Phương pháp xử lý thông tin số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thêu tay Quất Động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 50 - 94)

3.2.4. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế.

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả.

Sử dụng các số liệu thu thập được để phân tích theo góc độ kinh tế xã hội sau đó tổng hợp để thấy được xu thế phát triển của hiện tượng.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.

3.2.3.2. Phương pháp dự báo.

- Phương pháp dự báo nhằm mục đích xác định phưong hướng phát triển sản xuất tương trong thời gian tới. Dựa vào tình hình thực tế về điều kiện, khả năng phát triển sản xuất cũng như diễn biến thị trường tiêu thụ để đề ra phương hướng phát triển

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Các chỉ tiêu thể hiện qui mô làng nghề.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh: Tổng giá trị sản phẩm (GO)

Chi phí trung gian (IC) Giá trị gia tăng (VA) Thu nhập hỗn hợp (MI)

Tỷ suất giá trị sản xuất (GO/IC) Tỷ suất giá trị gia tang (VA/IC) Tỷ suất thu nhập hỗn hợp (MI/IC) VA, MI/công lao động gia đình

3.2.6. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những từ cái đầu tiên của các từ tiến Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh.

Muốn phân tích mô hình SWOT chú trọng vào môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài. Hãy tưởng tượng mô hình SWOT của bạn có cấu trúc như bảng sau:

- Môi trường bên trong: (STRENGTH) Điểm mạnh + (WEAKNESS) Điểm yếu.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề Quất Động.

4.1.1. Phân tích hiện trạng làng nghề

Việc phát triển nghề thêu ở Quất Động cho người lao động. Do đặc điểm nghề thêu là công việc nhẹ, không cần nhiều sức lao động mà chỉ cần đức tính cần cù, đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo. Thu nhập nghề thêu của Quất Động chiếm khoảng 66% thu nhập của làng. Cả làng có khoảng có khoảng 420 hộ thị có 90% số hộ có làng nghề thêu. Bình quân mỗi người thợ có 1.5 triệu – 3 triệu đồng trên tháng . Đây là một mức thu nhập khá cao so với vùng thuần nông .

Hiện nay, nghề thêu không còn phát triển như trước. Cả làng chỉ còn vài chục hộ gia đình còn làm nghề thêu và có rất ít hộ gia đình có thu nhập chính từ nghề thêu. Theo cụ Trịnh Kiều – làng Quất Động, làng nghề đã bị mai một nhiều do thu nhập từ nghề thêu thấp lại không ổn định nên nhiều thợ thêu đã bỏ nghề để làm nông nghiệp hoàn toàn hoặc chuyển sang nghề khác. Thu nhập bình quân hiện nay của một thợ thêu là khoảng 3 triệu đồng. Vì vậy người dân làng Quất Động trong đó có các thợ thêu đã đi làm công nhân tại cụm công nghiệp Quất Động. Theo lời cô Hoàng Thị Khương 46 tuổi, hiện nay không còn cơ sở thêu lớn nào chỉ có các xưởng thêu 3-5 thợ hoạt động dựa trên nhiều nguồn hàng mà khách hàng đến đặt một số thợ thêu vẫn còn hoạt động đơn lẻ và nhận thêu “hàng rối”. Các sản phẩm thêu hiện nay chủ yếu là thêu tranh phong cảnh, chân dung, thêu bắt vàng (thêu chỉ kim tuyến trên nền vải nhung đỏ)… để phục vụ mục đích trang trí, thưởng thức nghệ thuật. Các sản phẩm thêu như lọng, phướn, họa tiết áo kimono, ga trải giường, các loại túi sách… không còn được thêu nhiều và chỉ thêu khi có khách hàng đặt thêu. Các sản phẩm thêu được thực hiện trên nền vải cotton, lụa tơ tằm là chính, ít có các sản phẩm thêu trên nền da, nỉ, dạ, len...

