Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ potx (Trang 46 - 50)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

3.4.2 Tình hình sử dụng vốn

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra nguồn thu

nhập lớn nhất cho các NHTM. Bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các

thành phần kinh tế và dân cư, tín dụng ngân hàng trở thành nguồn hỗ trợ chính

cho nền kinh tế địa phương phát triển. ACB thực hiện chính sách tín dụng thận

trọng và phân tán rủi ro. Các sản phẩm cho vay của ACB chi nhánh Cần Thơ đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín

dụng như chovay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư,

cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu v.v… Chính sách nhất quán của ACB từ trước đến nay là “lãi suất cho vay luôn được thay đổi một

cách linh hoạt để phù hợp với tình hình thị trường tài chính, tín dụng, xác định

trên nguyên tắc chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đủ đảm bảo bù đắp chi phí điều hành, rủi ro tín dụng và có mức lãi hợp lý. Trong các năm qua, hoạt động tín

dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt.

Bảng 5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ACB CẦN THƠ

(2007 – 2009) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % DSCV 4.410.931 6.516.352 12.739.160 2.105.421 47,73 6.222.808 95,50 DSTN 4.071.513 6.295.811 12.458.480 2.224.298 54,63 6.162.669 97,89 Dư nợ 516.001 736.542 1.017.222 220.541 42,74 280.680 38,11 Nợ quá hạn 16.523 26.934 18.520 10.411 63,01 -8.414 -31,24

Thông qua số liệu ở bảng 5 ta thấy các chỉ tiêu có tốc độ tăng mạnh vào

năm 2009, cụ thể là:

Doanh số chovay: qua ba năm có quy mô tăng, tăng mạnh nhất trong năm

2009(tăng 95,50%), tốc độ tăng caohơnso với năm 2008 (tăng 47,73%). Doanh số cho vay tại ngân hàng có sự thay đổi như trên là do:

Ngân hàng liên tục mở rộng đối tượng cho vay như vay tiêu dùng, du học,

vay trả góp mua nhà, nền nhà, cho vayđầu tư vàng…

Ngân hàng thường xuyên mở hội nghị khách hàng, tham gia gian hàng tại

các hội chợ, tại các chương trình lớn như Festival lúa gạo lần đầu tiên tại Việt

Nam diễn ra tại Hậu Giang… Thực hiện các hoạt động từ thiện như phát thuốc

cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Phong Điền… Thông qua những hoạt động này ngân hàng thu hút được không ít khách hàng cá nhân lẫn

doanh nghiệp sử dụng sản phẩm tín dụng tại ACB.

Năm 2008 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế.

Nguồn vốn nhàn rỗi không được đầu tư trực tiếp vào các dự án, hoặc bất động

sản… do độ rủi ro khá cao mà được gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Vì vậy nguồn

vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh bị thiếu hụt nghiêm trọng, khi đó vay vốn ngân hàng là một trong những lựa chọn hợp lý.

Năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008. Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế tại thành phố Cần Thơ

cũng đã cải thiện hơn. Tín dụng ngân hàng có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng trưởng như sự can thiệp mạnh tay của chính phủ tại hầu hết các quốc gia trên thế

giới thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách.Bên cạnh đó, so

với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn

với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh số cho vay

vẫn chưa xứng với tiềm năng vì thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều

diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như tăng trưởng

quy mô của ngân hàng. Trong đó đáng chú ý là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ, sự thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm (thông qua gói cho

vay hỗ trợ lãi suất 4% từ 01/02/2009) chuyển sang kiểm soát chặt tăng trưởng tín

Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ năm 2008 đạt 6.295.811 triệu đồng, tăng 54,63% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 12.458.480 triệu đồng tăng 97,89% so với năm 2008. Trong khi doanh số cho vay tại ngân hàng

tăng cao, công tác thu nợ cũng được tiến hành khẩn trương để hạn chế tình trạng dư nợ tăng quá cao làm tăng rủi ro cho ngân hàng.

Dư nợ: Trong năm 2008, 2009 tốc độ tăng dư nợ khá đồng đều, năm 2008 dư nợ tăng 220.541 triệu đồng tương đương 42,74%. Năm 2009 dư nợ tăng 280.680 tương đương 38,11%. Mặc dù dư nợ tăng cao sẽ mang lại nhiều lợi

nhuận cho ngân hàng vì thu được nhiều lãi, nhưng song song đó cũng có không ít

rủi ro. Trong năm 2009 ngân hàng đã tăng cường hơn nữa công tác thu nợ để

giảm thiểu rủi ro do việc dư nợ tăng cao.

