Những hình thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMEX pps (Trang 47 - 58)

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc

4.1.2.Những hình thức xuất khẩu

Có hai loại hình thức xuất khẩu: một là xuất khẩu trực tiếp, hai là ùy thác xuất khẩu. Hình thức xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng vì nếu công ty có thể tự mình hoàn thành mọi việc từ việc giao nhận cho đến quá trình thuê tàu... thì chi phí cho việc xuất khẩu sẽ giảm đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ tăng, điều này buộc công ty phải có kinh nghiệm đồng thời có tiềm lực tài chính tốt mới có thể trực tiếp xuất khẩu. Còn đối với ùy thác thì chỉ khi công ty không có khả năng nắm bắt thị trường, đối tác không đáng tin cậy lắm, có nhiều rủi ro trong việc thanh toán....thì biện pháp này mới thực hiện. Xét hình thức xuất khẩu của công ty qua các năm

Bảng 5: Các hình thức xuất khẩu của công ty Caseamex giai đoạn năm 2007-2009

Đvt:Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Trực tiếp 575.452 79,7 531.649 88,6 621.640 95,2 Ủy thác 146.458 20,3 68.526 11,4 31.245 4,8 Tổng : 721.910 100,0 600.175 100,0 652.885 100,0

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty) Nhìn tổng quan ta thấy xuất tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp ngày càng tăng, năm 2008 tăng 8,9% so với năm 2007, năm 2009 tăng 6,6% so với năm 2008. Năm 2007 công ty chủ trương tìm kiếm nhiều đối tác mới, ký hợp đồng với một số nước ở Châu Phi, Châu Á... nên giá trị ủy thác xuất khẩu còn khá cao 146.458 triệu đồng chiếm 20,3% trong tổng giá trị xuất khẩu. Điều này cũng dể hiểu vì những đối tác mới nên công ty chưa có nhiều thông tin, chưa làm ăn lâu dài nên công ty không dám mạo hiểm, vì nếu tự làm thì rủi ro sẽ cao, nếu có chuyện xảy ra thì sẽ là tổn thất lớn. Đây cũng là chiến lược thâm nhập dần vào thị trường mới. Chính vì ùy thác nhiều nên có thể thấy doanh thu năm 2007 mặc dù cao hơn năm 2009 nhưng lợi nhuận ròng lại thấp hơn năm 2009. Năm 2008 tình hình khả quan hơn, do công ty đã tích lũy nhiều kinh nghiệm về xuất khẩu, có nhiều thông tin về đối tác, làm ăn uy tín với một số công ty, ký được nhiều hợp đồng dài hạn

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 48 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

nên giá trị xuất khẩu trực tiếp tăng lên 531.649 triệu đồng chiếm 88,6% tổng giá trị xuất khẩu, đẩy giá trị ủy thác xuống con số 68.526 triệu đồng giảm hơn phân nửa so với năm 2007 là 146.458 triệu đồng. Đến năm 2009 gần như công ty đã hoàn toàn tự mình xuất khẩu trực tiếp, con số xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ là 95,2% con số này là khá cao chứng tỏ công ty đã khá hoàn thiện trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, trong công tác nắm bắt thông tin đối tác, thanh toán quốc tế. Nếu theo đà phát triển này thì công ty sẽ hoàn toàn tự mình có thể trực tiếp xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Cụ thể có thể xem qua tỷ lệ hình thức xuất khẩu của công ty qua 6 tháng đầu năm

Bảng 6: Các hình thức xuất khẩu của công ty Caseamex giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008-2010 Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Doanh thu Tỷ trọng ( % ) Trực tiếp 282.330 92,3 327.092 97,3 245.179 99,4 Ủy thác 23.531 7,7 9.172 2,7 1.496 0,6 Tổng : 305.861 100,0 336.264 100,0 246.675 100,0

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty) Tỷ lệ ủy thác trong 6 tháng đầu năm 2010 gần như tiến dần về con số 0, điều đó chứng tỏ có thề hoàn toàn tin tưởng về năng lực xuất nhập khẩu trực tiếp của công ty.

