0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm trong làng nghề

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THÊU TAY QUẤT ĐỘNG TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI (Trang 61 -70 )

a. Tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện nay

Hiện nay các sản phẩm thêu ren đã có măt trên nhiều miền tổ quốc, không chỉ trong nước mà sang cả các thị trường trên thế giới.

* Theo địa phương:

- Thị trường nội địa: Chiếm 15% lượng hàng và 15-20% lợi nhuận vì vật Quất Động hiện nay cũng có nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường này. Sản phẩm thêu ren được phân bố rộng rãi trên thị trường, cụ thể là ở một số tỉnh thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tp Hồ Chí Minh ...

- Thị trường quốc tế:

Sản phẩm của Quất Động có mặt ở nhiều khu vực trên thế giới và chiếm 85% số lượng hàng, được xuất khẩu sang nhiều nước. Riêng về mặt hàng xuất khẩu, tiềm năng sản xuất của làng nghề là rất lớn. Xuất khẩu đang là hướng đi chính của làng nghề hiện nay. Các thị trường xuất khẩu chính:

Châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản.

Châu Âu: Hà Lan, Bỉ, Ý, Pháp, Anh, Thuỵ Điển. Châu Mỹ: Hoa Kỳ.

Việc xuất khẩu này nếu như trước đây chủ yếu là xuất khẩu qua con đường uỷ thác qua công ty xuất nhập khẩu trên Hà Nội, thì ngày nay các doanh nghiệp đang đưa trực tiếp sản phẩm của mình ra cảng để xuất đi. Tuy vậy việc xuất khẩu vẫn qua khâu trung gian là chủ yếu, mà vẫn chưa trực tiếp đến tay khách hàng. Thị trường chủ yếu trên cũng là thị trường đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho Quất Động chiếm tỷ lệ từ 85-90%.

Trong năm 2013 và 2014 các doanh nghiệp Quất Động đang tìm kiếm thị trường mới, xâm nhập sâu vào thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, đòi hỏi độ tinh xảo, chất lượng chỉ đẹp, độ bền, pha màu hài hoà, đặc biệt là vệ sinh công nghiệp đời hỏi rất cao. Nếu Quất Động có thể thâm nhập được thị trường này thì phải có đầy đủ nguồn lực, tức là phải nâng cao được chất lượng sản phẩm. Vì đây là thị trường đầy tiềm năng.

Làng nghề Quất Động vẫn đang tiếp tục duy trì những thị trường cũ và tìm kiếm thị trường mới cho mình. Nhiều mặt hàng như ga gối được xuất khẩu ổn định.

Tuy vậy Quất Động bị cạnh tranh nhiều bởi các đối thủ cùng ngành trong nước như các công ty lớn: XQ Đà Lạt, thêu Ninh Bình …và hàng thêu của nước ngoài như Trung Quốc.

Bảng 4.6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm thêu Quất Động trong nước và ngoài nước. Năm TT 2011 2012 2013 Ngoài nước 91% 87% 85% Trong nước 9% 13% 15%

BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG THÊU THEO THỊ TRƯỜNG

Qua bảng số liệu và biểu đị chúng ta thấy tỷ trọng tiêu thụ trên thị trường nước ngoài có xu hướng giảm nhẹ. Xét về tổng thể thì tỷ trọng hàng xuất khẩu nước ngoài giảm, do các thị trường nước ngoài thắt chặt hơn chất lượng sản phẩm làm cho tiêu thụ trên thị truờng này giảm đi.

Bên cạnh đó, những năm gần đây do sự khủng hoảng kinh tế đã làm cho nhu cầu tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và quốc tế đều giảm

Đây không phải là khó khăn của riêng Quất Động mà là khó khăn chung của tất cả hàng thủ công mỹ nghệ nước ta hiện nay.