Ở làng Quất Động, gia đình cô Hoàng Thị Khương có truyền thống ba đời làm nghề thêu. Ông của nghệ nhân từng là thợ thêu, sau đó mang các sản phẩm thêu ra Hà Nội bán. Tiếp đến là mẹ cô - cụ Bùi Thị Hánh, 74 tuổi đã bắt đầu thêu từ năm hơn 10 tuổi. Đến năm hơn 60 tuổi, do mắt kém cụ mới nghỉ thêu. Nghệ nhân Hoàng Thị Khương cũng thêu từ lúc hơn 10 tuổi đến nay đã được hơn 30 năm. Tuy nhiên , thế hệ con cháu của nghệ nhân này không còn ai nối nghiệp thêu nữa. Các bạn trẻ tuổi đời khoảng 20 đều đi học các trường Cao đẳng, Đại học, các trường dạy nghề hay đi làm nghề khác, không còn ai nối nghiệp thêu nữa.

Làng nghề thêu bắt nguồn từ làng Quất Động nhưng đến nay không còn phát triển như trước. Nghề thêu được truyền sang một số vùng lân cận và ngày càng phát triển hơn làng Quất Động như làng thêu Nguyên Bì, Lưu Xá- xã Quất Động, làng thêu Đào Xá, Hướng Xá, Khoái Nội- xã Thắng Lợi- huyện Thường Tín- Hà Nội.

Làng Quất Động được tỉnh Hà Tây cũ công nhận là làng nghề năm 2001. Năm 2004, sở Du lịch Hà Tây cũ đã quyết định đưa làng nghề thêu thủ công truyền thống Quất Động trở thành điểm du lịch làng nghề. Làng nghề đã có du khách đến thăm, tuy nhiên còn rất ít. Hiện nay, cơ sở vật chất kĩ thuật và các dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch cũng chưa có. Thỉnh thoảng mới có khách du lịch nước ngoài đến thăm, mua và đặt sản phẩm thêu. Họ chủ yếu đi theo nhóm lẻ từ 2 đến 3 người, có người phiên dịch đi theo. Thời gian lưu trú của khách cũng không lâu, chủ yếu chỉ thăm một vài gia đình sản xuất hàng thêu có tiếng. Chi tiêu của khách cũng rất ít, hầu hết chỉ mua các sản phẩm có giá trị từ vài trăm nghìn đến một vài triệu đồng. Lâu lâu cũng có khách du lịch nước ngoài đến mua hoặc đặt hàng các sản phẩm có giá trị cao.

Nếu không có những biện pháp nhằm phát triển và khác tiềm năng của làng nghề thêu Quất Động thì nghề thêu sẽ ngày càng bị mai một và có nguy cơ bị thất truyền.

4.1.2. Số lượng, quy mô của làng nghề

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - thương mại đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, đời sống của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện.

Bảng 4.1: Giá trị sản xuất của các làng nghề thêu ren xã Quất Động qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

STT Tên làng Giá trị sản xuất qua các năm

2011 2012 2013

1 Quất Động 5040 6011 6050

2 Quất Tỉnh 3125 3250 3515

3 Lưu Xá 2165 2875 3013

Giá trị sản xuất sản phẩm thêu ren của các làng nghề những năm gần đây liên tục tăng lên. Trong đó làng Quất Động đạt giá trị sản xuất cao nhất. Ví dụ như năm 2011, Làng Quất Động có giá trị sản xuất ngành thêu cao hơn Quất Tỉnh là 1915 triệu đồng và cao hơn làng Lưu Xá là 2875 triệu đồng. Qua các năm, cả 3 làng trong xã đều có mức tăng về giá trị sản xuất ngành thêu nhưng mức tăng còn chậm. thôn Quất Động có mức tăng giá trị bình quân qua các năm là 9.65%, thôn Quất tỉnh là 6% và thôn Lưu Xá là 7.4%

Theo số liệu điều tra của ủy ban nhân dân xã Quất Động, tính đến 1/07/2011 làng Quất Động có 90 hộ trên 176 hộ tham gia sản xuất thêu ren chiếm 51.14%. Các hộ có thu nhập dao động từ 450 nghìn đồng đến 7 triệu đồng.

