketing để nâng cao trình độ để theo kịp xu thế phát triển và sự biến động của thị trường hiện nay.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước: VASEP, văn phòng đại diện thủy sản ớ EU và ở nhiều khu vực khác, Bộ thủy sản…. để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản thông qua các hình thức: tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiệu văn hóa ẩm thực cá tra, cá basa, đây là hình thức truyền thống nhưng không thể bỏ qua.
- Tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, tim hiểu thị hiếu, khẩu vị và thói quen tiêu dùng của từng thị trường khác nhau, từ đó đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, làm được điều đó Công ty sẽ không phải xuất khẩu qua trung gian nữa mà tìm kênh phân phối trực tiếp như thế sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.
- Cho phát hành những tập quảng cáo, tờ bướm, catolog gửi cho khách hàng cũ và những khách hàng tiềm năng. Xây dựng chương trình tự giới thiệu trên các kênh truyền hình.
- Thường xuyên cập nhật thông tin ở thị trường xuất khẩu để tìm kiếm thêm đối tác.
- Phối hợp với ngành du lịch đưa ẩm thực thủy sản mang văn hóa Việt Nam như: chả giò tôm cua, bánh tôm, chả cá... vào nhà hàng Việt Nam.
- Nghiên cứu tìm hiểu thói quen tiêu dùng, nhu cầu về sản lượng tiêu thụ của từng thị trường, để từ đó xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường cũng như là đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng.
- Cập nhật và đáp ứng kịp thời các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường xuất khẩu thủy sản trong điểm.
- Công ty cần tổ chức tốt khâu truyền thông, giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Tăng cường sử dụng các chuyên gia thực phẩm đến từ các thị trường mục tiêu để họ cung cấp dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ chế biến.
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 73 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn
tiêu năng động nhạy bén trong việc tìm kiếm khách hàng và nhanh chóng nắm bắt thị hiếu khách hàng.
- Cho nhân viên của Công ty trực tiếp đi khảo sát, tìm hiểu thị trường khách hàng và giới thiệu về sản phẩm của Công ty.
5.2.3. Mở rộng thị trƣờng sang Châu Phi
Thị trường Châu Phi thì Công ty chưa xuất sản phẩm sang. Như các nhà