Nợ quá hạn: phản ánh chất lượng tín dụng, nó cho biết các khoản tiền đã

đáo hạn mà ngân hàng chưa thu được. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến

chỉ tiêu nợ quá hạn trong ngân hàng là công tác thẩm định của nhân viên. Quy trình thẩm định này tại ngân hàng Á Châu rất thận trọng, thủ tục hồ sơ được xem

xét kỹ lưỡng và hồ sơ luôn được sự phê duyệt của ban tín dụng và chi nhánh

trước khi cấp tín dụng khách hàng. Tuy nhiên trong năm 2008 lượng nợ quá hạn

tại ngân hàng tăng đột biến 63,01% so với năm 2007. Do năm 2008, nền kinh tế

khủng hoảng, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan,

tốc độ quay vòng vốn chậm, không thu được vốn và lợi nhuận như dự định ban đầu, nên không thể hoàn trả vốn vay cho ngân hàng khi đáo hạn. Trong năm

2009 nợ quá hạn giảm 8.414 triệu đồng tương đương 31,24%. Lượng nợ quá hạn năm 2008 là khá lớn, ngân hàng đã có biện pháp khắc phục vào năm 2009 như tăng cường công tác xử lý nợ, đồng thời các nhân viên tín dụng theo dõi kiểm tra

việc sử dụng vốn của ngân hàng bằng việc liên lạc thường xuyên với khách hàng

thông qua điện thoại, thư báo… vừa tạo sự quan tâm thân thiết với khách hàng, vừa giúp hạn chế lượng nợ quá hạn. Do đó lượng nợ này đã giảm trong năm

Bảng 6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ACB CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Chênh lệch 6th 2010/6th 2009 Số tiền % DSCV 5.778.807 4.306.982 -1.471.825 -25,47 DSTN 5.151.856 4.511.527 -640.329 -12,43 Dư nợ 1.363.493 812.677 -550.816 -40,40 Nợ quá hạn 12.408 11.708 -700 -5,64

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)

Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng sụt giảm ở tất cả các chỉ tiêu so với

cùng kỳ năm 2009: DSCV giảm 1.471.825 triệu đồng tương đương giảm 25,47

%. DSTN giảm 640.329 triệu đồng tương đương giảm 12,43%, dư nợ giảm

550.816 triệu đồng tương đương giảm 40,40%, nợ quá hạn giảm 700 triệu đồng tương đương giảm 5,64%. Các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài gây ra sự sụt giảm

các chỉ tiêu này so với cùng kỳ năm 2009:

Trong những tháng đầu năm 2009, ngân hàng thực hiện chương trình hỗ trợ

lãi suấttheo quyết định số 131/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản

phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanhvà tạo việc làm trong điều kiện nền

kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đồng

thời trong năm này cũng thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn... nên lãi suất rất thấp từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến vay. Đến những tháng đầu năm 2010 không còn áp dụng nhiều chương trình hỗ trợ lãi suấtnên lãi suất ngân hàng ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2009tạo ra sự e dè của các cá

nhân và doanh nghiệp khi vay vốn, làm giảm nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng.

Trong năm 2010 ngân hàng Nhà nước theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ

diễn biến lãi suất huy động và cho vay trên thị trường, tình hình tăng trưởng huy động và dư nợ tín dụng, nhất là huy động và cho vay bằng ngoại tệ, xem xét các

biện pháp điều chỉnh phù hợp đối với cho vay bằng ngoại tệ để không tạo sức ép

lên tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Thế nhưng, trước nguy cơ tái lạm

phát, mục tiêu tăng trưởng tín dụng được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

kiểm soát ở mức 25%. Cùng với áp lực huy động vốn khiến hoạt động ngân hàng thêm phần khó khăn.

Lượng nợ quá hạn giảm xuống, vì công tác thu nợ và xử lý nợ của ngân hàng được phát huy, để giảm tốc độ tăng nợ quá hạn.

Trong khoảng thời gian này nhiều doanh nghiệp trên địa bàn chưa tìm được đầu racho sản phẩm của họnên dư nợ cho vay của ngân hàng ACB Cần Thơ và các ngân hàng khác đều giảm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ potx (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)