Trên địa bàn làng nghề thêu tay Quất Động có khoảng 15 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động. mang lại công ăn việc làm và thu nhập khá ổn định cho nhiều người dân.

nhiên, số người trong làng nghề tham gia vào hiệp hội thêu ren Hà Nội khá nhiều. Năm 2007, Hiệp hội Thêu ren Hà Nội được thành lập, đã tập hợp được hầu hết các hộ làm nghề thêu ở các làng nghề ở huyện Thường Tín và các huyện Mỹ Đức, huyện Phú Xuyên... Ý thức được giá trị của việc xây dựng và phát triển thương hiệu tập thể, từ năm 2008, Hiệp hội Thêu ren Hà Nội đã xây dựng thương hiệu tập thể của ngành thêu ren và phổ biến cho các hội viên hiệp hội đăng ký tham gia. Các nghệ nhân có điều kiện tập trung vào các sản phẩm độc đáo, phát triển tư duy sáng tạo, nâng cao tay nghề. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, thương hiệu tập thể có thêm lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh doanh; uy tín hàng hóa và sản phẩm được nâng cao. Ngoài ra, khách hàng có cơ hội được tiếp cận với những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các doanh nghiệp, cá nhân sau khi đăng ký tham gia thương hiệu tập thể sẽ được Hiệp hội kiểm tra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân đó. Nếu bảo đảm yêu cầu về chất lượng, bên cạnh thương hiệu riêng, những sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được dán nhãn, gắn lô-gô thương hiệu tập thể của nghề thêu Hà Nội. Hiện, Hiệp hội đang đẩy nhanh việc thành lập ban quản trị thương hiệu và xúc tiến thương mại, khuyến khích hội viên đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm của các đơn vị, Hiệp hội thành lập một ban kiểm tra, thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng các sản phẩm, nâng cao giá trị và bảo đảm chất lượng của sản phẩm nhằm bảo vệ uy tín và phát triển thương hiệu chung. Xây dựng thương hiệu tập thể cho một số nghề thủ công, trong đó có nghề thêu là một hướng đi đúng trong bối cảnh hiện có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công, cần sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp, cá nhân làm nghề thêu.

Bảng 4.2Thực trạng về lao động trong xã Quất Động trong 3 năm (2011 - 2013) Năm 2011 2012 2013 SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Tổng số LĐ trong làng nghề 4078 100 4030 100 4150 100 LĐ của hộ làng nghề thêu ren 524 12,85 530 13,15 515 12,41

LĐ thuê ngoài của

hộ 874 21,44 770 19.11 911 21,95

LĐ kiêm SX của hộ 513 12,58 500 12,41 520 12,53

LĐ chuyên SX hộ 585 14,34 511 12,68 600 14,46

LĐ không SX thêu

ren 1582 38,79 1719 42,65 1604 38,65

Tổng lao động trong làng nghề năm 2011 là 4078 lao động trong đó lao động tham gia vào hoạt động sản xuất thêu ren là 2496 lao động chiếm 61,20% (524 lao động là lao động trong hộ chiếm 12,85% lao động trong cả làng nghề, 874 lao động sản xuất đi thuê ngoài chiếm 21,44% lao động trong cả làng nghề). Trong số những lao động tham gia hoạt động sản xuất thêu ren trong làng nghề thì có 585 lao động là lao động kiêm chiếm 14,34% lao động trong cả làng nghề và có 585 lao động chuyên sản xuất tương chiếm 14,34% lao động trong toàn làng nghề. Số lao động trong làng nghề không sản xuất thêu ren là 1582 lao động chiếm 38,79% lao động trong làng nghề.

Năm 2012, số lao động tham gia hoạt động sản xuất thêu ren là 2311 lao động chiếm 57,34% lao động trong cả làng nghề trong đó lao động đi thuê là 770 lao động chiếm 19,11% và lao động của hộ là 530 lao động chiếm 13,15%, lao động kiêm là 500 lao động chiếm 12,41%, lao động chuyên là 511 lao động chiếm 12,68%. Lao động không làm thêu là 1719 lao động chiếm 42,65%.