* Theo hình thức tiêu thụ:

Sản phẩm thêu ren Quất Động có truyền thống lâu đời cần phải duy trì, phát triển và bảo tồn. Làng nghề Quất Động được truyền từ đời này sang đời

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 trong nước Nước ngoài

khác. Do vậy làng nghề cần trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm ngay tại nơi sản xuất để quảng bá sản phẩm của mình tại chính làng làng nghề. Bên cạnh đó để phát triển thị trường làng nghề đã tổ chức bán tại các hội chợ, đại lý, trung tâm thương mại lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tp Hồ Chí Minh ...

Luồng tiêu thụ sản phẩm tương ở làng nghề Quất Động.

Sản phẩm của làng nghề sau khi sản xuất ra một phần hộ sản xuất tự tiêu thụ như bán lẻ. Hầu hết là các hộ sản xuất bán cho các nhà mua buôn, các đại lý, siêu thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh… Một phần được bán tại các hội chợ. Qua các khâu trung gian sản phẩm làng nghề được đưa tới các thị trường trong nước và nước ngoài.

Có nhiều bên tham gia mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Thực tế cho thấy để đến tay người tiêu dùng sản phẩm của làng nghề phải qua nhiều khâu. Hoạt động tiêu thụ được chuyên môn hoá theo luồng làm cho khả năng tiêu thụ tăng lên. Tuy nhiên trải qua nhiều khâu tiêu thụ làm gia tăng khoảng cách giữa người sản xuất và thị trường mặt khác làm giảm thu nhập của người sản xuất.

Tự tiêu

thụ

Các cơ sở thêu ren trong làng nghề

Hội chợ

Xuất khẩu SP làng

nghề ra nước ngoài

Người bán lẻ ở các cửa hàng

Các DN, đại

lý, siêu thị,

h i ộ chợ…. nhân tiêu thụ

Nhà bán

buôn trong

nước

Bán lẻ cho các cá nhân trong nước và khách du lịch

nước ngoài...

+ Thị trường người tiêu dùng: Đây là các cá nhân, hộ gia đình tập thể mua để phục vụ đời sống như là trang trí: Thị trường này chiếm 2% lượng hàng chủ yếu là ga, gối, túi, ví thời trang…

+ Thị trường các nhà sản xuất : Đó là các công ty, đơn vị , nhà hàng, khách sạn. Mặc dù số lượng thị trường này ít nhưng đây là thị trường tiềm năng nội địa để Quất Động chú trọng khai thác. Đây là thị trường đa số dùng chăn, ga, gối đệm và các sản phẩm tranh trưng bày, các sản phẩm tranh trưng bày, các sản phẩm trang trí. Tỷ lệ ở thị trường này chiếm khoảng 1% lượng hàng.

+ Thị trường các nhà buôn bán trung gian: Chiếm 13% sản phẩm, thị trường nay đều là các nơi du lịch chủ yếu là Tam Cốc-Bích Động-Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Lạt, Hà Nội. Trong đó thị trường TP. Hồ Chí Minh là chủ yếu.

Bảng 4.7. Số lượng đại lý, siêu thị, cửa hàng bán sản phẩm thêu ren của làng nghề qua 3 năm (2011 - 2013) Năm Kênh 2011 2012 2013 Đại lý 352 360 355 Siêu thị 16 18 18 Cửa hàng 460 468 464

Số lượng các đại lý, siêu thị, cửa hàng bán lẻ tiêu thụ sản phẩm thêu ren trong ba năm (2011 - 2013) như sau: Số lượng đại lý được tăng lên qua các năm. Năm 2011 có 352 đại lý đến năm 2013 tăng lên là 355 đại lý. Riêng siêu thị năm 2011 so với năm 2013 là không tăng và chỉ có 18 siêu thị. Số lượng cửa hàng bán tương nhìn chung tăng nhưng không đáng kể, sự tăng giảm cũng rất thất thường năm 2007 có 468 cửa hàng đến năm 2008 chỉ còn 464 cửa hàng.

