Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thêu tay Quất Động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 49 - 50)

Thu thập các số liệu có liên quan đến nghề thêu tay trên địa bàn xã Quất Động để từ đó đánh giá thực trạng của làng nghề một cách chính xác khách quan bao gồm cả số liệu sơ cấp lẫn thứ cấp.

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (các tài liệu, giáo trình, sách báo, luận án, internet...), có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (điều tra các điểm và hộ). - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA).

PRA là phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn bao gồm một loạt các cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để tìm ra phương sách, giải pháp. Từ đó lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhằm cải thiện đời sống của cộng đồng nông thôn; là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp hệ thống các công cụ nghiên cứu. Thông qua các công cụ này người nghiên cứu và người dân cùng phát hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, phối hợp thực hiện và cùng rút ra những bài học kinh nghiệm phổ cập. Qua PRA người nghiên cứu phổ cập có thể học hỏi từ người dân, đồng cảm với người dân, là người cộng tác làng cốt giúp cộng đồng nông thôn phát triển.

Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ PRA. - Thu thập tài liệu có sẵn.

- Tạo mối quan hệ.

- Làm việc với nhóm sở thích.

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt. Trong phỏng vấn linh hoạt, người nghiên cứu phải có một số câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Và bao nhiêu?

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thêu tay Quất Động tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Trang 49 - 50)