4.1.3.Thị trƣờng xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu thủy sản của Công ty là các thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc. Qua việc phân tích những thị trường nay để nắm được tình hình xuất khẩu thủy sản, xác định thị trường nào là thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà Công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai cũng như thị trường nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh cần hạn chế cũng như cần có những giải pháp khắc phục, không có khả năng tồn tại cần

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 49 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cao nhất, từ đó cần phải đầu tư nhiều vào các thị trường tiềm năng, thị trường chủ lực, tránh những thị trường rủi ro cao và đặc biệt là tránh tập trung cao vào một thị trường nhất định. Để hiểu rõ hơn về thị trường thì cần xem xét qua bảng và biểu đồ dưới đây.

Bảng 7: Giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex sang các thị trƣờng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm

2010 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Châu Á 23.296.313 51,71 14.726.626 40,56 13.952.886 37,72 4.765.138 36,83 Châu Âu 10.384.452 23,05 14.686.687 40,45 15.447.309 41,76 5.549.193 42,89 Châu Mỹ 11.118.797 24,68 6.637.148 18,28 7.146.600 19,32 2.455.670 18,98 Châu Úc 252.290 0,56 257.789 0,71 443.888 1,2 168.197 1,3 Tổng: 45.051.852 100,00 36.308.250 100,00 36.990.683 100,00 12.938.198 100,00

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)

Hình 4 : Thị trƣờng xuất khẩu của công ty Casaemex qua các năm

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 50 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

Hình 5: Thị trƣờng xuất khẩu của công ty Casaemex qua 6 tháng đầu năm 2010

Doanh thu qua từng thị trường có nhiều khác biệt qua các năm. Cụ thể thị trường truyền thống nhất của công ty là Châu Á giảm dần dần qua các năm tỷ trọng doanh thu từ 51,71% năm 2007 giảm xuống còn 40,56% năm 2008, năm 2009 giảm thêm 2.84%. Thay vào đó thì thị trường Châu Âu ngày càng chiếm ưu thế tăng dần qua các năm, năm 2008 tăng mạnh nhất tỷ lệ tăng 17.4%, bước sang năm 2009 tỷ trọng này vẫn tiếp tục tăng thêm 1.31%, bước sang 6 tháng đầu năm 2010 vẫn tiếp tục tăng. Chứng tỏ đây là một thị trường tiềm năng và ngày càng đóng vai trò chủ lực. Ngoài thị trường Châu Âu thì Châu Mỹ cũng là một thị trường khá hấp dẫn. Cụ thể sẽ phân tích sâu vào từng thị trường .

Thị trƣờng Châu Á:

Trong những năm gần đây thị trường Châu Á lại tụt xuống đứng thứ hai của Công ty CASEAMEX và lượng nhập khẩu của thị trường trong những năm qua có sự biến động theo chiều hướng giảm dần qua các năm cụ thể năm 2008 lượng thủy sản xuất khẩu chỉ đạt 4.955 tấn giảm 1377 tấn so với năm 2007, chiếm 40.56% tổng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 14.726.626 USD giảm 8.569.687 USD. Bước sang năm 2009 giá trị và sản lượng xuất khẩu vào thị trường này vẫn giảm. Châu Á vốn dĩ là thị trường truyền thống lâu đời tuy nhiên việc kinh doanh ngày càng bảo hòa, cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nước xuất khẩu thủy sản mạnh như: Trung Quốc, Thái Lan,…..Mặt khác công ty có chiến lược mở rộng sang các thị trường khác nên việc xuất khẩu sang thị trường này giảm là điều hiển nhiên. Mặt dù giảm nhưng một số thị trường của một số nước trong Châu Á

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 51 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

vẫn có những khác biệt cụ thể qua bảng sau:

Bảng 8: Thị trƣờng xuất khẩu của công ty Caseamex tại các nƣớc ở Châu Á Châu

Á

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Nhật Bản 19.026.099 81,67 10.880.031 73,88 10.294.439 73,78 3.631.988 76,22 Thái Lan 1.814.783 7,79 1.929.188 13,10 1.886.430 13,52 594.213 12,47 Malaysia 1.463.008 6,28 1.114.806 7,57 1.012.980 7,26 335.942 7,05 Singapore 596.386 2,56 522.795 3,55 479.979 3,44 102.927 2,16 Khác 396.037 1,7 279.806 1,9 279.058 2,0 100.068 2,1 Tổng: 23.296.313 100,00 14.726.626 100,00 13.952.886 100,00 4.765.138 100,00

