Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ potx (Trang 57 - 114)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.1.2 Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế

Tại ngân hàng ACB Cần Thơ thực hiện thanh toán theo 3 phương thức là: T/T, nhờ thu kèm chứng từ (D/A, D/P) và L/C. Trong đó mức độ rủi ro giảm dần

theo từng phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán T/T hay còn gọi là

phương thức chuyển tiền bằng điện, đây là phương thức thanh toán đơn giản

nhất, thủ tục đơn giản, và thường được áp dụng đối với những hợp đồng có giá trị

nhỏ, các đối tác có quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Phương thức nhờ thu kèm chứng

từ là phương thức nhờ thu mà người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao

hàng sẽ giao bộ chứng từ và hối phiếu đòi tiền (nếu có) cho ngân hàng thu hộ để ngân hàng đòi tiền người nhập khẩu gồm 2 loại là nhờ thu kèm chứng từ trả ngay

(D/P), nhờ thu kèm chứng từ trả chậm (D/A). Phương thức L/C là phương thức

thanh toán an toàn nhất, an toàn về quyền sở hữu tài sản và sự ràng buộc thực

hiện các điều khoản hợp đồng và đây cũng là phương thức thanh toán chiếm tỷ

trọng cao nhất tại ACB Cần Thơ. Loại L/C được thực hiện tại ngân hàng Á Châu là L/C không thể hủy ngang.

Bảng 11: TỶ TRỌNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI ACB CẦN THƠ (2007 – 2009)

Đvt: 1.000 USD Phương thức 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) - T/T 13.628 61,62 7.282 24,00 14.370 19,48 - Nhờ thu 2.146 9,70 10.543 34,75 22.695 30,76 - L/C 6.341 28,68 12.513 41,25 36.720 49,76 Tổng 22.115 100 30.338 100 73.785 100

(Nguồn Báo cáo TTQT 2007 – 2009 của ACB Cần Thơ)

Năm 2007 phương thức thanh toán TT chiếm tỷ trọng cao nhất 61,62%.

Trong giai đoạn này nước ta vừa mới gia nhập WTO, các hợp đồng xuất nhập

khẩu quy mô lớn vẫn chưa được ký kết nhiều nên doanh số thanh toán L/C và nhờ thu thấp chiếm tỷ trọng lần lượt là 28,68% và 9,70%. Hình thức TT được

nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì hợp đồng có giá trị không lớn lắm và phí thanh toán rẻ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phíthanh toán.

Năm 2008 tỷ trọng thanh toán theo phương thức thanh toán L/C và nhờ thu tăng cụ thể là tỷ trọng L/C chiếm 41,25%, nhờ thu chiếm 34,75% trong khi đó tỷ

trọng thanh toán TT giảm mạnh chỉ còn 24,00%. Mặc dù TT vẫn được thực hiện

nhiều nhưng đa số thanh toán TT là những hợp đồng có giá trị thấp so với 2 phương thức còn lại, do đókhi số lượng thanh toán L/C và nhờ thu (phương thức

thanh toán những hợp đồng có giá trị lớn) tăng lên sẽ nhanh chóng làm giảm tỷ

trọng thanh toán T/T.

Năm 2009, tỷ trọng thanh toán TT tiếp tục giảm chỉ chiếm 19,48%, và tỷ

trọng nhờ thu cũng có phần sụt giảm so với năm 2008, trong khi đó doanh số

thanh toán L/C chiếm tỷ trọng cao 49,76% vì sau cuộc khủng hoảng năm 2008, các doanh nghiệp bắt đầu phát triển mạnh sản xuất kinh doanh, hợp tác và ký kết

hợp đồng với những đối tác mới, do đó các doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng

hình thức thanh toán L/C vì đây là hình thức thanh toán an toàn nhất khi các bạn

Bảng 12: TỶ TRỌNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Đvt: 1.000 USD Phương thức 6 tháng đầu năm 2009 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2010 Tỷ trọng (%) T/T 6.925 15,46 9.025 17,53 Nhờ thu 16.562 36,97 19.681 38,22 L/C 21.311 47,57 22.787 44,25 Tổng 44.798 100 51.493 100

(Nguồn Báo cáo TTQT 2007 – 2009 của ACB Cần Thơ)

Trong 6 tháng đầu năm 2010 quy mô doanh số thanh toán theo các phương

thức tăng, trong khi đó tỷ trọng nhờ thu và L/C giảm do doanh nghiệp là các khách hàng lâu dài, thân quen với ngân hàng qua một thời gian hợp tác với các đối tác nước ngoài họ đã có được số lượng đối tác ở đầu ra ổn định, trung thành, tạo được niềm tin lẫn nhau, nên thay vì sử dụng phương thức nhờ thu L/C để

thanh toán sẽ tốn nhiều chi phí, họ chuyển sang sử dụng TT với các đối tác này sẽ tiết kiệm được chi phí.

