Doanh thu, kim ngạch xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMEX pps (Trang 58 - 78)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc

4.1.4. Doanh thu, kim ngạch xuất khẩu thủy sản

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 59 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty có sự biến động không đồng đều được thể hiện khá rõ qua bảng:

Bảng 11 : Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua 3 năm 2007-2009

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Xuất khẩu 721.910 98,6 600.175 99,9 652.885 98,6 Nội địa 9.982 1,4 290 0,1 9466 1,4 Tổng : 731.892 100,0 600.465 100,0 662.351 100,0

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)

Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua 6 tháng đầu năm 2008-2010

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Xuất khẩu 305.861 99,6 336.264 99,8 246675 99,7 Nội địa 1.228 0,4 775 0,2 748 0,3 Tổng : 307.089 100,0 337.039 100,0 247.423 100,0

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty) Năm 2007 doanh thu của công ty khá cao 731.892 triệu đồng cao nhất trong các năm với sản lượng là tiêu thụ là 12.245 tấn, trong đó kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn 98,6% kinh doanh trong nước hầu như không đáng kể, bởi công ty chỉ chú trọng việc xuất khẩu. Trong năm 2007 nước ta chính thức gia nhập WTO nên việc thương mại với nước ngoải trở nên dễ dàng hơn, chính điều này khiến cho doanh nghiệp ăn nên làm ra, bên cạnh đó là sự gia tăng nhu cầu về thủy sản của thế giới do cúm gia cầm bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới, nên loại thực phẩm này đã hạn chế hoặc cấm hoàn toàn vì vậy nhu cầu thủy sản tăng lên.

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 60 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

600.465 triệu đồng với sản lượng tiêu thụ 12.216 tấn. Sản lượng giảm kéo theo doanh thu giảm, kim ngạch cũng giảm theo chỉ có 600.175 triệu đồng điều này hiển nhiên vì do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và trong năm 2008 Mỹ lại tiếp tục kiện Việt Nam của chúng ta về việc bán phá giá cá Tra, cá Ba sa và cả thị trường Nga cũng vậy đã có lúc thị trường Nga cấm mặt hàng thủy sản của chúng ta xuất sang Nga vì nghi ngờ là có dư lượng kháng sinh trong cá chính vì vậy mà các công ty kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy sản đều không tránh khỏi tình hình này. Năm 2008 đầy cũng là năm mà hàng ngày hàng giờ trên báo đài, trên các phương tiện thông tin đại chúng đều nói về sự bấp bênh của nguồn nguyên liệu cá Tra và cá Ba sa cũng như là tìm kiếm các thị trường tiêu thụ. Các hộ nông dân của chúng ta thường có thói quen nuôi cá không có kế hoạch cũng như là tìm kiếm đầu ra trước mà cứ ồ ạt nuôi, nuôi một cách manh mún và nhỏ lẻ lúc thì khan hiếm lúc thì dư thừa, chính vì vậy mà nguồn nguyên liệu đầu vào của các công ty không ổn định dẫn đến thiếu nguyên liệu chế biến và đây cũng là nguyên nhân mà khiến cho CASEAMEX rơi vào tình trạng sụt giảm doanh thu trong năm 2008 như trên. Song bên cạnh đó nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu và nguyên liệu chế biến… tăng lên và đồng tiền USD mất giá một đồng tiền được dùng để thanh toán trong việc thanh toán dẫn đến doanh thu sụt giảm mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng lên..

Tình hình bắt đầu khả quan hơn khi bước sang năm 2009, doanh thu tăng trở lại với mức tăng là 1,1% đạt 662.351 triệu đồng, trong đó kim ngạch đạt 652.885 triệu đồng chiếm 98,6% trong tổng doanh thu với sản lượng tiêu thụ 13.946 tấn. Ban đầu kinh doanh nội địa không được quan tâm nhưng trong năm này công ty lại đẩy mạnh kinh doanh doanh trong nước khiến cho tỷ lệ doanh thu nội địa tăng từ 0,1% năm 2008 lên 1,4% năm 2009. Điều này cho thấy công ty đang có những chiến lược mở rộng kinh doanh trong nước kết hợp với xuất khẩu để nhằm tăng doanh thu bù cho sự thất thu năm 2008.

Sáu tháng đầu năm 2010 tình hình vẫn biến động bất ổn doanh thu công ty giảm so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Cụ thể doanh thu chỉ đạt 247.423 triệu đồng trong đó kim ngạch chiếm 246.675 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009 thì con số doanh thu là 337.039 triệu đồng. Với mức giảm 26,59% có nhiều lý do

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 61 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