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)

+ Nhật Bản: Tôm, cá là sản phẩm ưa thích của người Nhật. Giá trị xuất khẩu qua thị trường nước này chiếm tỷ trọng chủ yếu của thị trường Châu Á. Tuy nhiên nhìn chung nhập khẩu của Nhật Bản đều giảm cả về giá trị và sản lượng trong ba năm qua. Năm 2008 sản lượng giảm 1524 tấn, năm 2009 tình hình được cải thiện đôi chút bằng chứng là sản lượng tăng lên được 231 tấn. Công ty đã cố gắng tăng việc xuất khẩu thủy sản vào thị trường này vì Nhật Bản là một thị trường tiềm năng lớn, làm ăn với các công ty Nhật thì có nhiều thuận lợi như việc thanh toán nhanh chóng, dễ ký được nhiều hợp đồng dài hạn... Tuy nhiên về mặt khách quan mà nói thì Nhật Bản không phải là thị trường dễ xâm nhập. Hàng hóa tại thị trường này phải tuân thủ luật kinh doanh nhằm đảm bảo chất lượng và lợi ích người tiêu dùng. Chẳng hạn hàng rau quả tươi sống, chế biến phải được Cục nguyên liệu cơ bản về thực phảm (AVA) kiểm soát về chất lượng bằng các hình thức như cấp giấy phép từ nguồn, kiểm tra định kỳ nguồn hàng nhập khẩu. hàng hóa không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào nội địa đều phải tái xuất hoặc tiêu hủy. Đồng thời do sự cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ như: Thái Lan, Trung Quốc,… ở thị trường này. Khó khăn hơn khi sản phẩm tôm của Việt Nam bị phát hiện có chứa dư lượng Chloramphenicol và Nitrofuran. Nhật Bản đã áp dụng các quy định kiểm tra nghiêm ngặt đối với sản phẩm tôm xuất khẩu từ Việt Nam,

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 52 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

do trong thời gian chờ đợi kết quả kiểm tra, toàn bộ chuyến hàng sẽ bị ách lại nên lượng tôm xuất khẩu của xí nghiệp đã giảm do không thể cạnh tranh với các đối thủ về giá do phí lưu kho cao và giao hàng chậm.

+ Thái Lan: Đây là thị trường truyền thống của công ty, tuy trong thời gian 2007 – 6/2010 Thái Lan chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cộng với sự bất đồng về chính trị nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường này vẫn tương đối đồng đều qua các năm. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Thái Lan của Công ty đạt 1.814.783 USD chiếm 7,79%, đứng vị thứ 2 trong các nước nhập khẩu thủy sản của Công ty tại khu vực châu Á, năm 2008 tăng nhẹ ở mức 1.929.188 USD chiếm 13,10% so với 7,79% năm 2007, đến năm 2009 là 1.886.430 USD giảm so với năm 2008 nhưng không đáng kể, chỉ giảm 2,22%. Thị trường Thái Lan cũng là một thị trường lớn ở châu Á, là một thị trường đầy tiềm năng. Nhưng bên cạnh đó cạnh tranh ngày càng phức tạp, giá sản phẩm thủy sản có xu hướng giảm và khả năng tăng hiệu quả là khó khăn. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho sản lượng xuất khẩu của Công ty không có sự gia tăng trong các năm qua, chỉ đạt ở mức trung bình. Đồng thời, Thái Lan cũng là một nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, luôn là đối thủ cạnh tranh mạnh đối với nước ta không chỉ riêng mặt hàng gạo, chính vì vậy Công ty phải luôn có những chiến lược phù hợp để cạnh tranh với thị trường này.

+ Singapore: Là thị trường có giá trị và sản lượng xuất khẩu cùa công ty tăng qua các năm. Singapore là nước có nền kinh tế phát triển nên việc ăn uống cũng được chú trọng. Thủy sản là loại thức ăn tốt cho sức khỏe được chọn lựa ưu tiên khi các loại thịt bị nhiều mầm bệnh. Do đó nhu cầu tiêu thụ ở hai thị trường không ngừng tăng lên. Nắm bắt được yếu tố này nên công ty đã có những chiến lược mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu như không ngừng marketing quảng cáo thương hiệu của công ty, tham gia các diễn đàn thương mại, phối hợp với bộ ngoại giao nhằm tạo mối quan hệ....