Tóm lại: Trong thời gian qua nền kinh tế có nhiều biến động, nhiều cơ hội

lẫn thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhưng hoạt động thanh toán

quốc tế tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ vẫn phát triển tốt, doanh số tăng. Doanh số thanh toán xuất khẩu nhiều hơn doanh số thanh toán nhập khẩu. Trong đó tỷ trọng các phương thức thanh toán có sự biến đổi qua các năm. Phương thức thanh toán L/C là phương thức thanh toán luôn chiếm tỷ trọng cao

nhất. Hoạt động thanh toán quốc tế phát triển cũng là một nhân tố giúp cho hoạt động TTXNK ngày càng lớn mạnh.

4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

4.2.1 Tổng quan tình hình hoạt động TTXNK

Ngân hàng ACB là ngân hàng có uy tín trên địa bàn thành phố Cần Thơ và ĐBSCL nên việc TTXNK của ngân hàng được các doanh nghiệp lớn trên địa bàn

Bảng 13: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TTXNK TẠI ACB CẦN THƠ (2007 – 2009) Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008 / 2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền % Số tiền % DSCV 468.205,70 1.345.204,55 3.116.574,28 876.998,85 187,31 1.771.369,73 131,68 DSTN 420.244,28 1.212.701,67 2.903.416,57 792.457,39 188,57 1.690.714,90 139,42 Dư nợ 145.289,08 277.791,96 490.949,67 132.502,88 91,20 213.157,71 76,73 Hệ số TN(%) 89,76 90,15 93,16 - - - -

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)

Nhìn vào bảng 13 ta thấy hoạt động TTXNK tại ngân hàng phát triển tốt.

Các chỉ tiêu đều tăng qua các năm.

Doanh số cho vay: tăng với tốc độ khá nhanh năm 2008 tăng 876.998,85

triệu đồng tương đương 187,31% tuy nhiên tốc độ này tăng chậm lại trong năm 2009 tăng 1.771.369,73 triệu đồng tương đương 131,68%. DSCV tăng là do:

Yếu tố bên ngoài: trong những năm qua các doanh nghiệp liên tục tăng quy

mô xuất nhập khẩu nên nhu cầu vay vốn tăng cao, đồng thời sự xuất hiện của các

doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới trên địa bàn cũng làm tăng nhu cầu vay vốn,

nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh. Các

sản phẩm xuất khẩu thế mạnh tại địa bàn tìm được đầu ra tốt và ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường như tôm sang Mỹ, thủy sản sang EU, gạo sang Philipines… Các chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của chính phủ được tăng cường, đẩy mạnh như thuế suất xuất khẩu 0% tạo cơ hội cho doanh nghiệp

nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Yếu tố bên trong: Sự mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng của các nhân viên ACB được thực hiện tích

cực, hiệu quả thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng sản phẩm TTXNK. Đồng thời sự hướng dẫn tư vấn nhiệt tình của các nhân viên bộ phận thanh toán

quốc tế trong việc thực hiện quy trình, thủ tục thanh toán quốc tế giúp các doanh

làm tăng doanh số cho vay TTXNK. Đặc biệt ngân hàng có nhiều ưu đãi, chính sách khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng doanh nghiệp mới, giữ chân các

doanh nghiệp thân thiết. Điển hình đối với các khách hàng đến vay vốn lần thứ

hai trở đi thì thủ tục rất đơn giản và nhanh chóng, khách hàng có điều kiện tốt có

thể xin tài trợ bằng hình thức tín chấp hồ sơ thủ tục đơn giản. Hơn nữa, ngân hàng thực hiện chương trình tài trợ siêu ưu đãi cho các doanh nghiệp XNK,

chương trình “Cho vay kích cầu” với tổng giá trị 35.000 tỷ đồng dành cho đối tượng là các tổ chức, cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh trong với

lãi suất ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp XNK.

Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ tăng qua các năm. Trong đó năm 2008

doanh số thu nợ tăng mạnh nhất tăng 188,57%. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng mạnh do đây là năm thứ 2 VN gia nhập WTO, số lượng đối tác xuất nhập

khẩu mởrộng hơn trước, công tác thu nợ trong năm này được thực hiện tốt do đó

doanh số thu nợ tăng nhanh. Doanh số thu nợ ở mảng TTXNK cao chứng tỏ công

tác thu nợ tại ngân hàng được đẩy mạnh và thực hiện rất có hiệu quả. Mặt khác,

doanh số thu nợ TTXNK cao là do các khoản vay TTXNK thường là tài trợ ngắn

hạn,thu hồi vốn được nhanh, đặc biệt là thu hồi nợ nhanh đối với các khoản chiết

khấu bằng hợp đồng xuất khẩu và chiết khấu L/C vì khi nhận được L/C thì doanh nghiệp ngay lập tức sẽ hoàn lại vốn khi chiết khấu hợp đồng bằng cách chuyển

sang chiết khấu L/C, và khi nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu nhà xuất

khẩu cũng ngay lập tức trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu trong thời gian qua hoạt động tốt, thu hồi vốn nhanh. Công tác thẩm định đánh giá doanh nghiệp khi cho vay được thực hiện kỹ lưỡng, đánh giá đúng khả năng tài chính và hoàn nợ của doanh nghiệp cũng là một trong những

yếu tố giúp doanh số thu nợ tăng cao.

Dư nợ: Dư nợ tăng với tốc độ nhanh trong năm 2008 và tăng chậm lại trong

năm 2009, các khoản nợ vào cuối năm 2008 vẫn chưa đáo hạn nên dư nợ trong năm này cao. Sang đến năm 2009 các khoản nợ này được thu hồi do đó tốc độ tăng dư nợ chậm lại.

Bảng 14: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TTXNK TẠI ACB CẦN THƠ

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009

Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Chênh lệch 6th 2010 / 6th 2009 Số tiền % DSCV 1.610.211,86 2.571.570,69 961.358,83 59,70 DSTN 1.350.381,54 2.396.856,89 1.046.475,35 77,49 Dư nợ 271.674,38 446.388,18 174.713,80 64,31 Nợ quá hạn 0 0 - -

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)

6 tháng đầu năm 2010 các chỉ tiêu TTXNK tăng khá. Doanh số cho vay tăng 961.358,83 triệu đồng tương đương 59,70% so với 6 tháng đầu năm 2009.

Doanh số thu nợ tăng 1.046.475,35 triệu đồng tương đương 77,49%, dư nợ tăng

174.713,80 triệu đồng tương đương 64,31%. Cũng như những năm trước, ngân

hàng vẫn đẩy mạnh công tác tiếp thị thu hút khách hàng. Đặc biệt trong năm

2010 ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thông qua sản phẩm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu lãi suất siêu ưu đãi với các khoản giải ngân VND, USD. Cụ

thể: VND lãi suất dao động 12,50 – 13,20%/năm, USD lãi suất dao động 3,80 – 5,00%/năm. Nhằm mục đích tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp có thể

tiếp cận nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, trong thời gian này ACB có thêm sản

phẩm cho vay đối với các DN có tài sản đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng

khác.Đồng thời một số khách hàng lớn tại ngân hàng Á Châu như Bình An, Biển Đông… là những doanh nghiệp uy tín trong nước lẫn ngoài nước thực hiện được

nhiều hợp đồng xuất khẩu giá trị cao. Tuy tốc độ tăng này khá khả quan so với

tình hình tín dụng chung tại ngân hàng, nhưng vẫn chưa xứng tiềm năng vì gặp

phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng lớn trên địa bàn, sự xuất hiện của

những ngân hàng mạnh về TTXNK điển hình như ngân hàng HSBC.

Tóm lại: Hoạt động TTXNK trong giai đoạn 2007 – 6/2010 phát triển tốt về

quy mô. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều qua các năm. Trong đó, doanh số thu

2008, 2009. Nhưng đến những tháng đầu năm 2010 tốc độ này tăng chậm lại.

Trong hoạt động TTXNK tại ngân hàng không phát sinh nợ quá hạn.

4.2.2 Tỷ trọng doanh số cho vay TTXNK

Tài trợ xuất nhập khẩutại ngân hàng là một trong những mảng tín dụng lớn giúp ngân hàng đạt được kỳ vọng hoàn tất mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra.

Hoạt động TTXNK phát triển giúp ngân hàng thu được nhiều nội tệ lẫn ngoại tệ.

