Chú trọng phát triển làng nghề truyền thống nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thêu tay Quất Động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 85 - 94)

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Cần phải nhận thức đúng đắn vị trí của LNTT trên địa bàn xã Quất Động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một bộ phận quan trọng của chiến lược CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

LNTT nông thôn giữ một vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới văn minh, hiện đại. Đặc biệt, sự phát triển LNTT nông thôn còn là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH là quy luật tất yếu khách quan trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế nhưng đây là một quá trình lâu dài với nhiều nội dung phức tạp như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo ngành kinh tế là thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông chuyển sang cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đây là con đường tất yếu để phát triển một cách toàn diện nền kinh tế nông thôn, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương và từng bước hình thành cơ cấu kinh tế nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, sự phát triển của các LNTT đóng một vai trò rất quan trọng, bởi nó tạo ra những tiền đề hỗ trợ cho sự phát triển nền đại công nghiệp và các ngành công nghiệp. Mặt khác, các LNTT ở nông thôn còn là cầu nối giữa sản xuất

nông nghiệp với sản xuất công nghiệp, giữa khu vực nông thôn với thành thị, giữa tính truyền thống với sự hiện đại. Do vậy, sự phát triển của các LNTT ở nông thôn là quá trình vận động, biến đổi để thích ứng dần với những điều kiện mới.

Nhận thức được vai trò quan trọng của LNTT nông thôn, những năm qua Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các LNTT nông thôn nhất là LNTT sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ gắn với du lịch và đã ban hành nhiều chính sách nhằm khôi phục và khuyến khích phát triển các LNTT ở nông thôn.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng phát triển của làng nghề thêu ren Quất Động chúng ta có thể đưa ra những kết quả:

- Hệ thống những lý luận nghiên cứu về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

- Đánh giá thực trạng xã Quất Động và làng nghề Quất Động

- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp bảo tồn và phát triển làng nghề Quất Động.

Từ đó chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và sự quan tâm hơn nữa về làng nghề thêu ren truyền thống của riêng xã Quất Động cũng như nghề thêu ren truyền thống của nước ta, để nó xứng đáng với tầm quan trọng vốn có của nó.

Trải qua nhiều bước thăng trầm của cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn thấy ở đó một sức sống bền bỉ của làng nghề Quất Động. Đến Quất Động hôm nay chúng ta có thể tin tưởng hơn nữa vào sự phát triển của làng nghề, càng tin hơn vào lớp thợ mới đang đừng vững và khẳng định mình trong cơ chế thị trườngng hiện nay. Những người thợ Quất Động đang thổi hồn vào từng sản phẩm, nâng những sản phẩm làng nghề lên thành những tác phẩm độc đáo.

Thêu ren Quất Động đã đang và sẽ có mặt trên tất cả các miền của đất nước và nước ngoài. Với xu thế hiện nay các doanh nghiệp thêu tay ở Quất Động không những duy trì được với những thị trường truyền thống mà còn mong muốn tiép tục đưa sản phẩm thêu của mình đến những thị trường mới.

Là một làng nghề có 70% hộ làm thêu thế nhưng thu nhập từ làm thêu không đủ khả năng giữ chân nhiều lao động trong làng. Bên cạnh đó nhiều sản phẩm Quất Động không thể mang tên của làng mà vẫn phải mang một tên

khác, điều đó minh chứng cho việc Quất Động chưa tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Trong thời đại hội nhập kinh tế thế giới và hội nhập WTO, muốn không thua thiệt thì Quất Động phải tiến tới hội nhập sâu và rộng hơn nữa và nền kinh tế quốc tế. Học tập và nghiên cứu các công ty lớn về ngành thêu ở Việt Nam như XQ Đà Lạt, Nhật Bản, Trung Quốc…đào tạo nâng cao tay nghề thợ.

Trước những khó khăn và thách thức đang đặt ra, làng nghề có nắm lấy thời cơ và vượt qua thách thức hay không? Làng nghề chỉ còn biết phụ thuộc vào cái tâm với nghề và sự nỗ lực của nhà sản xuất kinh doanh Quất Động hôm nay và mai sau.

5.2. Kiến nghị

- Cải thiện môi trường cạnh tranh.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh ngiệp hàng thủ công mỹ nghệ có tiềm lực nhỏ như ở Quất Động gặp khó khăn vì vậy nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý ổn định, tạo điều kiện cho sản xuất của người dân và doanh nghiệp.

- Có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Thu hút vốn đầu tư.

Khó khăn lớn của các doanh nghiệp Quất Động chính là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất,, vì vậy nhà nước cần khuyến khích các hình thức đầu tư vốn vào Quất Động như hỗ trợ cho vay vốn từ ngân hàng nhà nước lãi xuất thấp và thời gian thu hồi vốn lâu, vốn ODA cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thơn, hỗ trợ đào tao các lớp nâng cao tay nghề thợ thêu, xây dựng nhà giới thiệu sản phẩm, bến bãi, khu du lịch làng nghề…

- Chính sách thuế phù hợp, giảm thiểu thuế thu nhập xuống do các doanh nghiệp Quất Động là doanh nghiệp nhỏ.