Thị trƣờng Châu Âu:

Là thị trường quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX. Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty sang thị trường EU không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 53 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

thể năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của thị trường này chỉ đứng thứ ba trong tổng kim ngạch xuất khẩu với giá trị chỉ đạt 10.384.452 USD sau Châu Á và Châu Mỹ lần lượt là 23.296.313 USD và 11.118.797 USD nhưng sang năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của thị trường này nhảy vọt lên hàng thứ hai với giá trị đạt được là 14.686.687 USD, chỉ kém thị trường thứ nhất là 39.939 USD chiếm tỷ trọng là 40,45% kém hơn Châu Á chỉ 0,11%. Bước sang năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của thị trường EU này đã nhảy lên hàng thứ nhất, chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất so với các thị trường khác. Năm 2009 giá trị xuất khẩu đạt 15.447.309 USD, tỷ trọng chiếm 41,76 % tăng thêm 1,31% so với năm 2008. Nhờ đà phát triển này mà 6 tháng đầu năm 2010 kim ngạch của thị trường này vẫn tăng lên đạt 5.549.193 USD và tỷ trọng cũng tăng theo 42,89%. So với các thị trường khác thì thị trường Châu Âu gặp nhiều thuận lợi hơn, và ít bị biến động. Có được điều này là do sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên ngày càng giảm vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường nên EU ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu. Mặt khác, Việt Nam là một trong những nước hiện đang được hưởng chế độ ưu đãi Thuế quan phổ cập (GSP), với mức thuế tương đối thấp nhỏ hơn 3,5% so với mức thuế quan thông thường. Được hưởng ưu đãi GSP, thuế xuất khẩu thủy sản sang EU không những sẽ giảm, mà việc xem xét lại mức thuế sẽ được được thực hiện sau 3-5 năm chứ không phải là hàng năm như trước đây và số lượng mặt hàng nhiều hơn. Hiện nay, tỷ lệ mặt hàng thủy sản được hưởng GSP lên tới trên dưới 80%. Bên cạnh đó, vụ kiện chống bán phá giá cá Tra và cá Ba Sa vào Mỹ năm 2004 nên Công ty CASEAMEX đã chuyển hướng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX vào thị thị trường EU, đồng thời người tiêu dùng EU ngày càng dùng nhiều thủy sản hơn, vì họ cho rằng thủy sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX vào thị trường EU. Trong đó:

+ Đức: là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Công ty CASEAMEX. Xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX sang Đức ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong thị trường EU từ năm 2007 đến 6/2010. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sản lượng xuất khẩu năm 2008 tăng kỷ lục

GVHD: Châu Thị Lệ Duyên - 54 - SVTH: Hoàng Ngọc Tuấn

từ 784 tấn năm 2007 lên 1.587 tấn tỷ lệ tăng đạt 202.42%, kéo theo kim ngạch cũng tăng mạnh. Năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 sản lượng xuất sang Đức vẫn tiếp tục tăng, nâng tỷ trọng xuất khẩu thủy sản vào nước này hiện tại so với các nước trong thị trường Châu Âu là 33,26%. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Đức tăng là do người Đức vốn ưa thích sản phẩm thịt, nhưng hiện nay các sản phẩm như thịt bò, gà và lợn đã không còn ưa chuộng như trước. Mặt khác, đối với người Đức, cả hai nguồn thủy sản nhập khẩu và nội địa trước tiên là phải có chất lượng và tính tiện dụng chấp nhận được. Philê cá Tra và cá Ba Sa tươi đông lạnh là món dễ chế biến, tiện dụng nên đều có vai trò quan trọng trên thị trường nước Đức ngày nay. Nhu cầu trên là một trong những nguyên nhân khiến nước này nhập khẩu đến 90% tổng thủy sản tiêu dùng. Hơn nữa, Công ty CASEAMEX

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMEX pps (Trang 47 - 58)