Trong những năm qua tỷ trọng TTXNK tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ trung bình đạt trên 20%. Cụ thể như bảng sau:

GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân51

Bảng 15: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY TTXNK TẠI ACB CẦN THƠ

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TTXNK 468.205,70 10,61 1.345.204,55 20,64 3.116.574,28 24,47 1.610.211,86 27,86 2.571.570,69 59,71 Cho vay khác 3.942.725,30 89,39 5.171.147,45 79,36 9.622.585,72 75,53 4.168.595,14 72,14 1.735.411,31 40,29 Tổng DSCV 4.410.931 100 6.516.352 100 12.739.160 100 5.778.807 100 4.306.982 100

Qua bảng 15 ta thấytỷ trọng TTXNK tăng qua các năm. Trong năm 2007 tỷ

trọng chiếm thấp 10,61%, tỷ trọng cho vay, tài trợ thương mại trong nước chiếm

tỷ lệ cao. Do trong năm này số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn

đến xin cấp tín dụng chưa cao như những năm gần đây, và sản phẩm TTXNK chưa đa dạng như hiện nay. Năm 2008 tỷ trọng TTXNK tăng, đạt 20,64%. Đến năm 2009 tỷ trọng này chiếm 24,47%. Tuy nhiên tỷ trọng này vẫn còn khá nhỏ

so với tài trợ thương mại trong nước. Nguyên nhân là do doanh số cho vay

TTXNK tăng nhưng tốc độ tăng không bằng các hình thức cho vay, tài trợ thương mại trong nước phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong 6 tháng

đầu năm 2010 tỷ trọng TTXNK đạt mức kỷ lục chiếm đến 59,71% đánh dấu một năm khả quan trong hoạt động TTXNK.Có thể nói những tháng đầu năm 2010 là tháng “bùng nổ” hoạt động TTXNK tại ngân hàng vì trong khi doanh số cho vay,

tài trợ thương mại trong nước sụt giảm ở tất các các chỉ tiêu thì trong giai đoạn

này doanh số cho vay TTXNK vẫn tăng khá, nên tỷ trọng doanh số đạt mức kỷ

lục. Bên cạnh đó chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước được nới

lỏng, cụ thể là bắt đầu áp dụng tài trợ bằng ngoại tệ đối với các khoản vay bổ

sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp XNK. Đồng thời, trong thời gian này ACB đã tiếp thị thành công một số công ty xuất khẩu gạo như công ty cổ phần lương thựcHậu Giang, công ty cổ phần chế biến và kinh doanh lương thực Việt Thành nên đã tài trợ được các hợp đồng xuất khẩu gạo lớn, có hợp đồng lên tới

vài triệu USD, những khách hàng thân quen như Bình An, Biển Đông… tăng số lượng chiết khấu L/C, chiết khấu bộ chứng từ, cho vay L/C… với trị giá rất lớn.

4.2.3Cơ cấu TTXNK

Tỷ trọng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng rất lớn trên 98%, tỷ trọng tài trợ

nhập khẩu rất ít không đáng kể. Đvt: Triệuđồng 460.195,70 8.010 1.339.742,75 5.462 3.106.698 9.876 1.606.153,86 4.058 2.564.618,69 6.952 0,00 500.000,00 1.000.000,00 1.500.000,00 2.000.000,00 2.500.000,00 3.000.000,00 3.500.000,00 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 TTXK TTNK

Hình 4: CƠ CẤU TTXNK TẠI ACB CẦN THƠ (2007 – 6/2010)

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)

Bảng 16: TỶ TRỌNG TTXK, TTNK TẠI ACB CẦN THƠ (2007 – 6/2010)

Đvt: % Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 TTXK 98,29 99,59 99,68 99,75 99,73 TTNK 1,71 0,41 0,32 0,25 0,27 Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)

Qua hình 4 và bảng 16ta thấy tỷ trọng TTXK và TTNK chênh lệch quá lớn. Trong giai đoạn (2007 – 2009) tỷ trọng TTXK không biến động nhiều, trungbình

3 năm chiếm tỷ trọng trên 99%. Nguyên nhân là do hoạt động xuất khẩu tại Cần Thơ và ĐBSCL phát triển hơn nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu thấp hơn so với

kim ngạch xuấtkhẩu.Mặt khác sản phẩm TTXK tại ngân hàngkhá đa dạng trong khi đó sản phẩm TTNK các khách hàng thường áp dụng duy nhất một hình thức

4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

4.3.1 Phân tích hoạt động tài trợ xuấtnhậpkhẩu theo ngành

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ potx (Trang 57 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)