Bảng 4.8: Bảng giá bán các loại tranh của làng.

Loại tranh Tranh phong

cảnh Tranh mĩ thuật Tranh chân dung

Giá bán 1 đến 5 triệu 3 đến 5 triệu 10 đến 20 triệu

Nguồn: số liệu điều tra

Giá bán các sản phẩm thêu ren khá đa dạng, phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng và độ tỉ mẩn của đường thêu. Cụ thể, tranh thêu phong cảnh có giá từ 1 – 5 triệu đồng; tranh mĩ thuật dao động trong khoảng 3 – 5 triệu đồng; các sản phẩm thêu túi sách, áo dài dao động trong khoảng vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Trong đó, đắt nhất vẫn là tranh thêu chân dung, dao động trong khoảng 10 – 20 triệu đồng.

b. Vấn đề thị trường và tiêu thụ sản phẩm thời kỳ sắp tới

Trong những năm sắp tới, áp lực cạnh tranh từ quốc tế sẽ là thách thức lớn nhất với các nhà sản xuất trong nuớc. Việt Nam mở cửa thị trường đòi hỏi nền kinh tế phải có những điều chỉnh.

Hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường xuất khẩu của các sản phẩm thêu ren Quất Động được mở rộng. Đây vừa là cơ hội vừa thách thức lớn với làng nghề bởi lẽ trong xu thế hội nhập những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm rất khắt khe. Nếu các cơ sở sản xuất không thay đổi kịp sẽ nhanh sẽ bị đào thải bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng thêu Trung Quốc. Tình trạng làm ẩu, làm hàng kém chất lượng còn tồn tại trong làng nghề. Nhiều thợ thủ công có sức ỳ lớn trong việc cải tiến mẫu mã làm hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm. Công tác đăng ký thương hiệu, thiết kế cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, kiểu dáng cơng nghiệp còn rất hạn chế.

Trong quá trình phân hoá, chọn lọc, có hộ và cơ sở sản xuất sẽ phát triển, có những hộ sản xuất sẽ chững lại trước thị trường khi đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng.

Thị trường đầu vào cho làng nghề cũng khó khăn, các sản phẩm của làng nghề chủ yếu là chăn, ga giường. Nhưng nguồn nguyên liệu trong nước không đủ khả năng và điều kiện cung cầp vải cỡ khổ lớn. Vì vậy mà Quất Động phải

nhập vải ngoại nên giá thành sản phẩm cao. Khi đó sẽ bị cạnh tranh mạnh bởi hàng Trung Quốc giá rẻ.

Mặt khác do công nghệ giặt tẩy còn hạn chế mà việc xâm nhập sâu vào các thị trường kĩ tính trong thời gian sắp tới là rất khó khăn nếu như làng nghề không tìm cách nâng cao vệ sinh công nghiệp cho sản phẩm.

Hiện nay vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn là vấn đề nan giải của làng nghề thêu Quất Động. Tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh tình hình tiêu thụ sản phẩm còn chậm, thị trường còn hạn hẹp do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến công tác tiếp thị chưa tốt.

Hiện nay Quất Động tìm cách mở rộng thị trường nhưng trên thực tế nhiều công ty của Quất Động bị huỷ bỏ nhiều hợp đồng do việc nghiên cứu thị trường chưa kỹ, đặc biệt là các thị trường kĩ tính. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Quất Động song song với việc mở rộng thị trường thì thực hiện công tác nghiên cứu thị trường về mạng lưới cung, cầu, các mạng lưới tiêu thụ sản phẩm sẽ làm cho các doanh nghiệp làm chủ tình hình thị trường. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp Quất Động chưa làm được điều đó, chỉ một vài công ty lớn thực hiện. đây là một yếu tố tiền đề cho mở rộng thị trường của Quất Động.