để giải thích, nguyên nhân chủ yếu nhất là đầu những năm 2010 này nguồn nguyên liệu còn khan hiếm do giá nguyên liệu thủy sản tăng cao trong thời gian gần đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch, không dự trữ nhiều. Thứ hai là do những biến động về giá cả nguyên liệu thủy sản nên nhiều người dân đã chuyển từ nuôi trồng thủy sản sang trồng cây ăn quả, trồng màu ổn định hơn khiến diện tích nuôi thủy sản tại nhiều địa phương đang có xu hướng giảm rõ rệt. Trong khi đó, công suất của các nhà máy chế biến thủy sản lại không ngừng được nâng cao, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Mặt khác, những năm trước đây doanh nghiệp khi đến mùa thường trữ nguyên liệu nhằm ổn định sản xuất khi vào thời điểm trái vụ. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nên không tính đến việc dự trữ, mà chỉ duy trì nguồn nguyên liệu ở mức vừa phải để đáp ứng những đơn hàng đã ký.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU

4.2.1. Phân tích về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của Công ty ở mức độ nào, Công ty có phát triển hay không là do nguồn nhân lực làm việc có hiệu quả hay không, như qua sự phân tích ở bảng 1 cho thấy trình độ đại học luôn tăng qua các năm mà lực lượng này nằm trong bộ phận quản lý, Công ty rất chú trọng trong việc tuyển dụng cũng như việc năng cao trình độ chuyên môn từ cấp quản lý đến công nhân sản xuất vì đây là bộ phận tuyên quyết dẫn tới sự thành công của Công ty.

Công ty có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, gắn bó lâu năm với nghề với đặc tính đoàn kết nhất trí từ trên xuống, luôn tận tụy hăng hái trong công việc và gắn bó lâu bền với Công ty, xem sự thành công của Công ty cũng là sự thành công của bản thân.

Với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tinh thần đoàn kết từ trên xuống đã tạo được thế mạnh của Công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, có tầm nhìn sâu rộng…. từ xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nước cũng như thế giới. Nhìn chung về vấn đề

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 62 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

nhân lực thì không gặp nhiều khó khăn trong hiện tại nên cũng không được công ty quan tâm và chú ý nhiều.

4.2.2. Phân tích về công nghệ sản xuất của Công ty

Công nghệ sản xuất của Công ty tương đối đã được cải tiến trong những năm gần đây.Công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ mới của Mỹ với công suất 2000 tấn/năm. Sau đó đã nghiên cứu nâng cao công suất dây chuyền sản xuất lên 4500 tấn/năm. Từ khi tách ra và dời về Trà Nóc thì quy mô hoạt động sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên. Năm 2007 Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mới với công suất 11000 tấn/năm để đáp ứng được sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng của thị trường, cùng với trang thiết bị hiện đại, xe chuyên dụng để phục vụ cho việc mua nguyên liệu và lưu trữ sản phẩm. Năm 2008 tăng công suất lên 20000 tấn/năm. Năm 2010 Công ty đã đầu tư mở rộng quy trình công nghệ sản xuất mới hoàn toàn với ba quy trình chế biến fillet đông lạnh, quy trình sản xuất fillet tẩm bột, quy trình chế biến tôm tẩm bột nâng công suất hoạt động của nhà máy lên con số 37.300 tấn sản phẩm/năm.

Nhìn chung những năm qua Công ty luôn đầu tư mới trang thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 9001:2000 và SQF 2000, đây là những điều kiện thuận lợi để Công ty đáp ứng các đơn đặc hàng với số lượng lớn và đảm bảo theo yêu câu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn người tiêu dùng, mặt khác với công nghệ hiện đại còn giúp cho Công ty giảm được các khoản như: chi phí sản xuất, phế phẩm….

4.2.3. Phân tích nhân tố nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu sản xuất là vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty nói riêng cũng như của ngành thủy sản nói chung, Tuy nằm ở vùng nguyên liệu thủy sản lớn nhất cả nước nhưng nguồn cung không ổn định do còn sản xuất theo phong trào, điều này đã gây khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào của Công ty. Măc dù Công ty kí hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu, bên cạnh đó Công ty còn tự nuôi một số ao ở Cờ Đỏ, bên bờ sông Hậu nhưng cũng chỉ đáp ứng được 25% nguồn nguyên liệu còn. Cá Tra, cá Basa là loại cá nước ngọt được nuôi dễ dàng trong điều kiện sông nước như

