Tạo lòng tin đối với khách hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ potx (Trang 97 - 114)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

5.2.2 Tạo lòng tin đối với khách hàng

Quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa ba yếu tố: khách hàng, ngân hàng và sự

tín nhiệm. Trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa khách hàng và

ngân hàng. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng TTXNK còn liên quan tới các mối

quan hệ xã hội mang tính quốc tế cao. Do vậy, tín nhiệm là điều kiện đểnâng cao khả năng mở rộng tín dụng TTXNK và mang lại hiệu quả tín dụng như mong

muốn của ngân hàng và khách hàng.

Phải tạo được lòng tin cao độ đối với các khách hàng bằng cách tạo dựng

hình ảnh bên ngoài đó là: nâng cao hơn nữa số lượng, chất lượng của sản phẩm

dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị

kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi…và hình ảnh bên trong của ngân hàng, đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng, uytín của ACB. Khi đã có lòng tin với ngân hàng, công tác huy động vốn

, sử dụng vốn, TTXNK… sẽ dễ dàng hơn.

5.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm TTXNK

Tạosự khác biệt của ngân hàng nhất là trong thời điểm hiện nay có tới hàng chục ngân hàng khác nhau trên địa bàn nhỏ hẹp, tạo ra những đặc điểm - hình

ảnh riêng biệt với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đó là sự khác biệt về sản

phẩm, dịch vụ TTXNK của ACB cung ứng ra thị trường, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo khuyếch trương, giao tiếp…

- Giới thiệu sản phẩm TTXNK tới các doanh nghiệp thông qua các hội thảo,

hội nghị dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chủ động liên hệ tìm kiếm

những khách hàng mới.

- Tài trợ cho các chương trình các quỹ từ thiện nhằm giới thiệu hình ảnh ngân hàng đến các doanh nghiệp.

- Tăng cường số lượng nhân viên tiếp thị TTXNK tại ngân hàng, các nhân viên này cần được đào tạo chuyên nghiệp về các kỹ năng marketing đặc biệt phải

có lòng đam mê với công việc để thu hút được nhiều doanh nghiệp XNK sử

dụng sản phẩm tài trợcủa ngân hàng.

5.2.4 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, tăng nguồn nhân lực cho

bộ phận TTXNK

TTXNK và thanh toán quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó

song song với việc phát triển TTXNK là việc phát triển thanh toán quốc tế bằng

cách áp dụng mức ký quỹ thấp, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin sử dụng

trong thanh toán, từ đó thời gian thanh toán diễn ra nhanh chóng và chính xác

hơn…

Đóng góp vai trò không nhỏ trong hoạt động TTXNK tại ngân hàng là các nhân viên tín dụng. Nên khuyến khích các nhân viên này làm việc bằng cách có

nhiều chế độ ưu đãi cho nhân viên, như chế độ tiền thưởng, tiền phụ cấp… Do trong giai đoạn hiện nay bộ phận TTXNK còn thiếu nhân viên do đó nên tăng cường và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bằng cách tuyển thêm nhân viên,

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ là một trong những ngân hàng uy tín và có quy mô lớn trên địa bàn. Với sự lãnh đạotốt từ giám đốc mạng lưới ACB đã được thiết lập trên toàn TPCT, hệ thống giao dịch đã được hoàn thiện. Sản

phẩm ACB online với tốc độ tương xứng các ngân hàng nước ngoài, hỗ trợ khách

hàng gửi tiền, vay vốn và thanh toán nợ vay thông qua internet (tiết kiệm thời gian cho khách hàng) đang được triển khai tích cực tại ngân hàng, giúp quy mô hoạt động và tốc độ phát triển của ngân hàng không ngừng tăng.

Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh tại ACB Cần Thơphát triển tốt, doanh số cho vay, quy mô huy động không ngừng tăng cao, sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng. Trong đó tín dụng TTXNK là một trong những mảng tín

dụng đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận chung của ngân hàng. Hoạt động tài trợ

xuất nhập khẩu trong thời gian qua phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,

đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác,nhưng hoạt động này tại

ACB trong thời gian qua vẫn phát triển khá tốt, doanh số tài trợ tăng cao và

không phát sinh nợ quá hạn. Đạt được kết quả khả quan như vậy là do tín dụng

tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng đạt chất lượng cao cộng với sự nhiệt tình,

hăng say làm việc của các nhân viên thực hiện nghiệp vụ TTXNK. Hơn nữa

những doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực xuất khẩu then chốt tại địa bàn là những khách hàng thân quen của ngân hàng. Tuy nhiên ngành hàng được tài trợ chưa đa dạng và có sự chênh lệch quá lớn giữa tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần tập trung khắc phục những điểm yếu này để thúc đẩy hoạt động TTXNK ngày càng phát triển.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Tìm hiểu các thông tin về thị trường xuất nhập khẩu, để cập nhật được

- Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách hiện đại hóa quy trình sản xuất

kinh doanh, tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng…từ đó tăng cường

khả năng cạnh tranh.

- Nâng cao uy tín doanh nghiệp, minh bạch hóa các văn bản chứng từ sản xuất

kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng khi cấp tín dụng TTXNK tại ngân hàng.

6.2.2 Đối với ngân hàng Á Châu

- Tăng cường nghiên cứu nhu cầu của khách hàng tại ĐBSCL, đa dạng hơn

nữa sản phẩm TTXNK để phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng.

- Phát triển thêm sản phẩm TTNK. Thu hút các khách hàng doanh nghiệp sử

dụng hình thức TTNK bằng cách thế chấp bằng chính lô hàng nhập, TTXK theo hợp đồng thanh toán T/T…

- Thiết lập tốt mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước từ đó tăng cường thanh toán quốc tế, phát triển TTXNK. Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh

nghiệm với các ngân hàng trong và ngoài nước.

- Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, nhằm nâng cao trình

độ chuyên môn cho các nhân viên tại ngân hàng và nhân viên bộ phận TTXNK.

- Tạo điều kiện cho các nhân viên bộ phận TTXNK tham quan, giao lưu với

các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua việc tổ chức các chương trình, sự

kiện.

- Cập nhật các thông tin và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng trên

cùng địa bàn bằng cách thu thập thông tin về lãi suất cho vay, lãi suất huy động...

để từ đó có những ứng biến kịp thời.

- Nới rộng đối tượng được vayTTXNK, hạn mức vay và thời gian vay vốn ưu đãi bằng cách áp dụng linh hoạt khung tiêu chí của hội sở.

6.2.3 Đối với ngân hàng nhà nước

- Xây dựng hoàn thiện pháp lệnh về ngân hàng, tạo môi trường hoạt động ngân hàng minh bạch, lành mạnh, từ đó giúp hoạt động tại các ngân hàng thương

mại phát triển.

- Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất cho vay giúp DN thuận lợi

trong hoạt động sản xuất - xuất khẩu, góp phần tiêu thụ nhanh hàng hóa nông, thủy sản của người sản xuất.

-Đề ra mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc hợp lý, thực hiện chính sách nới lỏng hoặc

thắt chặt tiền tệ… phù hợp đặc điểm từng giai đoạn.

- Đề ra những chính sách phù hợp với từng thời điểm thị trường tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp sử dụng tối ưu nguồn vốn vay từ ngân hàng. - Xây dựng tốt chính sách ngoại hối.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Thái Văn Đại (2003). Giáo trình Quản Trị Ngân hàng Thương Mại, Đại

học Cần Thơ.

 Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê.

 Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (2003). Tín dụng xuất nhập khẩu – Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB thống kê Hà Nội.

 Bản cáo bạch ngân hàng Á Châu.

 Các website:

Ngân hàng Á Châu (www.acb.com.vn) Bộ Thương mại (www.moit.gov.vn)

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ potx (Trang 97 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)