Quất Động đang nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khác nhau. Các sản phẩm tiêu thụ nhiều nhất là chăn, ga, gối, đệm…Quất Động đang cố gắng cải tiến công nghệ xử lý độ trắng, bóng, khi giặt và vệ sinh công ngiệp để thâm nhập thị trường kĩ tính. Trên thực tế sản phẩm chưa đáp ứng đối tượng khách hàng đặc biệt là khách hàng tranh thêu và thị trường khĩ tính, mặt khác do phụ thuộc vào nguồn vốn, nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ nên các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình trong làng bị chi phối và khống chế về giá cả, kỳ hạn thanh toán.

Bảng 4.9 Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ điều tra qua 3 năm.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

SX chuyên Kiêm SXNN SX chuyên Kiêm SXNN SX chuyên Kiêm SXNN

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) Chỉ tiêu kết quả 1. Tổng giá trị SX (GO) 43,7 100 35,9 100 47,5 100 40,9 100 52,1 100 47,1 100 - Nông nghiệp 4,1 9,4 6,4 17,8 4,3 9,1 7,0 17,1 4,6 8,8 7,4 15,7 - Nghề thêu ren 39,6 90,6 27,1 75,5 43,2 90,9 31,2 76,3 47,5 91,2 36,1 76,6 - Khác 0 0 2,4 6,7 0 0 2,7 6,6 0 0 3,6 7,6 2. Tổng chi phí 23,5 100 18,7 100 25,5 100 21,4 100 27,9 100 25,2 100 - Nông nghiệp 2,2 9,4 2,5 13,3 2,4 9,4 2,9 13,6 2,7 9,7 3,3 13,1 - Nghề thêu ren 21,3 90,6 14,9 79,7 23,1 90,6 17,1 79,9 25,2 90,3 19,8 78,6 - Khác 0 0 1,3 7,0 0 0 1,4 6,5 0 0 2,1 8,3 3. Thu nhập 20,2 100 17,2 100 22,0 100 19,5 100 24,2 100 21,9 100

(MI) - Nông nghiệp 1,9 9,4 3,9 22,7 1,9 8,6 4,1 21,0 1,9 7,9 4,1 18,7 - Nghề thêu ren 18,3 90,6 12,2 70,9 20,1 91,4 14,1 72,3 22,3 92,1 16,3 74,4 - Khác 0 0 1,1 6,4 0 0 1,3 6,7 0 0 1,5 6,8

Qua số liệu bảng phân tích ta thấy giá trị sản xuất từ nghề thêu ren của hộ trong các làng nghề chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm.

Trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã, các hộ chuyên sản xuất đạt giá trị sản xuất từ nghề thêu ren cao hơn so với các hộ kiêm sản xuất nông nghiệp, năm 2007 giá trị sản xuất từ nghề thêu ren của các hộ chuyên sản xuất bình quân chiếm 91,2% tổng giá trị sản xuất, của các hộ kiêm sản xuất nông nghiệp và ngành nghề khác chiếm 76,6% tổng giá trị sản xuất của hộ.

Bảng 4.10: Sản lượng sản phẩm thêu ren ở làng nghề thêu ren xã Quất Động qua các năm (bo)

TT Loại SP ĐV Sản lượng sản phẩm qua các năm

2011 2012 2013

1 Hàng thêu bộ 197800 236300 282500

2 Hàng ren m2 27400 32800 39300

Nguồn: UBND xã Quất Động

Năm 2011, làng nghề thêu ren của xã mới sản xuất được 197.800 bộ hàng thêu và 27.400 m2 hàng ren thì đến năm 2013 các làng nghề đã sản xuất ra 282.500 bộ hàng thêu và 39.300 m2 hàng ren . Sự gia tăng liên tục về mặt sản lượng sản phẩm thêu ren những năm gần đây là do các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng lên của thị trường đối với các sản phẩm thêu ren.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THÊU TAY QUẤT ĐỘNG TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI (Trang 61 -70 )

×