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 63 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của Công ty. Nguồn nguyên liệu chính của Công ty được huy động trong tỉnh và ngoài tỉnh bằng phương pháp thu mua trực tiếp từ các hộ nuôi. CASEAMEX đã có những hướng đi riêng cho mình ngoài việc tự nuôi một số ao Công ty còn hỗ trợ về tài chính, con giống… với các hộ nuôi các để đảm bảo điều kiện tốt đáp ứng được chất lượng cá sạch đưa vào chế biến. Công ty còn có câu lạc bộ nuôi cá sạch, chuyên cung cấp những nguồn cá hợp tiêu chuẩn để sản xuất. Để quản lý được chất lượng cá, CASEAMEX đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về phương pháp nuôi cho người nuôi nắm vững những kỹ thuật cần thiết. Hiện nay, những người nuôi cá Tra, cá Ba Sa đã đáp ứng cá có chất lượng cho Công ty để đạt tiêu chuẩn SQF 100,000 và GMP. Mặt khác, Công ty thường xuyên cử nhân viên quản lý chất lượng của Công ty đến từng hộ nuôi để kiểm tra và báo cáo trước những thiếu sót cần điều chỉnh. Thêm vào đó, Công ty đã xây dựng phòng thí nghiệm riêng và đã đạt được giấy chứng nhận ISO 1815 để đảm bảo cá không có hóa chất kháng sinh và kháng khuẩn. Và quan điểm của Công ty là “uy tín và chất lượng phải đặt lên hàng đầu” để phục vụ ở thị trường trong nước và ngoài nước. Trong thời gian hiện nay, Công ty đang vận hành khoảng hơn 100 ha vùng nuôi cá sạch, tăng 25 ha so với những năm trước. Về nguồn nguyên liệu đã gây ra cho Công ty rất nhiều khó khăn như: nguyên liệu đầu vào không ổn định nên đôi lúc làm gián đoạn qua trình chế biến và máy không thể hoạt động hết công suất, có những hợp đồng Công ty phải xin hoãn lại hay gia hạn thêm thời gian điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Công ty, cùng theo đó là vấn đề truy nguyên nguồn gốc cũng gặp khó khăn do không đủ nguyên liệu chế biến nên mua nhiều nguồn khác nhau vì vậy không thể đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng đầu vào mà đây là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của khách hàng.

4.2.4. Phân tích về hoạt động chiêu thị mở rộng thị trƣờng

Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của Công ty trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn cho nhu cầu của khách hàng.

Trong ba năm trở lại đây các thị trường của Công ty ngày càng tăng lên, do có nhiều nguyên nhân tác động nhưng nguyên nhân chủ yếu là do có những

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 64 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

chiến lược marketing phù hợp. Hàng năm đều có tham gia hội chợ triển lãm, đặt một hoặc hai gian hàng tại hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng ở các nước ngoài và cũng đã có một ít thành công sau những lần hội chợ đó. Bằng chứng là năm 2008 sản phẩm thủy sản của Công ty xuất sang 28 nước trên giới, đến năm 2009 tăng 31 nước và năm 2010 tăng lên 34 nước. Hiện nay mặc dù là một trong những Công ty lớn của Đồng Bằng Sông Cửu Long trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản, nhưng cho tới thời điểm này Công ty vẫn chưa có văn phòng đại diện các thị trường chủ lực trọng yếu của Công ty. Những chiến lược marketing của Công ty chưa thực sự mang tầm cỡ thế giới chỉ tương đối khá chứ chưa thật sự hoàn hảo. Đây cũng là một mặt hạn chế của Công ty. Công ty tìm kiếm thị trường mới qua môi giới chính vì vậy mà đã phần nào hạn chế về sản lượng cũng như là giá cả do chỉ biết qua trung gian mai mối và phải tốn một khoảng chi phí đáng kể để trả cho các nhà môi giới. Do đó trong thời gian tới Công ty sẽ cố gắng tự tìm kiếm thị trường bằng cách quảng bá hình ảnh thương hiệu trên Website. Với thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, thương mại điện tử là một trong những phưong thức mua bán khá phổ biến được áp dụng khá tốt ở các nước phát triển đặc biệt là các nước Châu Âu, Châu Mỹ…Một nhược điểm nữa là trong bộ phận marketing của Công ty, thì trình độ về Anh Văn không đồng đều, bộ máy sắp xếp các nhân viên chưa thích hợp, máy móc và lạc hậu. Một số lớp trẻ có trình độ anh văn khá tốt nhưng không phát huy hết tiềm lực này.

4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU

4.3.1. Phân tích sự ảnh hƣởng của giá bán

Về giá xuất khẩu, sản phẩm thủy sản Việt Nam có giá tương đối cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên ở một số mặt hàng, đặc biệt là tôm, giá tương đối cao so với các nước khác

Hiện nay không riêng gì CASEAMEX các doanh nghiệp trong nước vẫn không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài bởi giá nguyên liệu đầu vào trong nước quá cao. Chẳng hạn như tôm nguyên liệu hiện nay mua với giá từ 110.000 – 180.000đ/kg, trong khi đó giá nguyên liệu của Thái Lan có khoảng 70.000 - 100.000đ/kg, điều này đã tạo sự chênh

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 65 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

lệch rất lớn cho xuất khẩu giữa nước ta và các nước khác, làm mất đi lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.

Mặt khác giá thức ăn nuôi trồng thủy sản tăng giảm thất thường cũng gây khó khăn không ít, trước tiên là làm cho người nuôi chán nản không tiếp tục nuôi nữa làm cho nguyên liệu càng thêm khan hiếm. Do khan hiếm nguyên liệu Công ty phải cạnh tranh về giá vì vậy mà chi phí đầu vào lại đội lên, vì để giữ uy tính và thị trường đôi khi lỗ hoặc hòa vốn cũng phải thực hiện hợp đồng, điều này không chỉ có người nuôi trồng gặp khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách

thức.

4.3.2. Phân tích nhân tố tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMEX pps (Trang 58 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)