Tổng số lao động trong làng nghề năm 2013 là 4150 lao động, trong đó lao động không sản xuất thêu ren là 1604 lao động chiếm 38,65%; số lao động sản xuất thêu ren là 2546 lao động chiếm 61,34% (lao động thuê là 911 lao động chiếm 21,95% lao động trong làng nghề, lao động của hộ là 515 lao động chiếm 12,41% lao động trong làng nghề; số lao động kiêm là 520 lao động chiếm 12,53% lao động trong làng nghề và số lao động chuyên sản xuất thêu ren là 600 lao động chiếm 14,46% lao động trong làng nghề).

4.1.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề

Bảng 4.3: Tình hình sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất hàng thêu ren năm 2013 của xã Quất Động

TT Hình thức tổ chức sản xuất Số lao động (người) Cơ cấu (%)

1 Hộ gia đình 4078 63.8

2 Công ty TNHH 350 5.47

3 Doanh nghiệp tư nhân 358 5,6

4 Hợp tác xã thêu ren 60 0,94

5 Hình thức khác (tổ hợp tác) 1549 24,21

Tổng 6.395 100

Nhìn chung các cơ sở sản xuất sản phẩm thêu ren ở các làng nghề của xã có quy mô lao động còn nhỏ, tỷ lệ số hộ, cơ sở sử dụng nhiều lao động cũng khá thấp; tỷ lệ hộ có trên 10 lao động chiếm 6%; tỷ lệ số cơ sở có trên 50 lao động là 18%, trên 100 lao động là 9%.

Một thực tế tại các làng nghề thêu ren ở xã Quất Động là phần lớn lao động làm nghề thêu ren xuất thân từ nguồn lao động nông nhàn ở các gia đình, do vậy trình độ văn hoá kỹ thuật của lao động ở đây là tương đối thấp, chất lượng lao động trong các làng nghề thêu ren còn nhiều hạn chế

Mặc dù chất lượng lao động và trình độ lao động chuyên môn kỹ thuật của người lao động và chủ cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu ren ở xã còn thấp, nhưng chính quyền xã và người dân đã có những giải pháp tích cực nhằm bảo tồn và phát triển nghề thêu ren truyền thống lâu đời của vùng.

4.1.5. Vốn và nguồn vốn trong làng nghề

Vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề, nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh ở làng nghề ngày càng lớn. Các nguồn vốn chủ yếu ở làng nghề hiện nay gồm có vốn tự có và vốn vay trong sản xuất không thể dựa hoàn toàn vào vốn tự có lượng vốn này là nhỏ so với yêu cầu của sản xuất kinh doanh như mua máy móc, thiết bị sản xuất mở rộng sản xuất nhà xưởng do vậy phải đi vay vốn. Vốn vay có nhu cầu ngày càng tăng, việc đầu tư, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải có vốn đầu tư do vậy phải vay vốn, vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển làng nghề.

Nguồn vốn cũng là yếu tố tác động đến mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Quất Động. Thế nhưng làng nghề hiện nay khó khăn về vốn cho sản xuất. Nguyên nhân là các hộ gia đinh, các cơ sở sản xuất trong làng nghề không đủ tài sản thế chấp, vay vốn ngân hàng cũng khó. Lãi suất ngân hàng còn khá cao so với lãi suất kinh doanh nên ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Mặt khác do thiếu vốn nên các các cơ sở sản xuất khơng có điều kiện để đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ mới. Điều đó không chỉ làm giảm năng suất lao động xã hội mà cịn gây ơ nhiễm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người lao động và dân cư nông thôn.

Thiếu vốn là vấn đề nan giải nhất, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các DN đều rơi vào vòng luẩn quẩn do thiếu vốn: thiếu vốn để đổi mới kỹ thuật, công nghệ, cho nên tính cạnh tranh của sản phẩm thấp, khĩ chiếm lĩnh được các thị trường khĩ tính như Nhật Bản…đặc biệt hiện nay khi mà Việt

Nam hội nhập WTO, co nhiều đối thủ cạnh tranh thì vấn đề vốn cho các DN, cơ sở sản xuất là rất quan trọng đê nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bảng 4.5 Quy mô vốn bình quân của các cơ sở sản xuất năm 2013

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thêu tay Quất Động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 50 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w