Hi vọng những phương hướng mục tiêu giải pháp trên đây sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế Quất Động ngày càng phát triển. Tuy nhiên để thực hiện tốt những giải pháp trên cần sự hỗ trợ của nhà nước và các cơ quan chức năng. Sự phát triển mới của Quất Động phát huy vai trò của nó với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, đưa đất nước phát triển vững trong thời kỳ hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

•Phạm Côn Sơn – Làng nghề truyền thống Việt Nam ( NXB Văn hóa

Dân tộc 2004).

•Mai Thế Hiền – Phát triển làng nghề thủ công truyền thống trong quá trình CNH – HĐH ( NXB Chính trị Quốc gia 2003 ).

•Nguyễn Hương Giang - Nghề gốm sứ ở xã Bát Tràng trong thời kỳ

chuyển sang KTTT ( Luận văn tốt nghiệp: LV-Đ/232- Thư viện khoa Địa lý- ĐHSPHN).

•Các trang web truy cập:

https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20071028224450AAkiIme http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A5t_%C4%90%E1%BB%99ng http://www.doko.vn/ http://www.theu.com.vn/tin-tuc/14-lang-nghe-theu-tay-truyen-thong-quat- dong.html http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=137 http://mytour.vn/location/1510-lang-theu-ren-quat-dong.html

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ XÃ VIÊN

Mẫu số:………….. Ngày.…Tháng….Năm 2014

Xin chào Ông/bà! Tôi tên là:……….. sinh viên khoa kinh tế & PTNT thuộc trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội hiện đang thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Quất Động. Tôi đang tiến hành nghiên cứu và tiếp xúc với bà con xã viên để tìm hiểu về tình hình làng nghề thêu ren trong nhưng năm gần đây.

A. THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG HỘ

Họ & tên người được phỏng vấn:……….. Địa chỉ: Thôn Quất Động xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội

1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

2. Tuổi:…………

3. Xin vui long cho biết trình độ văn hóa của chủ hộ gia đình ông/bà?

1. Cấp 1 2. Cấp 2 3. Cấp 3

4. Trung cấp 5. Cao đẳng 6. Đại học

4. Gia đình ông bà có bao nhiêu người? ……….(người) 5. Tổng số lao động tham gia sản xuất thêu ren ?...(người) 6. Lao động gia đình?...(người) Lao động thuê?...(người) 7. Ông/bà tham gia sản xuất những loại sản phẩm nào?

……… 8. Số lượng sản phẩm làm ra được bình quân trong 1 tháng? ………(bộ hoặc m2)

9. Giá bán mỗi loại sản phẩm? …….

10. Hiện nay hộ có áp dụng công nghệ kỹ thuật nào vào trong sản xuất hàng thêu không?

1. Có 2. Không

11. Sản phẩm được bán cho ai?

1. Du khách 3. Trung gian 5. Siêu thị 2. Đại lý 4. Xuất khẩu

12. Những khó khăn và thuận lợi ông/bà gặp phải trong quá trình tiêu thụ hàng thêu? Các mặt 1. Rất khó khăn 2. Khó khăn 3. Bình thường 4. Thuận lợi 5. Rất thuận lợi

1. Đầu ra cho sản phẩm

2. Giá bán

3. Phương tiện vận chuyển

4. Thông tin thị trường 5. Các vấn đề khác (nêu rõ)… 13. Những ý kiến đóng góp khác: ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Mã số phiếu………… PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ XÃ Ngày.…Tháng….Năm 2014 I. Tình hình chung STT Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 Ghi chú 1 Tổng số xã dân số Người 2 Trình độ học vấn Tiểu học Người

Trung học cơ sở Người

Trung học phổ thông Người

Không biết chữ Người

3 Trình độ chuyên môn

Trung cấp Người

Cao đẳng Người

Đại học Người

Sau Đại học Người

Chưa qua đào tạo Người

II. Tình hình về làng nghề trong xã

1. Số lao động toàn xã là bao nhiêu? ……người

2. Tổng giá trị thu nhập của làng nghề trong các năm 2011, 2012, 2013.? ………..

3. Số sản phẩm làm ra của toàn xã 2011, 2012, 2013 ? ……….. 4. Thị trường tiêu thụ của làng nghề ?

Bán trong nước đinh các tỉnh thành phố nào?... Xuất khẩu ra nước ngoài là sang nhưng nước nào?...

5. Tình hình cơ sở hạ tầng? ( điện đường, trường, trạm, thủy lợi, giáo dục) ………

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thêu tay Quất Động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w