7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
5.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là ngoại tệ
Công tác huy động vốn tại ngân hàng Á Châu trong thời gian qua được thực
hiện tốt. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động,
nguồn tiền gửi rất khó huy động sau khi khủng hoảng kinh tế vì nguồn tiền nhàn rỗi được đầu tư vào các kênh khác như: bất động sản, chứng khoán… để sinh lời. Lượng vốn ngoại tệ ngân hàng thu hút chưa nhiều và đây là nguồn vốn khó huy
động hơn vốn nội tệ. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn đặc biệt là ngoại tệ. Tăng cường công tác huy động vốn sẽ
tạo nguồn cung dồi dào cho hoạt động TTXNK.
- Tạo ra các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và nhiều tiện ích để
tăng cường huy động vốn.Thực hiện đa dạng các hình thức trả lãi.
- Tiềngửi của doanh nghiệp là nguồn vốn có lãi suất thấp và có vai trò quan trọng, do đó cần tăng cường huy động nguồn vốn này. Nguồn tiền gửi này
thường là số dư trên các tài khỏan thanh toán, tài khỏan vãng lai, tài khỏan thu
hộ, chi hộ, tiền ký quỹ… Đặc điểm nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn vốn có
thời hạn ngắn và thường xuyên biến động nên càng thu hút được tiền gửi của
nhiều doanh nghiệp thì sẽ tạo ra độ ngưng đọng vốn càng lớn và hạn chế được sự
bất ổn định.
- Kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diễn biến của
thị trường, cung cấp các gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế…)
khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng… đặc
biệt cầnnâng cấp phát triển thêm nhiều địa điểm giao dịch.
- Xây dựng chính sách cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả. Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường nên ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách thiết lập một chính sách cạnh tranh năng động và hiệu quả.
+ Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (các NHTM quốc doanh, NHTMCP, Ngân hàng nước ngoài). Đây là công việc quan trọng để chiến lược
cạnh tranh có hiệu quả, định kỳ hàng quý nên có các báo cáo so sánh sản phẩm,
với các ngân hàng cùng địa bàn, phân tích, xác định những điểm mạnh, điểm yếu
của sản phẩm huy động vốn hiện hữu, từ đó làm căn cứ cho việc cải thiện, phát
triển sản phẩm, dịch vụ huy động vốn.
-Đối với nguồn vốn ngoại tệ: thu hút lượng vốn ngoại tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi hợp lý, thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm phí thanh toán
quốc tế, thu hút lượng ngoại tệ nhàn rỗi từ các công ty dịch vụ du lịch, lượng tiền
kiều hối…